Sunday, June 2, 2019

NHỮNG BẢO VẬT KHIẾN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS LÀ BIỂU TƯỢNG BẤT DIỆT


Những bảo vật khiến Nhà thờ Đức Bà Paris là biểu tượng bất diệt
Người dân Pháp quỳ trên phố cầu nguyện.
Rất nhiều người quỳ xuống và nắm tay nhau, cùng hát ca khúc Ave
Maria và cầu nguyện cho công trình lịch sử của nước Pháp không
bị ngọn lửa tàn phá. Ave Maria là cụm từ tiếng Latinh có nghĩa là
“Kính chào Maria”, mở đầu Kinh kính mừng.
Người dân quỳ xuống, cầu nguyện, nhìn về hướng Nhà thờ Đức
Bà Paris đang bùng cháy dữ dội.
Nhiều ánh mắt đỏ hoe hướng về biểu tượng lịch sử và nghệ thuật
vĩ đại của nhân loại.
Hàng nghìn người đã tập trung về các tuyến phố chứng kiến cảnh
tượng điêu tàn của Nhà thờ Đức Bà.
Nhà thờ Đức Bà: là biểu tượng bất diệt trong trái tim người Pháp
va gần 1000 năm lịch sử, ai sẽ phục dựng lại cho nước Pháp và nhân loại?
Nhà thờ Đức Bà Paris tốn 200 năm để hoàn thiện, công trình được
khởi công từ năm1163 thời vua Louis VII cùng giám mục Maurice
de Sully và hoàn tất năm 1345.
Sửng sốt với 8 bí mật về Nhà thờ Đức Bà Paris: Điều thứ 3 khiến không ít người nổi da gà! - Ảnh 1.
Bức tượng người mất đầu ở nhà thờ Đức Bà Paris có nguồn gốc từ câu chuyện thánh Denis bị quân La Mã chém đầu năm 250 trên đỉnh đồi Montmartre. Đi về phía cánh cửa trái ở cổng mặt Tây của nhà thờ, bạn sẽ thấy bức tượng kỳ lạ này.
Sửng sốt với 8 bí mật về Nhà thờ Đức Bà Paris: Điều thứ 3 khiến không ít người nổi da gà! - Ảnh 5.

Có truyền thuyết kể lại rằng nhiều thông điệp bí ẩn được giấu bên

trong những mặt tường của nhà thờ sẽ dẫn bạn tới hòn đá của nhà

giả kim (Philosopher’s Stone), một vật bí ẩn có thể biến kim loại

thành vàng và cho con người sự trường tồn. Có thể thấy những hình

khắc huy chương tròn này ở cả hai bên cửa chính của nhà thờ.

Sửng sốt với 8 bí mật về Nhà thờ Đức Bà Paris: Điều thứ 3 khiến không ít người nổi da gà! - Ảnh 7.


Không giống kim tự tháp Ai Cập hay các đền của La Mã là sử

dụng nô lệ, nhân công xây dựng nhà thờ Đức Bà Paris hầu hết là

các nghệ nhân được trả lương.

Mỗi thợ xây đá tự tạo một dấu riêng để ấn vào mỗi khối đá đã làm, nhằm đảm bảo nhận lương cuối ngày. Ngày nay, dấu vết của các nghệ nhân xây nhà thờ hiện vẫn còn sót lại ở quanh các cột đá dọc lối đi, nơi có các nhà nguyện.

Sửng sốt với 8 bí mật về Nhà thờ Đức Bà Paris: Điều thứ 3 khiến không ít người nổi da gà! - Ảnh 9.


Du khách tới tham quan nhà thờ ngày nay phải đi qua 140 bậc cầu

thang mới tới nơi đặt chuông. Ngày nay chuông nhà thờ được thiết

kế lại để tự động rung chuông.

Sửng sốt với 8 bí mật về Nhà thờ Đức Bà Paris: Điều thứ 3 khiến không ít người nổi da gà! - Ảnh 11.


Bên trong nhà thờ Đức Bà Paris hiện còn lưu giữ rất nhiều hiện vật

lịch sử, nổi tiếng nhất là chiếc đàn ống từ thế kỷ 17, các bức tranh,

bản thảo thiết kế và tranh khắc thể hiện những bí mật lâu đời của

nhà thờ cũng như thành phố Paris.


Sửng sốt với 8 bí mật về Nhà thờ Đức Bà Paris: Điều thứ 3 khiến không ít người nổi da gà! - Ảnh 13.


Nhà thờ Đức Bà Paris là minh chứng cho nhiều thời khắc huy

hoàng cũng như bi kịch lịch sử. Trong đó có sự kiện vua Henry

VI của Anh lên ngôi trong chính nhà thờ này năm 1431. Nhà thờ

từng lâm vào tình cảnh bị hư hại nặng nề nhưng nhờ Napoleon lên

ngôi hoàng đế năm 1804 cứu vớt.


Sửng sốt với 8 bí mật về Nhà thờ Đức Bà Paris: Điều thứ 3 khiến không ít người nổi da gà! - Ảnh 15.
Cửa sổ hoa hồng (rose window)
Rose window là loại cửa sổ tròn, trang trí hướng tâm kiểu
"hoa hồng" và là điểm nhấn quan trọng trong kiến trúc Gothic.
Những bảo vật khiến Nhà thờ Đức Bà Paris là biểu tượng bất diệt trong trái tim người Pháp: Bao nhiêu thứ còn nguyên vẹn sau đám cháy? - Ảnh 2.
(Ảnh: Getty)
Nhà thờ Đức Bà Paris có đến 3 cửa sổ như vậy, đều được dựng nên
từ thế kỉ 13, có giá trị lớn đối với Nhà thờ và vô cùng thu hút du
khách.
Trong đó, cửa sổ đầu tiên và nhỏ nhất nằm ở mặt tiền phía tây đã
tồn tại từ khoảng năm 1225, được tán dương vì vẻ đẹp hòa nguyện
chặt chẽ vào kiến trúc đá xung quanh.
Cửa sổ hoa hồng ở phía nam thì có đường kính đến 13m, làm
từ 84 tấm kính. Dù vậy, loại kính màu nguyên bản đã bị thay thế
do các vụ cháy trước đây.
Trong lần hỏa hoạn lớn vừa qua, theo BBC, hiện chưa rõ Nhà thờ
có gìn giữ được bất kì cửa sổ hoa hồng nào hay không.

Hai tòa tháp

Những bảo vật khiến Nhà thờ Đức Bà Paris là biểu tượng bất diệt trong trái tim người Pháp: Bao nhiêu thứ còn nguyên vẹn sau đám cháy? - Ảnh 3.
(Ảnh: CNN)
Hầu hết du khách đến thăm Nhà thờ Đức bà Paris đều nghiêng
mình ngưỡng mộ 2 tòa tháp Gothic sừng sững, chấn giữ mặt tây
của khối kiến trúc. Chúng chính là công trình cao nhất Paris cho
đến khi tháp Eiffel "mọc lên" vào thế kỉ 19.
Hai tòa tháp bắt đầu được xây dựng từ năm 1200. Tháp đầu tiên
(tháp bắc) tốn đến 40 năm để hoàn thành; rồi sau đó 10 năm, tháp
nam mới được xây xong. Cả hai tòa tháp cao đến 68m, bao
gồm 387 bậc thang. Leo hết những bậc thang này, du khách sẽ
được chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Paris.
The Guardian dẫn lời chỉ huy đội cứu hỏa Paris - Jean-Claude
Galler nói vào 11h tối 15/4 (giờ địa phương) rằng "hai tòa tháp
của Nhà thờ Đức Bà đã được bảo vệ thành công".

Những linh vật Gargoyle

Những bảo vật khiến Nhà thờ Đức Bà Paris là biểu tượng bất diệt trong trái tim người Pháp: Bao nhiêu thứ còn nguyên vẹn sau đám cháy? - Ảnh 4.
(Ảnh: Getty)
Bất kì ai đủ sức khỏe để chinh phục hết 387 bậc thang của tòa tháp
đôi Nhà thờ Đức Bà và nhìn toàn cảnh xuống thành phố, họ sẽ phải
đi ngang qua một điểm nhấn kiến trúc khác. Đó là những linh vật
Gargoyle - một hình thức điêu khắc trang trí dưới dạng sinh vật kì
quái trong truyền thuyết, thường kết hợp đặc điểm của nhiều loài
vật có thật.
Nổi tiếng nhất ở Nhà thờ Đức Bà Paris là linh vật "Stryge" với
đôi cánh, ngồi vắt vẻo trên đỉnh tòa nhà, chống cằm suy tư nhìn
xuống phố...
Những bảo vật khiến Nhà thờ Đức Bà Paris là biểu tượng bất diệt trong trái tim người Pháp: Bao nhiêu thứ còn nguyên vẹn sau đám cháy? - Ảnh 5.
Phía sau cặp đôi là linh vật Stryge ngồi trầm tư...
(Ảnh: Magnum Photos)

Chuông

Nhà thờ có đến 10 chiếc chuông. Cái lớn nhất đặt theo tên Thánh
là Emmanuel, nặng 23 tấn và được đặt lên tháp nam từ năm 1685.
Vào kỉ niệm 850 năm ngày khánh thành (năm 2013), Nhà thờ đã
đúc lại những chiếc chuông nhỏ hơn ở tháp bắc. Mỗi chiếc đều
được đặt theo tên Thánh, nguyên liệu làm nóng chảy để đúc
chuông chính là đạn đại bác từ thời Cách mạng Pháp.
Những bảo vật khiến Nhà thờ Đức Bà Paris là biểu tượng bất diệt trong trái tim người Pháp: Bao nhiêu thứ còn nguyên vẹn sau đám cháy? - Ảnh 6.
Lễ rước những chiếc chuông mới đến tháp bắc vào năm 2013, mỗi
chiếc nặng khoảng 6,5 tấn (Ảnh: AP)
Ngoài ra, chắc bạn đã biết đến Quasimodo - nhân vật chính trong
sáng tác bất hủ "The Hunchback of Notre-Dame" (Thằng gù ở
nhà thờ Đức Bà) của đại văn hào Victor Hugo.
Ngọn tháp Gothic
Ngọn tháp biểu tượng của Nhà thờ Đức Bà Paris đã sụp đổ trong
ngọn lửa hung tàn hôm 15/4. Nó được xây nên từ thế kỉ 12 và đã
trải qua bao thăng trầm cùng toàn bộ kiến trúc nhà thờ cũng như
với người dân Paris - bao gồm việc bị tháo dỡ trong suốt Cách
mạng Pháp và tái xây dựng vào những năm 1860.
Những bảo vật khiến Nhà thờ Đức Bà Paris là biểu tượng bất diệt trong trái tim người Pháp: Bao nhiêu thứ còn nguyên vẹn sau đám cháy? - Ảnh 8.
(Ảnh: AFP)
Khi ngọn tháp Gothic lại vùi mình trong biển lửa, Viện Kiến trúc
sư Hoàng gia Anh đã ngay lập tức bày tỏ sự nuối tiếc: "Việc mái
nhà và ngọn tháp bị thiêu cháy, có khả năng là cả khung vòm bằng
đá nữa, là những mất mát to lớn không thể nào thay thế đối với di
sản kiến trúc Gothic Pháp. Trái tim của chúng tôi hướng về người
dân Pháp và những người yêu thích di sản văn hóa từ khắp nơi trên
thế giới".

