Thursday, March 26, 2020

THỊ TRẤN LA HAI, HUYỆN ĐỒNG XUÂN TỈNG PHÚ YÊN (ÔNG TÁMPY)




LaHai-ThịTrấn HuyệnĐồngXuân
 

Một chút về địa hình
Thị trấn(TT) nằm ở chỗ họp lưu cùa sông KỳLộ với chi lưubên tả ngạn cuả nó gọi là sông Cô(SC). SC phát nguyên từ đèo LaHai giáp biên giới BìnhĐịnh, đổ nước về Nam dọc theo tuyến đường xe lửa. TT dựa lưng vào trái núi ở phía tây có đỉnh cao 200m. Bên kia cánh đồng, ở bờ đông sông Cô là hòn Ông Kẹo cao 240m. Sông Cô bên lở, bên bồi. Lở ở bờ đông nên bờ đông có kè bảo vệ. Bên bồi là cánh đồng ở phía tây, nên bên này sông không có bờ tây. Một cây cầu dài hun hút từ TT bắc qua cánh đồng nối với bờ đông. Đây là tuyến đường bên tả ngạn sông KỳLộ(SKL) chạy về SôngCầu qua đèo CâyCưa. Đoạn SKL từ LaHai chảy về xuôi gọi là sông Cái. 

Sông KỳLộ cũng bên lở bên bồi. Bên lở ở phía nam, phía HàTrung. Bên bồi ở phía bắc, phía LaHai, nên sông không có bờ bắc. Qua khỏi mố đầu cầu bắc của cầu sắt LaHai, tuyến đường sắt(TĐS) chạy một hồi lâu trên đê băng qua cánh đồng. Ở phía tây TĐS, trên cánh đồng bắc sông KỳLộ có một đoạn sông cụt. Đó là Bầu LaHai. Phố xá của thị trấn nằm ở chân quả đồi phía tây cao 200m nói trên rồi quành về TâyNam, kéo dài tới Bầu LaHai. Qua khỏi con đê, tuyến đường sắt cong mình uốn một vòng chạy qua khu phố xá, chia phố xá ra làm 2. Mảnh phía TâyNam tiếp cận với Bầu LaHai. Một bờ kè chạy ở rìa phía nam cánh đồng bắc sông KỳLộ ngăn nước sông khỏi tràn vào cánh đồng.

Núi rừng ở TâyNam LaHai theo tuyến sông KỳLộ cứ dâng cao dần lên cho tới núi LaHiên(NLH) cao 1309m. NLH ở TâyNam nguồn tận cùng của sông KỳLộ là suối LaHiên. Nơi đây là 3 biên giới PhúYên-BìnhĐịnh-GiaLai. Kéo dài từ núi LaHiên là dãy núi theo hướng ĐôngBắc-TâyNam. Tới đèo TràKê(ĐTK) dãy núi ngoặc Trái, tạo ra dãy VânHòa chạy theo hướng TâyBắc-ĐôngNam. Tận cùng là núi ChópChài như là điểm chấm hết việc tạo sơn. ĐTK là chỗ thung lũng sông KỳLộ thông với thung lũng SôngBaHạ. ĐTK là đầu nguồn sông TràBươn, chi lưu bên hữu ngạn sông KỳLộ. Tuyến đường bên hữu ngạn sông Cái từ HàTrung về TuyAn qua ngả ĐèoThị.
Cầu sắt LaHai là “linh hồn”gợi nhớ xứ sở LaHai. Trên bức hình chụp ta có thể thấy cầu sắt ở bên trái hay bên phải cầu bêton là do góc chụp hình. Chụp từ bên LaHai thì thấy cầu sắt ở bên phải; ngược lại chụp từ phía HaTrung thì thấy cầu sắt ở bên trái.  Điểm chiến lược. Phố núi LaHai nằm trong thung lũng sông KỳLộ với 2 chi lưu tả hữu là SôngCô và sông TràBươn. Đây là điểm chiến lược. LaHai, thời chiến tranh TâySơn-NguyễnÁnh gọi là LaThai, tứ bề được núi non bao bọc như bức lũy trường thành tự nhiên. Cữa ngỏ là 4 cái đèo: Đèo LaHai thông ra BìnhĐịnh, đèo CâyCưa thông xuống SôngCầu, ĐèoThị thông xuống TuyAn và đèo TràKê thông qua SôngBa Hạ. LaHai là điểm chiến lược nổi danh trong lịch sử. Trong trận chiến TâySơn-Nguyễn Ánh, LaThai là điểm đến trên đường hành quân thượng đạo của Hoàng Tử Cảnh và của tướng Nguyễn Văn Thành ra hạ thành QuiNhơn rồi đổi tên ra thành BìnhĐịnh. Khi thống nhất đất nước ông được phong làm TổngTrấn BắcThành giữ ĐôngĐô là thành ThăngLong. Trung đạo là đường qua đèo CùMông ít quan trọng hơn và hạ đạo là đường biển ra đầm ThịNại. Trước đó, đây là đường thông lên TâyNguyên, nước NamBàn, ThủyXá-HỏaXá và là đường đi tìm trầm của LuậnBình hầu VănThếNghị thời chúa Nguyễn.
ChuVănTiếp cũng chọn nơi này dụng binh đồng thời với nhà Nguyễn TâySơn dụng binh bên kia núi LaHiên, chỗ dèo AnKhê. Thời Pháp Thuộc một cái đồn được dựng lên ở VânHòa và đèo TràKê cũng được dòm ngó đến. Chiến dịch Át Lăng quân LiênHiệpPháp cũng dùng đường thượng đạo này chinh phục phía Nam LiênKhu 5 của ViệtMinh. Thật là một nơi đáng ngẫm nghĩ.

Đầu năm 2020. Ongtampy.


No comments: