Wednesday, June 26, 2019

KỶ NIỆM VỀ MẤY ÂN SƯ Ở ĐẠI HỌC ( GS. TRẦN CÔNG TÍN)



Kỉ niệm về quý ân sư ở Đại học

Tôi học Đại học Huế 4 năm và  học Cao học ở Đại học văn khoa Saigon 1 năm Trong khoảng thời gian 5 năm đó (1963-1968) tôi đã thụ giáo với rất nhiều giáo sư uy tín , tài đức .tận tâm ,nếu kể ra hết thì phải mất 1 cuốn sách.vì vậy trong bài viết này tôi chỉ xin ghi lại kỉ niệm vài vị ân sư mà tôi quí mến nhất,
Tất cả 6 vị ,mỗi vị một sắc thái khác biệt và đã để lai dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn chúng tôi (những thanh niên 20 tuổi);
-Nhiệt huyết,cố chấp ,cực đoan;Linh mục Nguyễn văn Thích
-Tài ba, đại trí thức, đại khoa  bảng:thầy Huỳnh Đình Tế.
-Bao dung ,rộng mở,thông cảm:thầy Nguyễn Hữu Văn
-Hi sinh ,tận tụy ;Thầy Trần văn Tường
-Một lòng vì sự nghiệp giáo dục,bất vụ lợi;Thầy Nghiêm Toản
-Xinh đẹp khiến sinh viên ngưỡng mộ đắm say ; Cô Khương Thị Huệ .
Xin mời đọc ;


Ngồi lại lớp học xưa

Chúc, Thầy Tín, TS. Nguyễn Thành & Thầy Hùng


1)   Linh mục Nguyễn Văn Thích: vị thầy đáng kính, tâm huyết với giáo dục đã để lại cho thế hệ sinh viên chúng tôi nhiều ấn tượng đẹp. Linh mục rất tôn sùng đạo Khổng, tán dương chữ Thành, chữ Trung (trong Trung Dung). Linh mục là một trong những vị giáo sư cơ hữu ở Huế có uy tín trên toàn quốc và được Văn Khoa Sài Gòn mời vào giảng dạy. Bao nhiêu tiền kiếm được linh mục dành cho việc in sách phổ biến tư tưởng Nho giáo và văn hóa Việt Nam (ca dao).

Tác phẩm của linh mục có đến 20 quyển, lần nào mang đến lớp nói là để bán cho sinh viên nhưng chẳng thấy ai trả tiền, người nào cũng xin mắc nợ rồi quên luôn. Bởi thế tuy dạy nhiều nơi, và gần 50 năm đứng trên bục giảng nhưng tài sản của linh mục chẳng có gì, cuộc sống hết sức đạm bạc.

Vào thập niên 60, linh mục hơn 70 tuổi nhưng còn mạnh khỏe, tuy dáng người gầy gò, có vẻ ốm yếu. Linh mục ở trong khuôn viên trường Bình Linh (gần ga Huế) và đi xích lô về Sư Phạm dạy học. Có lần linh mục sắm một chiếc xe đạp để đi dạy, sinh viên đem đi thu giấu làm linh mục rất bực mình. Sau đó, chẳng biết có phải vì lý do ấy hay không mà chẳng thấy linh mục đi xe đạp nữa.

Năm 1965, Linh mục sưu tầm 300 câu ca dao Vn và in ra phổ biến, (cho không sinh viên). Ngày nào linh mục cũng tấm tắt: Xưa kinh Thi có 300 câu, nay mình cũng có 300 câu, sao khéo là hay! Tôi thưa với linh mục: Thưa cha, bởi vì cha cố ý chỉ tìm 300 câu thôi, chứ nếu sưu tầm nữa thì có thể 400, 500 câu, đâu có giống Kinh Thi. Linh mục chống chế: Không phải thế đâu, tự nhiên khi đó mình cụt vần, muốn sưu tầm nữa cũng không được.

Linh mục là người rất nệ cổ, thích Tống Nho, ủng hộ thuyết Tân dân của Chu Hy, công kích thuyết Thân Dân của Vương Dương Minh. Linh mục viết nhiều bài để chứng minh Tân dân là đúng, là hay còn Thân dân là sai, là dở. Hễ khám phá được điều gì mới là linh mục đi từ lớp này qua lớp khác để phổ biến tư tưởng của mình. Năm đầu tiên linh mục phổ biến 12 điều cương yếu của sách Trung Dung. Năm sau phổ biến chữ Thành và bảo có Thành là có tất cả: Thành dã, Thiên chi đạo dã, Thành chi dã, nhân chi đạo dã (thành là đạo của trời, trở nên thành là đạo của người).

Vào lớp, linh mục thường cầm viên phấn vẽ lên bảng hình tròn xoắn ốc với chữ Thành ở giữa chung quanh là Chân, Thiện, Mỹ. Bài đó linh mục giảng đi giảng lại nhiều lần rồi ra thi cũng đề tài ấy. Linh mục là vị thầy mà tôi cảm phục nhất. Linh mục qua đời năm 1978 ở Huế






















5)Thầy Trần Văn Tường -Chú họ tôi là cụ Trần văn Tường,một bậc túc nho nhưng chưa được biết tài nêntrong thòi gian tôi học ở Đại hoc, cụ phải làm ở phòng văn thư Đại học sư phạm Huế (mãi vài năm sau cụ mới được mời dạy chữ Hán ở Đại học ).
-Chú không có con và rất thương yêu tôi nên chú nói tôi lên nhà chú (ở từ đường họ Trần tại đồi Quảng Tế))để chú dạy thêm Hán văn trong suôt nk 66-67.Nhờ đó chữ Hán của tôi kha khá.
-Chú đang nghiên cứu về Nguyễn Thượng Hiền ,thu thập đươc 1 số tài liêu đặc biệt là Nam Chi tập (có gần 500 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Thượng Hiền do gia dình cụ NTH chụp lai bằng microfilm ở trường Viễn đông bác cố Paris rồi gởi tặng) Hồi đó là 1 tài liệu liệuvô cùng quí hiếm vì chưa ai sở hữu được ,..Chú cho tôi hết và chỉ dạy tận tình để chuẩn bị sang năm vào Saigon ghi danh học Cao học vì hồi đó ở Huế chỉ mở ngang cử nhân thôi .
-Nhờ sự giúp đỡ hết lòng của chú Tường ,tôi đã trang bị một số kiến thức dồi dào phong phú.Xin thắp nén hương để tưởng nhớ công ơn của người chú thân yêu .

6) Thầy Nghiêm Toản: Tháng 7-67tôi vào Saigon tìm đến nhà cụ Giản Chi ở đường Hoàng Diệu bên Khánh Hội và nhờ cụ giói thiêu với cụ Nghiêm Toản (một học giả uyên bác,trưởng khoa Hán văn trường Đại học văn khoa Saigon) để nhờ cụ Nghiêm Toản đỡ đầu làm tiểu luận Cao học..Vì tin tưởng ở tôi nên cụ Giản Chi vui vẻ viết mấy hàng khen ngợi gởi cho cụ Nghiêm Toản.Thật may mắn, chứ chân ướt chân ráo có quen biết ai đâu mà chen chân vào ghi danh Cao học được ?Hàng trăm cử nhân ,ai cũng muốn học Cao học cả (,lợi trước mắt là được tiếp tục hoãn dịch )mà mỗi vị giáo sư chỉ bảo trợ được tối đa là 10 người.chen chân vào rất khó nhất là không phải sinh viên Saigon
.Không như bây giờ,hồi đó toàn quốc chỉ có vài chục người đậu cao học (thạc sĩ )thôi.Học rất nghiêm túc,nghiên cứu uyên thâm.
-Xuống gặp cụ Nghiêm Toản(ở Dakao gần xa lộ),tôi trình bày đầy đủ, hùng hồn ,chi tiết những điều hiểu biết cùng tài liệu phong phú về Nguyễn Thượng Hiền (hơn 1 giờ)khiến cụ Nghiêm Toản rất hài lòng.Cụ bảo Nguyễn Thượng Hiền là vấn đề chung ,anh nhận thấy ở NTH có gì đặc biệt để đưa ra làm tiêu đề tiểu luận .-Dạ con thấy NTH tuy làm cách mạng nhưng qua nhiều bài thơ bài văn ông lại có khuynh hướng thoát tục.- Vậy anh đưa đề tài.-Dạ : Nguyễn Thương Hiền ,một nhà thơ ,hai khuynh hướng :cách mạng và thoát tục …Cụ Nghiêm Toản khen lắm và viết vài chữ bảo tôi xuống trường Đại học văn khoa trình diện Khoa trưởng để phê chuẩn đề tài đó.

          Sau đó tôi được nhận làm Tiểu luận Cao học dưới sự chỉ dẫn tận tình của thầy Nghiêm Toản.Tôi về Huế và sau này vào dạy ở Tuy Hòa nhưng vẫn liên lạc thường xuyên ,trao đổi bài vở với thầy Nghiêm Toản.Công viêc tiến hành suôn sẻ và dự trù cuối năm 1969 sẽ trình tiểu luận .Thế nhưng oái oăm thay ! Tháng 10-1968 tôi bị gọi nhập ngũ và thay vì học 9 tuần như các bạn khác,tôi bị đi thẳng đi dài đên 2 năm mới  được trở về dân sự .Vì vậy việc học hành đành bỏ dở.

         Thật ngậm ngùi ..Xin thắp nên hương  tưởng nhớ 1 vị thầy khả kính vô vị lợi hết lòng vì sự nghiệp giáo dục .Trong gần 1 năm theo học ở thầy (thư từ qua lại ) tôi chẳng quà cáp gì cho thầy cả…Vậy mà thầy vẫn tận tình chỉ dẫn.Thật quá ngưỡng mộ và vô cùng khâm phục .
          Trên đây là những vị ân sư đã để lại trong lòng tôi những kỉ niệm khó quên ,đầu xuân Kỷ Hợi xin viết đôi dòng để bày tỏ lòng tri ân sâu đậm của  1 môn sinh

    Huế ngày 21-2-2019
      Môn sinh
  Trần công Tín



No comments: