Thursday, August 15, 2019

CUỘC SỐNG Ở MIỀN ĐẤT NÓNG NHẤT HÀNH TINH (THE ATLANTIC)

Cuộc sống ở miền đất nóng nhất hành tinh

Bất chấp nắng nóng, khô hạn và những núi lửa đang hoạt động,
bộ tộc Afar vẫn sinh sống và khai thác muối từ vùng trũng
Danakil, Ethiopia. 
Cuộc sống ở miền đất nóng nhất hành tinh
Nằm ở trung tâm vùng Sừng châu Phi, Danakil là nơi hẻo lánh
và khắc nghiệt nhất trên hành tinh. Dưới ánh mặt trời thiêu đốt
và ở độ sâu 125 m so với mực nước biển, nơi đây có nhiệt độ
trung bình quanh năm là 34,4 độ C. Ảnh: The Atlantic.
Cuộc sống ở miền đất nóng nhất hành tinh
Trong thời điểm nắng nóng nhất, Danakil có nhiệt độ lên tới 50
độ C. Với lượng mưa ít ỏi hàng năm từ 100 - 200 mm, nơi đây
được gọi là "Cánh cổng dẫn tới địa ngục". Ảnh: BBC.
Cuộc sống ở miền đất nóng nhất hành tinh
Được hình thành do sự va chạm của những mảng kiến tạo ở
biên giới Ethiopia, Eritrea và Djibouti, vùng trũng Danakil sở
hữu kỳ quan địa chất tuyệt đẹp. Nơi đây có những cánh đồng
thủy nhiệt đầy màu sắc, chảo muối khổng lồ và hồ nước nóng
đầy hóa chất bên dưới là dòng dung nham ngầm sôi sục.
Ảnh: The Atlantic.
Cuộc sống ở miền đất nóng nhất hành tinh
Trong các hồ nước nóng và có tính axit cao nhất, phản ứng của
lưu huỳnh và muối tạo thành những hình khối màu vàng sáng.
Ở những hồ nước mát hơn, muối đồng tạo nên màu xanh lam
ngọc. Trên ảnh là tia nước phun ra từ mạch suối nước nóng của
Danakil. Ảnh: The Atlantic.
Cuộc sống ở miền đất nóng nhất hành tinh
Với khí hậu nóng, khô và điều kiện khắc nghiệt, rất ít loài động
thực vật có thể sống ở Danakil. Tuy nhiên, người Afar đã định
cư ở đây hàng trăm năm qua trong làng Hamadela.
Ảnh: The Atlantic.
Cuộc sống ở miền đất nóng nhất hành tinh
Công việc chính của người Afar là khai thác muối từ các hồ
khoáng chất của Danakil và vận chuyển chúng qua sa mạc
bằng lạc đà. Ảnh: BBC.
Cuộc sống ở miền đất nóng nhất hành tinh
Hàng ngày, mỗi người có thể cắt được khoảng 120 khối muối
nặng 4kg và nhiều hơn là 150 viên. Ảnh: Andy Explores.
Cuộc sống ở miền đất nóng nhất hành tinh
Sau khi cắt, muối được chuyển tới làng Berahile, cách đó 80 km.
Hành trình kéo dài từ 2 đến 3 ngày mỗi chiều đi và về. Mỗi
chuyến đi này, cả đoàn kiếm được 3.320 birr (khoảng 2,6 triệu
đồng). Tuy nhiên, phần lớn số tiền này thuộc về chủ sở hữu của
những con lạc đà, còn người làm thuê nhận được rất ít.
Trước đây, họ thường chuyển muối tới chợ Mekele, cách đó
khoảng một tuần đi bộ. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của những
con đường, xe tải có thể trực tiếp lấy muối từ làng Berahile.
Ảnh: Ian Swithinbank/Flickr.
Cuộc sống ở miền đất nóng nhất hành tinh
Người Afar cũng sinh sống theo lối du mục. Họ ở trong những
túp lều có thể tháo dỡ và chăm sóc đàn gia súc gồm dê, lừa, lạc
đà. Sông Awash là dòng nước chính chảy vào khu vực, mang lại
sự sống cho người Afar và đàn gia súc của họ. 
Awash là một trong những con sông độc đáo nhất trên thế giới.
Bắt nguồn từ cao nguyên Ethiopia, sông chảy xuống các hồ
trong vùng trũng Danakil. Dưới tác động của ánh nắng mặt trời
thiêu đốt, nước hồ bốc hơi và để lại những chảo muối khổng lồ.
Ảnh: BBC.
Cuộc sống ở miền đất nóng nhất hành tinh
Thích nghi trong điều kiện sống khắc nghiệt của Danakil, cơ
thể người Afar cần ít nước và thức ăn hơn so với người bình
thường. Trong hành trình di chuyển, họ chỉ cần một ổ bánh mì
và nước. Ảnh: Lens Magazine.
Cuộc sống ở miền đất nóng nhất hành tinh
Ngày nay, con đường nối liền làng Hamid Ela (nơi cách mỏ
muối 50 km) đến Berahile được xây dựng. Bất chấp sự biến
đổi ở Danakil, người Afar và đoàn lạc đà của họ vẫn duy trì
truyền thống lâu đời. Ảnh: BBC.
Cuộc sống ở miền đất nóng nhất hành tinh
Do thu nhập không cao, người Afar cũng làm thêm công việc
khác như chở đồ cho du khách - những người muốn qua đêm
trên đỉnh Erta Ale để chụp ảnh. Hầu hết các du khách tới đây
đều tham quan ngọn núi lửa cao 600 m này với hồ dung nham
hiếm có trên thế giới. Ảnh: The Atlantic.


No comments: