Chyện Tình Sông Tương
Chuyện kể Cuối đời Đường, ở vùng
sông Tiêu Tương thuộc huyện Linh Lăng tĩnh Hồ Nam, có nàng Lương Ý Nương,
không rõ năm sinh năm mất, con ông Lương Tiêu Hổ. Nàng đẹp tuyệt trần, văn
hay chữ tốt phái lòng một hàn sĩ xin ở nhờ trong nhà mình. Nàng lén lút yêu
chàng. Lương ông biết được, làm nhục chàng và đuổi chàng đi. Nàng ốm o gầy
mòn, làm bài thơ Trường Tương Tư để tỏ nổi lòng và giử cho chàng. Cầm lòng
không được, chàng tìm đến nhà nàng, nhẫn nhục thuyết phục cha nàng. Rồi hai
người được mãn nguyện lấy nhau. Bài thơ tình nổi tiếng được lan truyền khắp
nơi và lan sang cả nước Nam ta. Chuyện Tình Sông Tương đi vào lịch sử văn học
các nước:
Trường Tương Tư(Tương Tư Đằng Đẵng): *Lạc hoa
lạc diệp lạc phân phân(Hoa rơi, lá rụng đầy khắp)/
Tận nhật tư quân bất kiến quân(ngày ngày mãi nhớ
chàng mà không gặp được chàng)/ Trường dục đoạn hề trường dục đoạn(Ruột
muốn đứt, chao ôi, ruột muốn đứt)/ Lệ châu ngân thượng
cánh thiêm ngân(Lệ ngọc tuôn trào từng ngấn, lại càng thêm từng ngấn) *
Ngã hữu nhất thốn tâm(Thiếp có một tấc lòng)/ Vô nhân cộng ngã thuyết(Không
có người bày tỏ)/ Nguyện phong xuy tán vân(Muốn gió thổi mây tan đi)/
Tố dữ thiên biên nguyệt(Để nói cùng bóng trăng bên trời). * Huề
cầm thượng cao lâu(Mang đàn cầm lên lầu cao)./ Lâu cao nguyệt hoa mãn(Lầu
cao trăng hoa tràn ngập)./ Tương tư vị tất chung(Khúc tương tư chưa
kết thúc)/ Lệ trích cầm huyền đoạn(Nước mắt rơi làm đàn bị đứt dây) * Nhân đạo Tương
Giang thâm(Người bảo sông Tương sâu)Vị để tương tư
bán(Chưa bằng lòng nhớ nhau)/ Giang thâm chung hữu để(Sông
sâu còn có đáy)/ Tương tư vô biên ngạn(Lòng nhớ nhau không có cõi bờ) *
Ngã tại Tương giang đầu(Chàng ở đầu sông Tương)/ Quân tại Tương giang
vĩ(Thiếp ở cuối sông Tương)/ Tương tư bất tương kiến(nhớ nhau mà
không gặp)/ Đồng ẩm Tương giang thuỷ(Cùng uống nước sông Tương) * Mộng hồn phi bất
đáo(Mộng hồn bay không tới)/ Sở khiếm duy nhất tử(Duy chỉ còn thiếu
một cái chết mà thôi)/ Nhập ngã tương tư môn(Có vào cửa tương tư của thiếp)/
Tri ngã tương tư khổ(Mới biết nỗi khổ của lòng tương tư).* Trường
tương tư hề, trường tương tư(Tương tư đằng đẵng, ôi, tương tư đằng đẵng)/
Trường tương tư hề, vô tận cực(Tương tư cứ kéo dài triền miên vô
tận)/ Tảo tri như thử quải nhân tâm(Nếu sớm biết (yêu thương để)
lòng người trắc trở như thế này)/ Hồi bất đương sơ mạc tương thức(Thà
buổi đầu đừng quen biết nhau.-Hoàng Nguyên Chương dịch).
Người đời sau tách 2 khổ thơ gồm
8 câu(8 câu thơ đánh dấu màu xanh) của bài thơ gọp thành một bài thơ có tên
Tương Giang và được lưu hành sang nước ta.