Các thánh tích của Chúa Giê-su

Những bảo vật khiến Nhà thờ Đức Bà Paris là biểu tượng bất diệt trong trái tim người Pháp: Bao nhiêu thứ còn nguyên vẹn sau đám cháy? - Ảnh 9.
Vương miện gai (Ảnh: CNN)
Nhà thờ Đức bà là nơi gìn giữ 3 thánh tích cho Lòng đam mê của
Chúa Giê-su, bao gồm Thánh giá, một chiếc đinh và Vương miện
gai (Crown of Thorns). Theo nhiều nguồn tin, vương miện gai đã
được bảo tồn thành công.
Ngoài ra, áo choàng của vua Saint Louis cùng một số vật phẩm
vô giá khác cũng được di dời nhanh chóng đến nơi an toàn.
Những bảo vật khiến Nhà thờ Đức Bà Paris là biểu tượng bất diệt trong trái tim người Pháp: Bao nhiêu thứ còn nguyên vẹn sau đám cháy? - Ảnh 10.
Các bảo vật được di dời (nguồn: Twitter Catholic Arena)
(Theo BBC, CNN)

Nhà thờ Đức Bà Paris: 8 thế kỷ thăng trầm

Nhà thờ Đức Bà Paris: 8 thế kỷ thăng trầm trước khi bị lửa dữ nuốt chửng - Ảnh 1.
Nhà thờ Đức Bà được xây dựng từ thế kỷ 12 - 14 là công trình
kiến trúc biểu tượng của văn minh Thiên chúa giáo phương Tây
theo phong cách Gothic. Nằm trên hòn đảo Ile de la Cité của sông
Seine, Nhà thờ Đức Bà là trái tim của Paris, là trung tâm của nước
Pháp.
Nhà thờ Đức Bà Paris: 8 thế kỷ thăng trầm trước khi bị lửa dữ nuốt chửng - Ảnh 2.
Bức ảnh ngày 16/4/1945 ghi lại cảnh những người lính Mỹ ngồi
kín các dãy ghế trong Nhà thờ Đức Bà tại lễ tưởng niệm Tổng
thống Franklin D. Roosevelt. Trong suốt 8 thế kỷ qua, công trình
kiến trúc này đã chứng kiến nhiều biến cố lớn lao của lịch sử nước
Pháp và lịch sử thế giới.
Nhà thờ Đức Bà Paris: 8 thế kỷ thăng trầm trước khi bị lửa dữ nuốt chửng - Ảnh 3.
Vẻ đẹp của Nhà thờ Đức Bà qua bức ảnh đen trắng ngày 11/4/1946.
Ngay bên phải của nó là cây cầu St. Michel bắc ngang dòng sông
Seine thơ mộng.
Nhà thờ Đức Bà Paris: 8 thế kỷ thăng trầm trước khi bị lửa dữ nuốt chửng - Ảnh 4.
Nhà thờ Đức Bà là địa điểm được ghé thăm nhiều nhất ở Paris.
Hơn 12 triệu người đến đây mỗi năm, gần gấp đôi số lượng du
khách thăm tháp Eiffel. Những tháp nhọn, mái vòm, tường trụ...
biến công trình này trở thành một kiệt tác kiến trúc.
Nhà thờ Đức Bà Paris: 8 thế kỷ thăng trầm trước khi bị lửa dữ nuốt chửng - Ảnh 5.
Một máng xối nước mặt quỷ nhìn bao quát Paris từ đỉnh Nhà thờ
Đức Bà ngày 10/1/1997. Công trình này và các máng xối nước
của nó là một trong những đặc điểm tiêu biểu của Paris thời trung
cổ.
Nhà thờ Đức Bà Paris: 8 thế kỷ thăng trầm trước khi bị lửa dữ nuốt chửng - Ảnh 6.
Giáo hoàng John Paul II tham dự lễ ban phúc tại Nhà thờ Đức Bà
