Sông Tam Bạc (Hải Phòng) |
Cải cách ruộng đất, đấu tố Nguồn: OntheNet |
Những người còn ở lại miền Bắc
Cuộc di cư vào Nam hồi 54-55 của những người miến Bắc là một sự lưạ chon
đúng đắn và dũng cảm. Họ đã đứt ruột rời bỏ quê hương, nơi tổ tiên họ đã bao
đời sinh sống. Nơi từng nắm đất, ngọn cỏ, bụi cây cũng chứa đầy máu, nước mắt,
mồ hôi của những thế hệ ông cha. Họ ra đi như một khẳng định dứt khoát và quyết
liệt. Không thể sống chung với cộng sản. Dẫu trước mắt, có thể còn đầy rẫy khó
khăn, chập chững bước đầu nơi đất khách, lập quê hương mới. Nhưng nơi đó, họ
được có tự do, hạnh phúc và nhất là nhân thân họ được tôn trọng.
Người đi đã thế. Những thân nhân còn ở lại chịu khổ ải bội phần. Họ bỗng dưng thành những công dân loại hai. Rất nhiều người bị nhà cầm quyền kéo ra đấu tố, tù đày chẳng kém gì những thành phần cường hào đìạ chủ. Tuy họ không giàu, cũng không có chức tước gì trong thôn xã. Nhưng họ bị tội là có thân nhân ruột thịt di cư vào Nam theo giặc.
Những gia đình có thân nhân di cư vào Nam thường không được vào đảng… Không được nâng đỡ, thăng tiến trong công tác. Nhất là sau khi có tin tức về những vụ bắt gián điệp, biệt kích từ trong Nam gửi ra. Thì những gia đình có thân ruột thịt di cư như ngồi trên đống lửa. Vì lúc nào họ cũng bị theo dõi nghi ngờ với những tin đồn có cánh.
Họ sống trong nơm nớp sợ hãi, bất an và nghi kỵ... không kém chi những thành phần địa chủ, cường hào.
Đọc bài Di Cư anh viết, tôi thấy người đi đã vậy mà người ở lại cũng lãnh bao nhiêu hệ lụy. Những hệ lụy dai dẳng suốt mấy chục năm kéo theo bao những cảnh đời cùng khổ. Mà chẳng giấy bút nào viết hết.
Và như vậy bài Di Cư không đề cập đến hệ lụy của người ở lại là chưa đầy đủ. Phải không anh?
Nhân đây tôi cũng chép lại bài thơ về người con gái có chồng theo "giặc" vào Nam (Bài thơ khá được phổ biến, ngân ngợi, hò, vè). Thời đó rất nhiều người thuộc.
Khoan khoan cô lái đò ơi,
Có còn rộng chỗ cho tôi sang nhờ.
Khách đông, thuyền đã rời bờ,
Nể lòng cô gái quay đò, tôi sang.
Nắng thu như dải luạ vàng,
Trên sông Tam Bạc (1) nhịp nhàng chảy xuôi.
Môi cô luôn nở nụ cười
Tay cô thoăn thoắt đưa đôi mái chèo.
Mạn thuyền tiếng sóng êm reo,
Có dòng nước bạc chảy theo con đò.
Thuyền sang tới bến bao giờ,
Bỗng dưng tôi thấy ngẩn ngơ, bàng hoàng.
Ước gì có chuyến đò ngang,
Dài bằng cả một thời gian mười ngày...
Thu qua, rồi đến xuân nay,
Tình cờ qua bến sông này năm xưa.
Vẫn còn nhớ lại trong mơ,
Vẫn sông, vẫn bến đôi bờ xôn xao.
Vẫn con đò của độ nào,
Vẫn cô gái nhỏ, má đào chưa phai.
Nhưng sao cô khẽ thở dài,
Thẫn thờ nhìn khách ngồi hai mạn thuyền.
Nụ cười tươi thắm, hồn nhiên,
Năm xưa, chẳng thấy nở trên môi hồng.
Hỏi dò mấy bạn sang sông,
Biết thêm cô đã lấy chồng thu qua.
Đời đang tươi đẹp như hoa,
Chồng cô theo giặc, bỏ nhà vào Nam.
Đêm thu dưới anh trăng vàng,
Dừng chèo trên bến, đò ngang đợi chờ.
Nước non ngăn cách đôi bờ,
Hờn căm đế quốc bao giờ cho nguôi...
Người đi đã thế. Những thân nhân còn ở lại chịu khổ ải bội phần. Họ bỗng dưng thành những công dân loại hai. Rất nhiều người bị nhà cầm quyền kéo ra đấu tố, tù đày chẳng kém gì những thành phần cường hào đìạ chủ. Tuy họ không giàu, cũng không có chức tước gì trong thôn xã. Nhưng họ bị tội là có thân nhân ruột thịt di cư vào Nam theo giặc.
Những gia đình có thân nhân di cư vào Nam thường không được vào đảng… Không được nâng đỡ, thăng tiến trong công tác. Nhất là sau khi có tin tức về những vụ bắt gián điệp, biệt kích từ trong Nam gửi ra. Thì những gia đình có thân ruột thịt di cư như ngồi trên đống lửa. Vì lúc nào họ cũng bị theo dõi nghi ngờ với những tin đồn có cánh.
Họ sống trong nơm nớp sợ hãi, bất an và nghi kỵ... không kém chi những thành phần địa chủ, cường hào.
Đọc bài Di Cư anh viết, tôi thấy người đi đã vậy mà người ở lại cũng lãnh bao nhiêu hệ lụy. Những hệ lụy dai dẳng suốt mấy chục năm kéo theo bao những cảnh đời cùng khổ. Mà chẳng giấy bút nào viết hết.
Không biết những người ra đi có hiểu cho người ở lại không?
Và như vậy bài Di Cư không đề cập đến hệ lụy của người ở lại là chưa đầy đủ. Phải không anh?
Nhân đây tôi cũng chép lại bài thơ về người con gái có chồng theo "giặc" vào Nam (Bài thơ khá được phổ biến, ngân ngợi, hò, vè). Thời đó rất nhiều người thuộc.
CÔ LÁI ĐÒ
Khoan khoan cô lái đò ơi,
Có còn rộng chỗ cho tôi sang nhờ.
Khách đông, thuyền đã rời bờ,
Nể lòng cô gái quay đò, tôi sang.
Nắng thu như dải luạ vàng,
Trên sông Tam Bạc (1) nhịp nhàng chảy xuôi.
Môi cô luôn nở nụ cười
Tay cô thoăn thoắt đưa đôi mái chèo.
Mạn thuyền tiếng sóng êm reo,
Có dòng nước bạc chảy theo con đò.
Thuyền sang tới bến bao giờ,
Bỗng dưng tôi thấy ngẩn ngơ, bàng hoàng.
Ước gì có chuyến đò ngang,
Dài bằng cả một thời gian mười ngày...
Thu qua, rồi đến xuân nay,
Tình cờ qua bến sông này năm xưa.
Vẫn còn nhớ lại trong mơ,
Vẫn sông, vẫn bến đôi bờ xôn xao.
Vẫn con đò của độ nào,
Vẫn cô gái nhỏ, má đào chưa phai.
Nhưng sao cô khẽ thở dài,
Thẫn thờ nhìn khách ngồi hai mạn thuyền.
Nụ cười tươi thắm, hồn nhiên,
Năm xưa, chẳng thấy nở trên môi hồng.
Hỏi dò mấy bạn sang sông,
Biết thêm cô đã lấy chồng thu qua.
Đời đang tươi đẹp như hoa,
Chồng cô theo giặc, bỏ nhà vào Nam.
Đêm thu dưới anh trăng vàng,
Dừng chèo trên bến, đò ngang đợi chờ.
Nước non ngăn cách đôi bờ,
Hờn căm đế quốc bao giờ cho nguôi...
Bài này viết theo thể
lục bát. Từ ngữ bình dị mà vần điệu nhuần nhuyễn.
Tôi không biết tên tác giả
nhưng thuộc lòng từ thuở lên mười.
Vân Hải
No comments:
Post a Comment