Một chút nói về địa lý và lịch
sử. Tương Giang là một thứ “trường giang” ở vùng Hồ Động Đình đã đi vào lịch
sử dân tộc Bách Việt. Sông Tương bắt nguồn từ núi Hải Dương(Wikipedia) ở
duyên hải phía Nam, chảy lên Bắc suốt dọc tính Hồ Nam, đến Động Đình Hồ(nơi ở
của Động Đình Quân là cha vợ của Kinh Dương vương có cháu ngoại là lạc Long
Quân ở nước Xích Qủi), rồi vào đại giang là sông Dương Tử. Đại Việt Sử Ký TT
viết: Năm Đinh Hợi(214 TCN, Tần Thủy Hoàng năm
thứ 33), nhà Tần sai Đồ Thư đem lâu thuyền, sai Sử Lộc(người Bách Việt-theo
Wikipedia) đào ngòi vận lương, đi sâu vào đất Lĩnh Nam(núi phía Nam), đánh
lấy miền đất Lục Dương, đặt 3 huyện Quế Lâm, Nam Hải và Tượng Quận(phía Bắc
Giao Chỉ), cho Nhâm ngao làm Hải Úy, Triệu Đà làm Long Xuyên lệnh(Nhâm Ngao
chết. Triệu Đà lập ra nước Nam Việt).
Sử Lộc đào ngòi vận lương để
thực hiện thủy lộ vượt đèo(đường phân thủy giữa sông Tương ở phía Đông và
sông Quế ở phía Tây) nối đầu nguồn sông Tương thuộc tĩnh Hồ Nam vào đầu nguồn
sông Quế thuộc tĩnh Quảng Tây, qua một cái cống gọi là Linh Cừ. Linh Cừ nghĩa
đen là cống linh thiêng, nhiệm màu. Công trình thực hiện một cái đập trên
sông Tương. Trước đập người ta xây một cấu trúc gọi là Huazui(Plough share)
hình lưỡi cày để xẻ nước sông Tương làm đôi đường. Một tiếp tục chảy về hạ
lưu sông Tương đến Động Đình Hồ, một rẽ nước về Tây, vượt qua đèo cao 7m(độ
chênh mực giữa mực nước sông Tương và đỉnh đèo) để chảy vào đầu nguồn sông
Quế rồi chảy về sông Tây Giang(TG) ở Quảng Tây. Sông TG chảy về Đông, đổ ra
biển ở Quảng Châu(gần Hongkong). Kênh đào chảy qua đèo gọi là cống Linh Cừ.
Đây là kênh đào đầu tiên của thế giới và là kênh đầu tiên của thế giới có cữa
ngăn. Cữa ngăn có nhiệm vụ điều chỉnh, nâng mực nước lên để tàu bè vượt qua cao
độ.
Dọc các con sông nói trên còn là
con đường đi sứ của người Đại Việt sang Tàu. Giáp phó sứ Lê Qúi Đôn kể năm
1760 ông đến bến đò Ninh Minh đầu tĩnh Quảng Tây, xuống thuyền, đến Ngô Châu,
Quế Lâm, ngược dòng sông Quế, vượt cống Linh Cừ, xuôi dòng sông Tương, đến Hồ
Động Đình, vào sông Dương Tử(Dương Tử đổ ra cữa biển qua đoạn sông Tiền Đường
ở Hàng Châu, thuộc tĩnh Chiết Giang: 2963-Nàng đà gieo ngọc trầm châu/Sông
Tiền Đường đó ấy mồ hồng nhan-Truyện Kiều), đến Nam Kinh, chuyển sang
sông đào Vận Hà, thẳng lên Bắc Kinh sau khi vượt qua sông Hoàng Hà.
Ngược lại, theo dòng sông Tương
đi ngược về phía Nam là con đường cổ để người Tàu(NT) đi vào đất Lĩnh Nam. Về
sau NT đi vào xứ này bỡi con đường dọc duyên hải qua các tĩnh: Chiết Giang,
Phúc Kiến đến Quảng Đông.
Trở lại chuyện văn chương. Câu
chuyện tình Sông Tương, danh từ sông Tương gợi cảm xúc để nhiều người sáng
tác câu thơ, bài hát nói lên nỗi nhớ mong, thương yêu của đôi trai gái xa
cách, tình yêu trắc trở.
Có một nhánh sông Tiêu ở Linh
Lăng đổ nước vào sông Tương nên dân dang gọi sông Tiêu Tương cũng là sông
Tương: “Chốn Hàm Kinh chàng còn ngoảnh lại/Bến Tiêu
Tương thiếp hãy trông sang-Chinh Phụ Ngâm.” “Sông Tương một dải nông sờ/Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối
kia-Truyện Kiều”
Lý Chi Nghĩ đời Tống có bài thơ BỐC TOÁN TỬ: “Ngã trú Trường Giang đầu(Em ở đầu Trường Giang)/Quân trú Trường
Giang vĩ(Chàng ở cuối Trường Giang)/Nhật nhật tương quân bất kiến quân(Ngày
ngày nhớ chàng không thấy chàng)/Cộng ẩm Trường Giang thủy(Cùng uống nước
Trường Giang)/Thử thủy kỷ thời hưu(Bao giờ nước kia ngưng chảy)/Thử
hận hà thời dĩ(Bao giờ sầu hận kia nguôi)/Chỉ nguyện quân tâm tự ngã
tâm(Chỉ mong lòng chàng như lòng em)/Định bất phụ tương tư ý(Mới khỏi
phụ lòng mong nhớ).”
Giai Nhân Nan
Tái Đắc của Cao Bá Quát: “Giai nhân nan tái đắt/Trót yêu
hoa nên dan díu với tình/Mái tây hiên nguyệt gác chênh chênh/Rầu rĩ bấy xuân
về oanh nhớ/Phong lưu công tử đa xuân tứ/Trường đoạn tiêu nương nhất chỉ
thư/Nước sông Tương một dải nông sờ/Cho kẻ đấy người đây mong nhớ/Bứt rứt nhẽ trăm đường
nghìn nỗi/Chữ chung tình biết nói cùng ai/Trót vì gắn bó một hai.”
TƯƠNG GIANG, AI CÓ
ĐỢI CHỜ của Mai Yến: “Sông Tương, sông Tương/Tơ vàng rơi mặt nước/Ngọn cỏ
lau trong gió xôn xao/Sông Tương, sông Tương/Tiễn bóng tà dương/Sóng vỗ khúc
yêu thương/Sáo trúc dặt dìu vương/Sông Tương, sông Tương/bến giang đầu đau
lòng chinh phụ/Ngóng chinh phu qua mấy mùa Thu/Đường thiên lý mịt mờ gió
cát/Ngoảnh lại nhìn mây phủ sương giăng/Tiêu Tương, một nỗi sầu nhung
nhớ/Mộng trùng lai biết đến bao giờ”
AI VỀ SÔNG
TƯƠNG: Nhạc khúc của Văn Giảng: “Ai có về bên bến sông Tương/Nhắn người duyên dáng tôi thương/Bao ngày ôm mối tơ
vương/Tháng với ngày mờ nhuốm đau thương/Tâm hồn mơ bóng em luôn/Mong vài lời
em ngập hương/Thu nay về vương áng thê lương/Vắng người duyên dáng tôi
thương/Mối tình tôi vẫn cô đơn./Xa muôn trùng lưu luyến nhớ em/Mơ hoài hình
bóng không quên,/Hương tình mộng say dịu êm/Bao ngày qua/Thu lại về mang sầu
tới/Nàng say tình mới hồn tôi tơi bời/Nhìn hoa cười đón mừng vui duyên
nàng/Tình thơ ngây từ đây nát tan/Hoa ơi/Thôi ngưng cười đùa lả lơi/Cùng tôi
buồn đắm đừng vui chi tình/Đầy bao ngày thắm/Dày xéo tâm hồn này/Lệ sầu hoen
ý thu/Ai có về bên bến sông Tương/Nhắn người duyên dáng tôi thương/Sao đành
nỡ dứt tơ vương/Ôi duyên hờ từ nay bơ vơ/Dây tình tôi nắn cung tơ/Rút lòng
sầu trách người mơ.” Click vào link sau
đây xem bai hat Ai Ve Song Tuong:
Đồng Diều, Q8 SG,
mùa Thu 2016. Ongtampy.
|
No comments:
Post a Comment