ngày 22/8/1997.
Nhà thờ Đức Bà Paris: 8 thế kỷ thăng trầm trước khi bị lửa dữ nuốt chửng - Ảnh 7.
Những xà lan di chuyển thong thả trên sông Seine yên bình với
Nhà thờ Đức Bà cổ kính ở phía sau.
Nhà thờ Đức Bà Paris: 8 thế kỷ thăng trầm trước khi bị lửa dữ nuốt chửng - Ảnh 8.
Các mục sư và những tín đồ tập trung trước Nhà thờ Đức Bà để
dự lễ ban thánh thể ngày 11/2/2008. Nhà thờ Đức Bà mang nhiều
giá trị không chỉ về mặt lịch sử, tôn giáo mà còn cả kiến trúc và
nghệ thuật.
Nhà thờ Đức Bà Paris: 8 thế kỷ thăng trầm trước khi bị lửa dữ nuốt chửng - Ảnh 9.
Giáo hoàng Benedict XVI đọc thông điệp trước Nhà thờ Đức Bà
ngày 12/9/2008 sau nghi thức cầu kinh chiều.
Nhà thờ Đức Bà Paris: 8 thế kỷ thăng trầm trước khi bị lửa dữ nuốt chửng - Ảnh 10.
Một bức tượng của Eugène Viollet le Duc - một kiến trúc sư và
một người tu sửa Nhà thờ Đức Bà thế kỷ 19. Trong ảnh là phần
mái của Nhà thờ khi nhìn từ trên cao.
Nhà thờ Đức Bà Paris: 8 thế kỷ thăng trầm trước khi bị lửa dữ nuốt chửng - Ảnh 11.
Mọi người tham gia lễ khánh thành những quả chuông mới ở
Nhà thờ Đức Bà ngày 2/2/2013. Những quả chuông này nặng
23 tấn và được sử dụng để thay thế cho những quả chuông từng
bị phá hủy từ thời Cách mạng Pháp cuối thế kỷ 18.
Nhà thờ Đức Bà Paris: 8 thế kỷ thăng trầm trước khi bị lửa dữ nuốt chửng - Ảnh 13.
Cuộc đua thuyền trên sông Seine gần Nhà thờ Đức Bà ngày
9/12/2018.
Nhà thờ Đức Bà Paris: 8 thế kỷ thăng trầm trước khi bị lửa dữ nuốt chửng - Ảnh 14.
Cảnh tượng bên trong Nhà thờ Đức Bà với những người dân đến
cầu nguyện.
Đại phong cầm trong Nhà thờ Đức Bà - một loại nhạc cụ có ý
nghĩa quan trọng trong các nghi lễ tôn giáo phương Tây.
Nhà thờ Đức Bà Paris: 8 thế kỷ thăng trầm trước khi bị lửa dữ nuốt chửng - Ảnh 18.
Bức ảnh toàn cảnh Paris, trong đó có Nhà thờ Đức Bà chụp từ
tháp Montparnasse ngày 15/7/2018.
Nhà thờ Đức Bà Paris: 8 thế kỷ thăng trầm trước khi bị lửa dữ nuốt chửng - Ảnh 19.
Cảnh tượng Nhà thờ Đức Bà đứng uy nghiêm giữa lòng Paris cổ
kính ngày 27/3/2019 trước khi bị lửa dữ “nuốt chửng” ngày
15/4/2019 trong sự bàng hoàng và sững sờ của nhân dân Pháp
cũng như toàn thế giới.
Mặt trời sẽ lại bừng sáng

Nước mắt thằng Gù trên tháp chuông nhà thờ Đức Bà: Gần 1000 năm lịch sử, ai sẽ phục dựng lại cho nước Pháp và nhân loại? - Ảnh 5.

Điều quan trọng, làm sao để có thể vực dậy được tinh thần Pháp,
niềm tin và sự tự hào của người dân đất nước này. Ai sẽ
“phục dựng” lại được nhà thờ Đức Bà trong tâm trí người dân
Pháp và toàn nhân loại?



No comments: