28 gia đình ở Nghệ An và Hà
Tĩnh khai có con em ‘mất liên lạc’ ở Anh
October 29, 2019
HA TINH, VIETNAM - OCTOBER 28: Family
members and neighbours of Pham Thi Tra My, believed to be one of the 39 people
found dead in a refrigerated truck in Britain, attend a praying ceremony with
Buddhist monks in front of a makeshift shrine made for Pham Thi Tra My at her
house on October 28, 2019 in Ha Tinh province, Vietnam. A lorry was discovered
early Wednesday morning in Waterglade Industrial Park on Eastern Avenue in the
town of Grays.
Authorities said they believed the lorry originated in Bulgaria
and entered the country at Holyhead on October 19. The suspected driver was
arrested in connection with the investigation. (Photo by Linh Pham/Getty
Images)
NGHỆ AN, Việt Nam (NV) – Hiện có 28
gia đình khai báo có con em “mất liên lạc” ở Anh mà người ta sợ có thể nằm
trong số 39 nạn nhân thiệt mạng trong thùng container tại quận Essex tuần qua.
Một số báo tại Việt Nam thuật theo lời
công an tỉnh Nghệ An cho biết, có thêm bốn gia đình tại địa phương khai báo có
người thân bị mất liên lạc từ ngày 22 và 23 Tháng Mười trên đường họ được vận
chuyển bằng xe đầu kéo container từ Bỉ qua phà sang Anh.
Đến nay, 18 gia đình tại Nghệ An và 10 tại
Hà Tĩnh khai báo có con em mất liên lạc suốt một tuần qua.
Tài xế xe vận tải đầu kéo Maurice
Robinson, 25 tuổi, tiếp nhận container tại cảng rồi lái về khu công nghiệp thuộc
quận Essex. Anh ta mở container thấy 39 xác người liền vội vàng báo cảnh sát. Vụ
việc gây rúng động dư luận Anh Quốc và thế giới. Tin tức ban đầu nói đó là những
người Trung Quốc khi người ta phỏng đoán theo nhân dạng, nhưng nhiều người tại
Việt Nam xuất hiện với các lo sợ thân nhân nằm trong số các nạn nhân.
Tài xế Robinson đã ra tòa án hôm Thứ
Hai, 28 Tháng Mười, với cáo buộc 43 tội danh gồm từ ngộ sát, buôn người đến rửa
tiền. Tin từ tòa án được báo Daily Mail thuật lời công tố nghi ngờ anh ta nằm
trong một đường dây đưa một số lớn người nhập lậu vào Anh Quốc từ Tháng Mười
Hai năm ngoái.
“Còn một số lớn những kẻ âm mưu liên
quan vẫn bặt tăm,” Daily Mail dẫn lời công tố viên Iguyovwe Oghenerouna. Cơ
quan điều tra đang truy lùng hai anh em Ronan Hughes, 40 tuổi, và Christopher
Hughes, 34 tuổi. Cả hai đều bị tình nghi phạm tội ngộ sát và buôn người, liên
quan đến cái chết của 39 người nói trên.
Người thân anh Nguyễn Đình Lương, 20 tuổi,
ở Hà Tĩnh, được cho là nằm trong số 39 người chết trong chiếc xe vận tải ở Anh
hôm 23 Tháng Mười, ngồi thẫn thờ khi không nhận được tin tức về anh suốt gần một
tuần qua. (Hình: Linh Phạm/Getty Images)
Công an tại Việt Nam cũng đang điều tra
các nhóm người bị nghi ngờ “đưa người trốn đi nước ngoài trái phép” theo lời
khai báo của các gia đình có con em bị mất liên lạc. Mẫu tóc, móng tay của nhiều
cha mẹ khai báo có con mất tích để xét nghiệm ADN và gửi sang Anh, đối chiếu
xem có nằm trong số 39 thi thể trong container hay không.
Một số gia đình đã lập bàn thờ vì tin rằng
con em đã thiệt mạng sau khi liên lạc với các người thân đang ở Anh hay các “đường
dây” đưa người đi lậu.
Theo một bài điều tra của báo mạng
Ajajeera, tỉnh Nghệ An là một tỉnh nghèo của Việt Nam thường được các tổ chức
buôn người lợi dụng để kiếm tiền. Gia đình các thanh niên nam nữ chịu tốn kém
những khoản tiền lớn bằng cách vay mượn hay cầm cố nhà cửa để họ ra nước ngoài
kiếm tiền gửi về.
Hai nữ phóng viên của Aljajeera đóng vai
người muốn đi lậu sang Anh để làm móng tay tiếp xúc với đầu mối ở thành phố
Vinh. Người phụ nữ của đường dây bảo đảm lo cho hai người tới Anh an toàn với số
tiền công $32,000.
Họ sẽ được dàn xếp để bay từ Việt Nam
qua Nga dưới cái vỏ du học sinh hoặc người trong một đoàn du lịch. Từ Nga, họ sẽ
được chở bằng xe sang Âu Châu rồi đi tiếp đến Anh Quốc.
“Tôi sẽ xếp đặt cho các chị bay tới Nga
rồi từ đó đi xe qua Ba Lan, Đức rồi Pháp. Tôi bảo đảm hoàn toàn an toàn.” Đầu mối
buôn người nói với các phóng viên giả làm người muốn đi lậu. Người đó còn nói tất
cả chuyến đi chỉ kéo dài vài tuần lễ cho một cơ hội kiếm rất nhiều tiền.
Tuy nhiên nhiều cuộc điều tra của các cơ
quan và tổ chức xã hội bên Anh cũng như tại Châu Âu cho thấy, những chuyến đi lậu
như thế không bao giờ dễ dàng cũng như êm xuôi trót lọt. Đánh đập, hãm hiếp,
đói khát, căng thẳng, sợ hãi đều có cả.
Quảng cáo của chính quyền Nghệ An thúc
giục dân đi xuất khẩu lao động. (Hình: Truyền Thông Song Ngọc)
Báo VNExpress ngày 29 Tháng Mười kể câu
chuyện xuất khẩu lao động chui đầy kinh hoàng “suýt phải đánh đổi cả tính mạng”
hồi năm 2003 của một người đàn ông tên Lục, nay 46 tuổi, cư dân thị xã Hồng
Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Ông vay mượn $5,000 nộp cho người môi giới địa phương để
“làm hộ chiếu bay sang Nga theo diện du lịch ba tháng để sang Đức.”
Ông Lục được thuật lại là hành trình kép
dài nhiều tháng qua nhiều chặng đường bộ từ Nga băng qua nhiều nước gồm cả bị bắt
và tù tội, trục xuất. Tới được Đức làm lậu một thời gian có tiền trả nợ rồi bốn
năm sau lại tìm cách sang Anh vì nghe nói kiếm được nhiều tiền hơn.
Hành trình gian nan cực khổ trốn trong một
container lạnh nhưng may mắn không chết khi đến nước Anh thì lại bị bắt và trục
xuất, mất 10,000 Euro tiền lộ phí “VIP.” (TN)
No comments:
Post a Comment