Thursday, July 11, 2019

TÁC PHẨN NHÀ THƠ ĐỨC BÀ PARIS (VICTOR HUGO)


Tác phẩm Nhà thờ đức bà Paris :

Bối cảnh xã hội :Bối cảnh xã hội :
Tác phẩm ra đời xuất phát từ việc tác giả muốn viết một cuốn tiểu thuyết về ngôi nhà thờ nổi tiếng ở Paris. Ông đã nhiều lần đến nhà thờ Đức bà Paris để ngắm kiến trúc cổ của ngôi nhà thờ và nảy ra ý tưởng viết một cuốn tiểu thuyết có tính chất lịch sử lấy bối cảnh Paris thời Trung cổ. Ông muốn ngôi nhà thờ cổ kính tráng lệ vượt lên trên thời gian và tất cả những biến cố. Tác phẩm đã thể hiện được sự vươn đến một tầm cao triết lý, qua cách mô tả một định mệnh đã dẫn các nhân vật gắn liền với ngôi nhà thờ này cho đến chỗ chết, chỗ hủy diệt. Chính cảm hứng bi quan này đã đem đến cho tác phẩm vẻ lớn lao và hoang dại.
Tóm tắt nội dung
Tác phẩm được chia làm 11 quyển và dày hơn 600 trang, nội dung cụ thể của từng quyển:

Quyển 1, 2, 3:

Esméralda là một cô gái xinh đẹp cô làm nghề múa rong trước nhà thờ Đức Bà, công việc này bị sự cấm đoán của phó giám mục nhà thờ là Claude Frollo. Ông này đã say mê cô vũ nữ lúc nào không hay và ông đã lệnh cho Quasimodo  bắt cóc Esméralda, sự việc không thành Quasimodo bị bắt, cô vũ nữ bắt đầu yêu đại úy Phoebus người đã cứu cô.

Quyển 4- 6:

Là cô gái có lòng nhân từ, Esméralda bỏ qua vụ bắt cóc và đã đem nước cho Quasimodo uống trong lúc hắn bị giam giữ. Chính vẻ đẹp và tấm lòng của Esméralda đã đánh thức trái tim hoen rỉ, tâm hồn hoang dại của hắn. Và Quasimodo bắt đầu yêu, một tình yêu bất diệt không cần đền đáp.

Quyển 7:

Esméralda yêu Phoebus một cách mù quáng, dù Phoebus thực chất chỉ là một gã sở khanh, đã có hôn thê là một cô tiểu thư. Khi Esméralda hẹn hò với viên đại úy phó giám mục yêu Esméralda đã theo dõi đôi tình nhân và y đã không kìm chế được nỗi ghen tuông khi thấy 2 người quan hệ đã đâm Phoebus rồi bỏ trốn. Esméralda bị kết án vì hai tội: giết người và làm phù thủy.

Quyển 8-10:

Esméralda bị kết án treo cổ, Quasimodo phá pháp trường để cứu Esméralda, đem cô vào trú ẩn an toàn trong nhà thờ Đức bà. Những người ăn mày chờ Esméralda nhưng không thấy cô trở lại đã tấn công vào nhà thờ để cứu cô nhưng Quasimodo tưởng họ đến giết Esméralda nên tấn công và đẩy lùi họ.

Quyển 11:

Phó giám mục Claude Frollo tuyệt vọng đến mức mất cả lý trí và nhân tính. Hắn phát hiệnra Esméralda đang trú ẩn trong nhà thờ nên đã ép buộc và đe dọa cô. Với sự che chở của Quasimodo, Esméralda vẫn sống bình an và vẫn yêu Phoebus. Frollo đã ra điều kiện buộc Esméralda phải ưng thuận mình nếu không sẽ báo cho cảnh binh, cô thà chết chứ không chịu.
Frollo đã giao cô cho một bà tu điên dại với mục đích hành hạ Esméralda cho đến chết nhưng hai mẹ con đã nhận ra nhau nhờ đôi giày trẻ em cô luôn mang bên mình. Cuối cùng cô cũng bị phát hiện và bị treo cô lần thứ hai. Quasimodo biết được đầu đuôi câu chuyện nên đã xô ngã Frollo từ trên tháp chuông nhà thờ xuống đất và ôm xác Esméralda chết chung trong hầm mộ. Khi khai quật hầm mộ người ta thấy 2 bộ xương,một bộ không bình thường ôm lấy bộ xương kia, họ định tách ra thì bộ xương không bình thường tan thành tro bụi.
Victor Hugo

Nghệ thuật tương phản trong tác phẩm:
Khái niệm:

Thủ pháp tương phản là một trong những khái niệm không chỉ gắn với tiểu thuyết lãng mạn mà còn có dấu ấn đậm nét trong thơ. Khi nói về thủ pháp tương phản V.Hugo đã từng nói: “Nghệ thuật hiện đại sẽ thấy không chỉ mọi vật trong thế giới đều là cái  đẹp, phù hợp với lòng người mà sẽ cảm thấy cái xấu bên cạnh cái đẹp, cái dị dạng bên cạnh cái xinh xắn, cái thô tục được che giấu đằng sau cái cao cả, cái ác tồn tại sau cái thiện, đen tối và ánh sáng trộn lẫn vào nhau”.


Tương phản có nguồn gốc từ hội họa, nhằm thể hiện những thuộc tính trái ngược nhau giữa các sự vật, hiện tượng đó là sự tương phản giữa màu sắc và ánh sáng, giữa chất liệu và yếu tố tạo hình. Trong văn học, tương phản được biết đến như một biện pháp nghệ thuật nhằm so sánh, đối chiếu giữa hai bộ phận văn học. Đem một bộ phận (một khái niệm, một sự vật, một hiện tượng) đặt ngang bằng hoặc bên cạnh (khái niệm, sự vật, hiện tượng) để gây ấn tượng mạnh mẽ làm nổi bật một trong hai bộ phận trên.         Thủ pháp tương phản trong văn học được dùng để xây dựng những hình ảnh, những chi tiết, giọng điệu, hình tượng,…có tính chất, đặc điểm hoàn toàn ngược, nhằm nhấn mạnh một nội dung, một quan điểm, một tư tưởng nào đấy. Tuy nhiên , sự ngược về bản chất ấy phải được xét cho những đối tượng trên cùng một bìnhdiện và phải theo một tiêu chí nhất định, điều đó mới khiến nó có ý nghĩa.



No comments: