Thu Kỳ,
Từ trước cứ nghĩ trang mạng CVNN cũng giống nhiều trang mạng khác, chỉ đăng những bài nói về trường lớp, thầy và bạn nên không gởi bài. Nay biết trang đề cập đến nhiều điều. Gởi bài nay mong trang mạng đăng lên để góp phần thêm hoa lá. Ongtampy.
BẾN XUÂN-CÂU CHUYỆN TÌNH.
Bến Xuân là tên một ca khúc từ
lâu tôi ưa thích nhưng không biết câu chuyện tình ẩn ở bên trong. Vào trang
Chim Về Núi Nhạn đọc bài “Bến Xuân-Mối Tình Câm của nhạc sĩ Văn Cao” của
Đoàn Minh Hùng, tôi mới nhận ra một câu chuyện tình lãng mạn. Thưởng thức ca
khúc bây giờ trở nên tăng lên gấp bội bỡi câu chuyện tình chàng và nàng. Nhà
chàng ở bến sông, sơn thủy hữu tình, có chiếc cầu soi nước. Nàng đến với
chàng chỉ có mỗi một lần nhưng họ yêu nhau đắm đuối. Họ dìu nhau rong chơi
trong khung cảnh hữu tình với chim muôn sông nước núi đồi. Họ đã cho nhau,
cho nhau tình cảm dạt dào, trao nhau những lời âu yếm khiến chim muôn phải
ghen tuông hạnh phúc của họ. Chỉ có thế, chỉ đến đây rồi câu chuyện tình vụt
tắt, dang dở. Nàng trở lại nhà thì vắng chàng(em vắng tôi một chiều)
và chàng trở lại nhà thì hết tuổi thanh xuân, trở thành khách du nhuộm đầy
nét phong sương, nhìn cảnh cũ mà ngại ngùng nhìn lại bến xuân: “Người đi
theo mưa gió xa muôn trùng, lần bước phiêu du về chốn cũ…mây núi đồi chập
chùng…liễu dương hơ tóc vàng…Gội áo phong sương du khách còn ngại ngùng nhìn
bến xuân.”
Đoàn Minh Hùng mô tả bức tranh
tình lãng mạn: Nàng đến nhà chàng một ngày nắng đẹp. Nhìn lán rừng phía bên
kia thấy những đàn chim tung cánh hót ca như đón chào đôi trai tài gái sắc.
Cành đào loang nắng làm ửng hồng má thắm của nàng. Hàng dương liễu buông tóc
vàng hơ nắng. Hồn xuân chợt ngây ngất bỡi mùi hương của thiếu nữ như trầm
vương. Họ bẽn lẽn và ngại ngùng dìu nhau bên dốc suối ven đồi. Trộm nhìn
nàng, chàng thấy đôi mắt nàng long lanh như dáng bóng thuyền soi trên nước.
Áo nàng thì rung rinh trong gió xuân. Tác giả viết nói đó là câu chuyện tình
của Văn Cao. Thiếu nữ là con nhà giàu, hát hay, được nhiều nghệ sĩ say đắm
như nhạc sĩ Hoàng Qúy và một nam ca sĩ thời danh. Cả 2 là bạn của VC và cả
hai là người tình của thiếu nữ. VC thì nhà nghèo và là bạn của người tình của
thiếu nữ, cho nên VC còn lại ở bên lề câu chuyện tình của họ như màn
sương mênh mông che phủ cánh rừng, như cánh buồm nâu trên lớp sóng xuân, như tiếng
chim oanh lẻ bạn u ú giọng não lòng, như cánh nhạn vào mây thiết tha lưu
luyến tình xưa.
Cảm cái cảnh lãng mạn của ca
khúc, tôi tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác của bài ca qua các trang webs, thì biết
thiếu nữ tên là Hoàng Oanh(ca sĩ) và nam ca sĩ nổi danh nói trên kia là
Kim Tiêu. Ca sĩ Hoàng Oanh(HO) là con nhà giàu, hát hay, yêu ca hát, mến tài
nghệ sĩ(Hoàng Qúy, Kim Tiêu và Văn Cao). Trang mạng viết nói Kim Tiêu(KT) và
Hoàng Qúy(HQ) đều đem lòng yêu mến Hoàng Oanh. KT, HQ đều tâm sự điều này với
VC. Một thời gian sau, gia đình KT mang lễ vật đến ăn hỏi HO. Vì nhà gái
thách cưới quá cao nên KT không lấy được HO. Sau đó tiểu thư HO lên xe hoa về
với HQ. Chỉ được ít lâu thì HQ chết vì bịnh viêm phổi. VC thì nhà nghèo và
biết hai bạn mình cũng yêu HO “nên tình trong như đã, mặt ngoài còn e.”
Một trang mạng viết nói HO đến
thăm VC một lần duy nhất ở Bến Ngự, Hải Phòng.
Lần gặp đó VC nhớ suốt đời và ghi vào ca khúc Bến Xuân, tặng cho HO. Hôm ấy
trời nóng, VC cởi trần, mằm bò ra sáng tác ca khúc Bến Xuân trong căn nhà
chật chội. HO ngồi quạt. VC thổ lộ tình cảm yêu HO trong cái giới hạn biết
hai người không thể thuộc về nhau vì biết hai bạn mình cũng yêu HO. VC ước gì
được HO ngồi bên cạnh quạt cho chàng sáng tác và ngồi làm mẫu để chàng vẽ
tranh. Trái lại trang mạng Dân Trí, tác giả Đào Bích dẫn lời họa sĩ Văn Thảo,
con trai của Văn Cao, cho biết người con gái(HO) đến nhà VC trong một hoàn
cảnh khác. HO muốn biết tình cảm thực sự của VC, đã trốn gia đình đến nhà VC
để mong có một lời giải đáp. Lúc HO đến, VC đang mặc quần đùi, áo may ô ngồi
bơm nước. Ông lúng túng, xấu hổ, vội đi lấy quần áo dài mặc vào. Cuộc gặp
cũng chỉ diễn ra trong im lặng. Cô gái chờ đợi một lời hẹn từ VC. Trang mạng
viết tiếp nói “đáp lại chỉ là ánh mắt của một gã si tình, nhưng nhút nhát.
” Họa sĩ Văn Thao nói nhà ông bà nội lúc đó nghèo lắm, nhạc sĩ chưa có
điều kiện lấy vợ và vì HO là con nhà quí tộc. Nhạc sĩ lo sợ sự không thành.
Trang mạng này cũng còn cho biết Bến Xuân là bến Bính
vào mùa Xuân. Wikipedia thì nói nơi gặp là bến đò Rừng.
Nàng đến gặp chàng vào đầu thập niên 1940s. Năm 1947 VC gặp lại nàng ở Việt
Trì. Nàng ở trong ban ca kịch kháng chiến. Trang mạng khác viết nói VC trong
một lần trao đổi với ca sĩ Ánh Tuyết nói có một cô gái yêu VC. Một lần cô gái
đến thăm ông rồi sau đó đi luôn, chỉ còn lại Bến Xuân.
Bình luận ca khúc. Với chi tiết
trên đây thì ta thấy ẩn bên trong ca khúc Bến Xuân là một câu chuyện tình dang dở của đôi trai tài gái sắc ở cái tuổi mới lớn.
Vì dang dở nên tác giả mới ghi lại một bức tranh tình tuyệt đẹp(“Tình mất
vui khi đã vẹn câu thề/Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở-Ngập Ngừng-Hồ Dzếnh”).
Để cảm nhận cho hết cái hay cái
đẹp trong ca khúc Bến Xuân (BX) ta nên đề cập đến hai ca từ có hai nghĩa trong
BX là “bến” và “mùa.” Thơ của Hồ Xuân Hương hay độc đáo là chứa từ có 2
nghĩa. Nghĩa chỉ bức tranh sự và vật trong thiên nhiên và bức tranh sex ẩn
tàng chỉ cơ quan sinh thực khí nam nữ và tính giao của nó. Ví dụ “lắt léo
cành thông cơn gió thốc/Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo” mô tả cảnh đẹp
cây cỏ gió sương ở Đèo Ba Dội lồng cảnh giao hoan đôi nam nữ yêu nhau đắm
đuối trao thân cho nhau ở đỉnh điểm cuộc tình. Cành thông ở trên cao và ở thể
động tượng trưng nam tính. Lá liễu ở dưới thấp, thể tĩnh tượng trưng nữ tính.
“cơn gió thốc” và “đầm đìa” tương trưng họ đến đỉnh điểm. Ở đây
“bến” chỉ cái bến sông mà cũng có nghĩa là bến tình. Và mùa thì cũng vậy.
Mùa là bốn mùa và là mùa tình ái, nùa giao hoan.
Nhập đề tác giả viết: “Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước/Em đến tôi một lần”
giới thiệu địa điểm và nhân vật chính. Tiếp theo mô tả khung cảnh khái quát
xung quanh là chim rừng họp đàn trên khắp bến xuân, từng đôi tung cánh trắng.
Thật là bức tranh nên thơ trong trắng như mối tình đầu. Dù tả cảnh có nổi bật cũng chỉ là phần cảnh bên ngoài. Phần tả nội tâm mới đậm đà sâu sắc. Có hiểu
tình tiết như nói trên ta mới cảm nhận được tâm sự của tác giả gởi gấm trong
ca khúc. Em chỉ đến có mỗi một lần rồi để nỗi nhớ thương luyến tiếc triền
miên như hình ảnh chiếc cầu và dòng nước trôi qua cầu. Đó là ý nghĩa thứ 2
của chiếc cầu và dòng nước không mô tả cảnh sông nước mà tả nội tâm của tác
giả. Gặp một lần là gì cố định như chiếc cầu và dòng nước trôi qua cầu là thứ
gì triền miên. “Buông vội vòng tay, em quên anh như nước qua cầu- Ca
khúc Như Nước Qua Cầu-Châu Việt Cường.” Hình ảnh chiếc cầu và nước trôi qua
cầu phản ảnh nội tâm ngóng trông và đợi chờ sâu thẳm khôn nguôi “Sông này
chảy một dòng thôi/Mây đầu sông thẳm, tóc người cuối sông-Động Hoa
Vàng-Pham Thiên Thư.” Lấy cái gì để mà mô tả tình chàng dành cho nàng đây?
Chẳng phải VC tâm sự nỗi lòng với ca sĩ Ánh Tuyết: “Có một cô. Cô ấy yêu
tôi rồi một lần nọ cô đến thăm tôi, rồi sau đó cô ra đi luôn, chỉ còn lại bến
xuân!” Lấy chiếc cầu và dòng nước trôi qua cầu để ghi lại tình của chàng
nhạc sĩ Văn Cao dành cho ca sĩ Hoàng Oanh.
“Họp
đàn trên khắp bến xuân” là đoạn tả cảnh nơi gặp gỡ nhưng cũng nói
lên sự kết đôi, kết bạn trai gái. Mượn đàn chim để mà mô tả nhân vật trong
chuyện tình mà thôi. Đến ca từ “từng đôi, tung cánh trắng” thì ta thấy
đúng là hình ảnh cặp “bồ”, cặp bạn, cặp “đôi” thật. Ca từ “ríu rít ca” nói
lên sự khắn khít cặp đôi. Ca từ “khe khẻ ca ù ú”nói lên cái thì
thầm, thủ thỉ như rót mật vào lòng của những kẻ một khi yêu nhau, muốn cả
không gian chung quanh chỉ dành riêng cho họ.
“Cành đào rung nắng
chan hòa” là đoạn
mô tả cảnh mùa xuân nhưng cũng là để tả nhân vật nữ, khách má hồng. Có bản
viết “hoen nắng” hay “loang nắng.” Gì gì đi nữa cũng nói lên
hình ảnh thiếu nữ liễu yếu đào tơ, môi son má phấn tương ánh hồng với hoa
đào. Thấy hoa đào thì nghĩ ngay đến má hồng của thiếu nữ “Khứ niên kim
nhật thừ môn trung/Nhân diện đào hoa tương ánh hồng/ nhân diện bất tri hà xứ
khứ/Đào hoa y cựu tiếu đông phong-Thôi Hộ-Đề Đô thành Nam Trang.” Lấy tích
này Nguyễn Du viết “hoa đào năm ngoái” để diễn tả hình ảnh nàng Kiều ở
trong ký ức của Kim Trọng (KT) khi KT ghé thăm nhà Kiều hơn một năm xa cách: “2747-Trước
sau nào thấy bóng người/Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.” “Chim ca thương mến/chim ngân xa U ú ù u ú.” Tác
giả vẫn còn dùng hình ảnh chim để tả nhân vật nữ. Chim ở đây là ca sĩ Hoàng
Oanh mà giọng hát oanh vàng làm chàng say mê đắm đuối, gieo thương mến vào
lòng chàng.
“Hồn mùa ngây ngất
trầm vương” là câu
tả cảnh mùa xuân là mùa trăm hoa đua nở tỏa hương thơm, mùa của sự sinh sôi
nảy nở, tái sinh sau mùa thu và mùa đông chết. “Mùa” bây giờ có nghĩa thứ 2
là chỉ một đoạn, một thời kỳ sinh lý sinh học, một giai đoạn phát triển,
thanh xuân dậy thì nẩy nở, giai đoạn của sự chín mùi thể xác lẫn tâm hồn. Ca
từ “trầm vương” đẫn đến cái liên tưởng đến mùi con gái tỏa ra trong văn
cảnh tả sự yêu đương đến đỉnh điểm như Đoàn Minh Hùng viết trên đây:“Hồn
xuân chợt ngây ngất bởi mùi hương của thiếu nữ như trầm vương.” Tương tự
Nguyễn Du mô tả chỗ Kim-Kiều thề thốt quấn quít bên nhau bỡi câu: “454-Dải
là hương lộn bình gương bóng lồng.” Hai người quyện sát vào nhau tuy hai
mà như một. Hương thơm của 2 dải lụa dùng làm thắt lưng của chàng và nàng
trộn lẫn vào nhau và gương soi thì lồng ảnh của cả hai người vào một.
“Dìu nhau theo dốc
mới/nơi ven đồi.” Bây giờ tác giả mới mô tả hai
nhân vật chính của câu chuyện tình. Từ trước chỉ mượn văn tả cảnh để nói lên
mối tình thơ mộng. Vì ca từ tả nhân vật quá ít nên một thời ta chỉ thấy Bến
Xuân của Van Cao là cái bến đẹp thuần túy với sông nước núi non chim muôn mà
thôi. Đọc giả, thính giả khống thấy bến tình.
“Đến đây chân bước
cùng ngập gừng.” Đến đây là đến đâu. Để trả lời
ta đọc lại câu liền trước: “còn thấy chim ghen lời âu yếm.” Cuộc hẹn hò
đi rong chơi của đôi trai gái đến chốn bồng lai sơn thủy để tỏ tình lưu
luyến, để ái ân mà chỉ mượn hình ảnh chim muôn để mô tả, thì không ai nghĩ “đến
đây”là đến bến tình lai láng, mà chỉ nghĩ
“đến đây” là chỗ cái dốc núi ven đồi khô khan, vô hồn, không có câu
chuyện tình yêu đương sướt mướt đã từng xảy ra ở đó. Tức cảnh sinh tình“1244-Người
buồn, cảnh có vui đâu bao giờ-Truyện Kiều.”Cảnh vui thì mở cờ ở
trong bụng. Dìu nhau đi chơi suốt dọc bức tranh sơn thủy mô tả trên kia thì
đến đây biển tình trở nên dậy sóng. “Đến đây”là đến bây giờ đây, tại
dốc suối này, tình đã chín muồi và dậy sóng. Tình không còn “tình trong
như đã, mặt ngoài còn e” nữa mà được thổ lộ tràn trề ra bên ngoài khiến
chim muôn trông thấy mà ghen. Cảm cái tình bên trong đã dậy sóng, đã lên đỉnh
điểm nên họ mới trở nên e thẹn với nhau làm cho chân bước phải ngập ngừng.
Nhân vật nam bấy giờ mới nhận ra hết cái đẹp, cái quyến rũ mình ở người nữ từ
lâu chàng đã đem lòng thương mến.
“Mắt em như dáng
thuyền soi nước. Tà áo em rung trong gió nhẹ, thẹn thùng ngoài bến xuân.” Bến xuân là bến sông nước của
thiên nhiên ở ngoài kia hay là cái giây phút rung động xao xuyến ở trong lòng
nàng? Gió nhẹ làm “tà áo em rung” là hình ảnh rung động ở bên ngoài
hay là hình ảnh biển tình ở bên trong vì gió tình mà dậy sóng? Có phải đó là
Bến Xuân của Văn Cao? Bây giờ ta mới hiểu ra ca khúc là một câu chuyện tình
sử được nhạc sĩ ghi lại bằng âm thanh. Bến Xuân VC dấu ở trong lòng đố ai mà
biết!
“Sương mênh mông che
lấp kín non xanh. Ôi cánh buồm nâu còn trên lớp sóng xuân.” Bến Xuân chỉ dậy lên chỉ có mỗi một lần rồi vụt
tắt để lại “sương mênh mông che lấp”, che lấp biển tình một lần dậy
sóng. “kín non xanh.” Non xanh là cả khối tình câm lặng ở bên dưới.
Bấy giờ mới thấy le lói chiếc buồm nâu dật dờ trên biển tình đã im sóng. Biển
tình chỉ dậy lên có mỗi một lần rồi im sóng. Ca từ “em đến tôi một lần” ở
đoạn nhập đề mới được hiểu ra. Ôi là câu tán thán nói lên sự tiếc nuối, tiếc
nuối khối tình to nhưng không được viên mãn, không có hậu, không được lâu.
Không có câu chuyện kể trên đây thì làm sao người ta thưởng thức được chiều
sâu của ca khúc, hiểu được ý của tác giả gởi gắm ở đoạn này.
Tại sao không phải là lá buồm
trắng như thông thường mà là lá buồm nâu trông như chiếc lá úa mùa thu rơi
rụng? Sóng tình sôi nổi khi xuân sang rồi tan biến khi thu đến. Kẻ si tình “vẫn
đứng trông” hay “ngại ngùng nhìn Bến Xuân”, bất lực đối với dòng
thời gian như nước chảy qua cầu. Gió Thu của Tản Đà diễn tả được nỗi lòng của
tác giả VC.” Trận gió thu phong rụng lá vàng/Lá rơi hàng xóm, lá bay
sang/Vàng bay mấy lá năm già nửa/Hờ hững ai
xui thiếp phụ chàng/ Trận gió thu phong rụng lá hồng/lá bay tường bắc lá sang
đông/Hồng bay mấy lá năm hồ hết/ Thơ thẩn kìa
ai vẫn đứng trông.” Hình ảnh kẻ si tình “Thơ thẩn kìa ai vẫn đứng
trông” trong Gió Thu giống hệt cảnh “Gột áo phong sương, du khách còn
ngại ngùng nhìn bến xuân”ở kết luận ca khúc Bến Xuân. Cuộc tình có sôi
nổi, có tuyệt đẹp thật nhưng cũng chỉ ngắn ngủi như gió thoảng như mây bay
thôi. Trận gió thu thổi qua rụng là vàng thì năm già nửa, thổi lại làm rụng
lá hồng thì năm hồ hết. Thơ thẩn kìa ai(Văn Cao) vẫn đứng trông.
“Ai tha hương nghe ríu
rít oanh ca/ cánh nhạn vào mây thiết tha/ lưu luyến tình vừa qua.” Đây là đoạn mô tả nổi luyến tiếc mối tình vừa qua
quá ngắn ngủi. “Ai tha hương” là Văn Cao. “Oanh ca” là nàng ca
sĩ Hoàng Oanh. “Cánh nhạn” là hình ảnh nhạc sĩ Văn Cao. Một khi “sương
mênh mông” che lấp biển tình oanh ca thì cánh nhạn bay vào đám mây thiết
tha luyến tiếc cho mối tình đã qua. Lời
2 của bài hát.
Lời 2 không còn “gin” của Văn Cao
nữa. Lời 2 được thêm vào sau này. Một số ca từ mới được thêm vào và thêm ý
của Phạm Duy nữa. Đây là đoạn mô tả chàng và nàng sau khi lưu lạc giang hồ
theo kháng chiến trở về bến cũ (Ôi lũ chim giang hồ, bao cánh đang cùng dật
dờ trên khắp cố đô-Đàn Chim Việt-Văn Cao).
“Nhà tôi
sao vẫn còn ngơ ngác, em vắng tôi một chiều.” Khi nàng trở về bến cũ thì chàng đã đi xa. Nhà của
ông thì ngơ ngác không biết đôi uyên ương đã biến mất nơi nao. Bến nước thì
tiêu điều còn hằn in nét đáng yêu. Hình ảnh đôi uyên ương cũ lại hiện ra và
tiếng thỏ thẻ yêu đương ngày nào nghe còn âm vang văng vẳng. “Từng đôi chim trong nắng, khe kẽ ru ù ú.” Nghĩ
lại mà rơi lệ như lá rụng mùa thu “Lệ mùa rơi lá
chan hòa.” Tiếng chim hót bây giờ chỉ gieo thêm thương nhớ mà
thôi. ”Chim gieo thương nhớ, chim ngân xa ù ú.”
“Hồn mùa ngây ngất về đâu.” Mùa ở đây
là mùa yêu đương, mùa tình ái, mùa dậy thì, mùa ở cái tuổi mới lơn. Mùa tuổi
thanh xuân ngây ngất trước đây nay bay về đâu?
“Người
đi theo mưa gió xa muôn trùng, lần bước phiêu du về chốn cũ” Bây giờ thật sự ta mới nhận ra
lời 2 mô tả cảnh nhân vật trong câu chuyện tình sử trở về bến cũ. Đến đây thì
thấy núi đồi chập chùng chứ không còn thấy thơ mộng như trước đây nữa. Hình
dáng người nữ lại hiện ra dưới hình ảnh mái tóc quyến rũ mà chàng từng mê
mệt. Hình dáng người nữ trông có vẻ buồn rã rượi “Liễu
dương hơ tóc vàng trong nắng.” Viết tới đây tôi liên tưởng tới một
nhân vật nữ mà Nguyễn Bính cũng mê mệt vì mái tóc suông mượt mà như tơ, buông
lơi như khóm liễu cành dương buông lá “Tại sao không thấy nàng cười, khi
hong tơ ướt ra ngoài mái hiên?-Cô Hàng Xóm-Nguyễn Bính” Nhân vật nữ ở đây
cũng buồn như thế.
“Gội áo
phong sương, du khách còn ngại ngùng nhìn bến xuân.” Hình ảnh của nhân vật nam thấy
cũng chẳng vui vẻ gì hơn. Dù có gội rửa lớp phong sương bụi trần theo năm
tháng thì cũng không còn tươi trẻ như những ngày còn xuân. Trông Bến Xuân(bến
tình) mà ngại ngùng.
Mùa Họp Bạn CGSSP QN-2017 tại
DacLac, Ongbatampy. Mời vào link sau đây xem videoclip minh họa ca khúc Bến
Xuân.
https://www.youtube.com/edit?o=U&video_id=Kqf0YvseLeA |
Friday, March 24, 2017
BẾN XUÂN-CÂU CHUYỆN TÌNH (Huỳnh Bá Củng)
Labels:
- Âm Nhạc
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment