Đỗ Dzũng
WESTMINSTER,
California (NV) – Hôm 13 Tháng Năm, 2018, chính quyền Tổng
Thống Donald Trump thông báo một kế hoạch mới nhằm bố ráp thành phần sinh viên
du học và trao đổi văn hóa quốc tế ở quá hạn visa.
Theo
UPI, cơ quan di trú Mỹ cho hay những người này sẽ bắt đầu bị coi là “hiện diện
bất hợp pháp” trên đất Mỹ kể từ ngày visa loại F, M, hoặc J của họ hết hiệu
lực.
Visa F-1 dành cho sinh viên vào Mỹ học đại
học.
Visa M-1 dành cho sinh viên vào Mỹ học nghề.
Visa J-1 dành cho các nhà nghiên cứu, học giả, giáo sư, và học sinh cũng như sinh viên trao đổi qua các chương trình văn hóa, hoặc tu nghiệp y tế hoặc thương mại.
Visa M-1 dành cho sinh viên vào Mỹ học nghề.
Visa J-1 dành cho các nhà nghiên cứu, học giả, giáo sư, và học sinh cũng như sinh viên trao đổi qua các chương trình văn hóa, hoặc tu nghiệp y tế hoặc thương mại.
Cả
ba loại visa này đều là “non-immigrant” visa, tức là không phải visa di dân.
Theo
thông báo này, lệnh mới sẽ được áp dụng kể từ ngày 9 Tháng Tám năm 2018.
Thông
báo nói rằng, cách tính mới này về thời hạn vi phạm sẽ thay thế quy định cũ,
vốn có hiệu lực từ năm 1997.
Theo
quy định cũ, các sinh viên và những người thuộc thành phần trao đổi văn hóa
quốc tế, sẽ bắt đầu bị tính số ngày “hiện diện bất hợp pháp” kể từ lúc bị cơ
quan di trú khám phá sự vi phạm của họ.
Làm
sao biết có bao nhiêu sinh viên ở quá hạn visa?
Trước
hết, để bố ráp những sinh viên ở quá hạn visa, cảnh sát di trú (ICE) phải biết
họ ở đâu.
Trong
bài nghiên cứu “Border Metrics: How to Effectively Measure Border Security and
Immigration Control” của Migration Policy Institute số Tháng Giêng, 2016, trở
ngại căn bản trong việc đếm người ở quá hạn visa tại Mỹ là (khác với hầu hết
các quốc gia Châu Âu) Bộ Nội An không đếm đầu người từ Hoa Kỳ đi ra.
Nói
cách khác, trong khi Mỹ kiểm soát từng người nhập cảnh, chính quyền lại không
kiểm soát từng người xuất cảnh hoặc hồi hương.
Vì
vậy, cơ quan di trú Hoa Kỳ không thể biết rõ có bao nhiêu người rời nước Mỹ.
Để
giải quyết vấn đề này, năm 1996, Quốc Hội yêu cầu sở di trú phát triển và thực
hiện hệ thống tự động thu nhập thông tin những người đến và rời nước Mỹ, bắt
đầu từ năm 1998, để có thể xác định và liệt kê những người ở quá hạn visa.
Mặc
dù được yêu cầu như vậy, kết quả của các chương trình thử nghiệm của Bộ Nội An
rất giới hạn.
Vì
thế, những cố gắng để thống kê đầy đủ số người ở quá hạn visa chủ yếu dựa vào
ba phương cách: hồ sơ gián tiếp khi xuất cảnh, dự đoán qua các kiểu mẫu thống
kê, và nhờ nhân tố thứ ba thu thập.
Tuy
nhiên, việc thu thập này ngày càng được Bộ Nội An và các hãng hàng không phối
hợp chặt chẽ hơn.
“Khi
một người mua vé đi ra khỏi Mỹ, các hãng hàng không báo cho ICE biết, nhất là
sau vụ khủng bố 9-11, và chuyện này không phải là mới mẻ,” Luật Sư Darren
Nguyễn Ngọc Chương, một luật sư chuyên về di trú có văn phòng ở Irvine và là
một công tác viên với nhật báo Người Việt, nói.
Học
sinh Việt Nam tiếp xúc với đại diện trường đại học Mỹ trong một hội thảo giáo
dục tại Sài Gòn. (Hình minh họa: Quốc Dũng/Người Việt)
Ở
bất hợp pháp sẽ bị ICE bố ráp
Theo
Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương, theo luật trước đây, chỉ khi nào bị sở di
trú quyết định là cư trú bất hợp pháp thì một người ở quá hạn visa mới bị coi
là bất hợp pháp.
“Bây
giờ tình hình đã khác, nhất là sau thông báo của Tòa Bạch Ốc, một người ở quá
hạn visa thì coi như là bất hợp pháp rồi, kể từ ngày quy định có hiệu lực (9
Tháng Tám 2018),” ông Darren nói.
“Nếu
ở quá hạn từ 6 tháng tới 1 năm thì bị cấm vào Mỹ trong 3 năm. Nếu ở quá hạn
trên 1 năm sẽ bị cấm vào Mỹ 10 năm.”
Ông
Darren cho biết thêm, khi ở bất hợp pháp là coi như rơi vào diện bị bố ráp.
“ICE
có thể kiểm tra giấy tờ của mình khi đi qua ranh giới giữa tiểu bang này và
tiểu bang khác. ICE cũng có thể bắt người ở quá hạn visa khi người này phạm tội
vì lúc đó có thể cảnh sát địa phương báo cho ICE. Ngoài ra, để bố ráp du sinh ở
quá hạn visa, ICE có thể đến nơi cư trú của mình, dựa theo địa chỉ khai với
trường học khi người đó đến du học,” vị luật sư gốc Việt nói.
Luật
Sư Andrew Ji, luật sư chánh phụ trách về di trú của tổ chức Asian Americans
Advancing Justice ở Los Angeles, cũng có giải thích tương tự.
“Các
trường hợp phạm tội sẽ bị bố ráp, bị bắt, và bị trục xuất. Ngoài ra, vô tình
mắc lỗi khi xin điều chỉnh tình trạng di trú cũng có thể bị bắt,” Luật Sư
Andrew Li nói thêm.
“Ví
dụ, một người có khi không biết mình đã ở quá hạn visa, giờ đến sở di trú để
nộp đơn xin điều chỉnh một điều gì đó, lúc đó, nếu sở di trú phát hiện, người
này có thể bị bắt.”
“Nói
chung, nếu đã ở quá hạn visa, đừng để bị bắt trước,” ông Andrew Ji khuyên.
Những
người bị coi là ở bất hợp pháp cũng không đổi qua diện khác được.
Luật
Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương giải thích: “Nếu ở quá hạn visa, tức là bất hợp
pháp, sau này không đổi tình trạng di trú qua dạng khác được. Ví dụ, một người
sau khi học xong, không về nước, đi kiếm việc, rồi bị quá hạn visa, rồi được
công ty nào đó nhận làm, qua loại visa H1-B chẳng hạn, thì sở di trú không cho
đổi diện, vì đã vi phạm luật di trú rồi.”
Du
sinh hết hạn visa có thể không bị sống bất hợp pháp, nếu…
“Trong
ba loại visa, chỉ có F-1 là không có ngày hết hạn. Còn M-1 và J-1 đều có ngày
hết hạn,” ông Andrew Li nói. “Cho nên, khi học xong đại học, nếu người đó tiếp
tục học bất cứ đâu, coi như visa F-1 của người đó vẫn còn hiệu lực.”
Ông
giải thích thêm: “Có người đến Mỹ qua dạng visa F-1 để học ESL, và nếu họ tiếp
tục học, coi như visa của họ vẫn còn hiệu lực. Nói chung, chừng nào còn đi học
thì visa vẫn còn hiệu lực.”
Nhưng
để chứng minh còn đi học, du sinh phải rất cẩn thận trong việc lưu trữ giấy tờ.
“Phải
lưu giữ học bạ, và tất cả các giấy tờ liên quan, ví dụ những biên nhận đóng
tiền học, để khi bị bố ráp, có thể chứng minh được còn đang đi học. Nói chung,
phải lưu giữ tất cả hồ sơ, để khi gặp nhân viên ICE, chứng minh là mình còn
đang đi học,” Luật Sư Andrew Ji nói tiếp.
No comments:
Post a Comment