Gò Công Tuyệt Sắc Giai Nhân Thơ Trần Quốc Bảo
Nam Phương Hoàng Hậu (1914-1963) (Vợ Vua Bảo Đại)
Gò Công Tuyệt Sắc Giai Nhân
Đất lành chim đậu rất đông,
Miệt Tiền Giang, có Gò Công đất lành.
”Khổng-Tước-Khâu” là cổ danh,
Về sau đổi lại, tên thành Gò Công
Trên gò, nhiều loại thú muông,
Nhưng điều đặc biệt, chim công vô vàn!
Gò Công phong thủy mỹ quan,
Trường-Sơn gặp Cửu-Long-Giang nơi này!
Tình Sông Núi, tuyệt vời thay!
Gò Công đất quí, sinh hai Bà Hoàng.
Thứ nhất: Bà Phạm Thị Hằng (*)
Vợ Vua Thiệu Trị, tước hàng Qúi Phi.
Đoan trang diễm lệ nhu mì,
Sinh con Tự Đức trị vì thay cha.
Phương danh Từ Dụ, chói lòa sử sanh!
Thứ nhì: Bà Nguyễn Hữu (Thị) Lan (**)
Vợ Vua Bảo Đại song toàn sắc hương!
Chính ngôi Hoàng Hậu Nam Phương,
Càng vàng, lá ngọc, hoa hường khôi nguyên!
Miền Nam danh địa lưu truyền,
Giai nhân tuyệt sắc. nữ quyền rạng uy!
Gò Công, miệt Giồng-Sơn-Quy,
Nổi danh gái đẹp, sánh vì Thiên Tiên!
Việt Nam nòi giống Rồng Tiên!
Địa linh nhân kiệt, trai hiền gái ngoan.
Ba Miền một giải Giang san,
Biết bao xương máu , bảo toàn Quê hương!
Gò Công tuyệt sắc mỹ nương!
Tha phương, lòng những nhớ thương vô cùng!
Cầu mong cộng-phỉ cáo chung,
Ta về, sống với Gò Công đất lành.
Trần Quốc Bảo
Richmond, Virginia
Địa chỉ điện thư của tác giả:
(Xem thêm: Attachment A-Từ Dụ Thái Hoàng Thái Hậu )
(**) Bà Nguyễn Hữu Thị Lan tức Nam Phương Hoàng Hậu ( 南芳皇后 ) (sinh: 4-12-1914; mất: 16-9-1963) quê quán tại Gò Công, xinh đẹp tuyệt vời; là Hoàng Hậu của Hoàng Đế Bảo Đại thuộc triều đại nhà Nguyễn, đồng thời là Bà Hoàng Hậu cuối cùng của chế độ Quân chủ trong lịch sử Việt Nam.
(Xem thêm: Attachment B-Nam Phương Hoàng Hậu )
Từ Dụ
Thái Hoàng Thái Hậu
Bản văn trích sơ lược
từ: Bách khoa Toàn thư Wikipedia
Từ Dụ Thái Hoàng Thái Hậu |
|
Thân phụ |
|
Thân mẫu |
Phạm Thị Du |
Từ Dụ
Thái Hoàng Thái Hậu
Tiểu
sử
Từ
Dụ có tên húy là Hằng, tên tự là Nguyệt , sinh
ngày 20 tháng 6 năm 1810), xuất thân từ dòng họ Phạm, tại Giồng Sơn Quy (Gò Rùa), huyện TânHòa, Gò Công
(nay
là thị xã Gò Công thuộc
tỉnh Tiền Giang).
Bà là trưởng nữ của Lễ Bộ Thượng
Thư Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng,
mẹ là Đức Quốc phu nhân Phạm Thị Du.
Lúc
nhỏ Bà thích đọc sách, thông kinh sử, có đức hiền. Đến năm 12
tuổi, khi mẹ Bà là Phạm Phu nhân lâm bệnh nặng, chỉ thích nằm một mình,
tất cả người nhà không ai được gần gũi hầu hạ, Bà
ngày đêm hầu hạ cơm thuốc, không rời bên cạnh. Đến khi Phu nhân chết, Bà
ngày đêm kêu khóc không thôi, giữ tang thương xót chẳng nghĩ gì thêm, như người
đã trưởng thành, xa gần nghe biết đều tấm tắc khen là lạ. Năm 14 tuổi, Nhân Tuyên
Hoàng Thái Hậu nghe
tiếng hiền, tuyển Bà làm Phủ thiếp cho Hoàng
trưởng tử Nguyễn Phúc Miên Tông,
cháu đích tôn của Gia Long.
Bà là người có đức trang kính, giữ nết thuận tòng, được Nhân Tuyên
Hoàng Thái Hậu và Thánh Tổ Hoàng Đế yêu mến.
Năm
15 tuổi, Bà sinh gái đầu lòng là Nguyễn Phúc Tĩnh Hảo. Năm sau, Bà
sinh Hoàng nữ thứ hai là Nguyễn Phúc Uyên Ý - Năm 1829, Bà sinh người con thứ ba là trai, tên là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm tức là Vua Tự Đức sau này.
Năm 1847, Vua Thiệu Trị băng hà, con là Hồng Nhậm nối ngôi,
tức là Tự Đức. Lên ngôi Vua, tấn tôn cho mẹ, tôn hiệu là Hoàng Thái
Hậu,
Năm Quý Mùi (1883), Tự Đức qua đời, để di chiếu tôn Bà
làm Từ Dụ Thái Hoàng Thái
Hậu .
NGÀY 22 tháng 5 năm 1901)[7], Thái Thái
Hoàng Thái Hậu
băng hà, thọ 91 tuổi[8]
Bởi
lòng
nhân từ và những đức tính tốt đẹp của Bà khi sinh thời, người ta đã chọn tên Bà
để đặt cho một bệnh viện phụ sản, Bệnh
viện Từ Dũ, tại Sài gòn / VN..
Bản văn trích sơ lược từ: Bách khoa Toàn thư Wikipedia
NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT DUY NHẤT MẶC ÁO VÀNG TRONG TRIỀU ĐÌNH
Năm 1932 vua Bảo Đại về nước sau mười năm học tập ở Pháp. Bảo
Đại (sinh 1913) là một ông vua đẹp trai, có Tây học, ham thích thể thao, săn
bắn và âm nhạc, là hình ảnh lý tưởng của con gái Việt Nam, đặc biệt là con gái
Huế thời bấy giờ và mãi nhiều năm về sau. Nhiều nhà quyền quý, có con gái đều
nhắm đến vị Hoàng đế trẻ tuổi này.
Sau ngày Bảo Đại về nước, bà Từ Cung – mẹ đẻ của vua Bảo Đại, đã
chọn cô Bạch Yến con ông Phó bảng Nguyễn Đình Tiến quê ở làng Chí Long (Phong
Điền, Thừa Thiên) để chuẩn bị tiến cung. Cô Bạch Yến được dạy đàn ca, thơ phú,
dạy ăn nói, đi lại cho đúng với lễ nghi trong cung cấm. Hằng ngày cô được tắm
gội bằng sữa dê để giữ làn da đẹp. Nhưng rồi thật bẽ bàng, cuối cùng cô Bạch
Yến đã không được Bảo Đại lưu ý.
Bởi vì Bảo Đại đã yêu cô Nguyễn Hữu Thị Lan (sinh 1914), con một
nhà hào phú Nam bộ là ông Nguyễn Hữu Hào (gốc Gò Công). Bà còn là cháu ngoại
ông Lê Phát Đạt, tức Huyện Sỹ – người giàu nhất Nam bộ đầu thế kỷ XX, Nguyễn
Hữu Thị Lan là người nổi tiếng xinh đẹp, từng ba năm liền đạt giải hoa hậu Đông
Dương.
Tuy nhiên, với quyết định này của nhà vua, đã khiến Thái Hậu Từ Cung vô cùng
phiền lòng, còn triều đình như phải đối mặt với một cơn sóng dữ.
Bà Từ Cung bày tỏ không đồng tình việc Bảo Đại đòi lấy cô Nguyễn Hữu Thị Lan,
vì tuy là con nhà giàu nhưng cha mẹ không có chức tước gì trong triều đình.
Huống chi lại theo đạo Công giáo!.
Nam Phương Hoàng Hậu trong triều
phục năm 1934
Bảo Đại còn cứng rắn thưa với mẹ rằng, nếu không lấy được Nguyễn Hữu Thị Lan thì thà ở vậy suốt đời. Vua cũng
cam kết Hoàng hậu sẽ thắp nhang cúng vái tổ tiên theo đúng phong tục tập quán
của người Việt.
Người đứng đầu Tôn Nhân Phủ là Tôn Thất Hân lại càng phản đối
kịch liệt. Tôn Thất Hân nêu lý do: “Thị Lan chỉ đậu tú tài toàn phần Pháp không
thể so ra với Trạng Nguyên xứ ta, lại đòi làm Hoàng Hậu nữa thì không thể chấp
nhận được”.
Trước Hoàng Tộc, Bảo Đại thẳng thắn trả lời Tôn Nhân Phủ như sau: “Trẫm cưới vợ cho trẫm, đâu phải cưới cho cụ Tôn Thất Hân và
Triều đình đâu”.
Tôn Thất Đàn, cựu thượng thư bộ Hình định thảo một kiến nghị có
chữ ký của các đại thần đứng đầu các Bộ và các nha phủ quan trọng trong triều
yêu cầu Nhà vua nên từ hôn với Nam Phương. Bản thân ông và bạn bè còn nghĩ đến
buộc Nam Phương bỏ Công giáo theo đạo Phật pha trộn với đạo Lão đang thịnh hành
ở Việt Nam nếu cứ lấy Bảo Đại. Vị cựu thượng thư còn nói thêm có một vài vị
quan quyền cao đức trọng tỏ ý thà chết còn hơn được thấy việc hôn nhân này vi
phạm những nguyên tắc của nhà nước quân chủ.
Nhưng cuối cùng do sự quả quyết của Bảo Đại, bà Từ Cung và các
quan đình đành phải nghe theo vua.
Ngày 20/3/1934, hôn lễ được tổ chức tại Huế. Khi đó, Bảo Đại 21 tuổi,
Nguyễn Hữu Thị Lan 19. Bốn ngày sau, lễ Tấn Phong Hoàng Hậu rất trọng thể ở
Điện Dưỡng Tâm. Nhà vua phong Hoàng hậu Nguyễn Hữu Thị Lan tước Nam Phương
Hoàng Hậu.
Việc phong hoàng hậu này cũng lại là một biệt lệ, vì bà cùng với
Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu, chính thất của Nguyễn Thế Tổ Gia Long Hoàng Đế, là 2
vị Hoàng hậu duy nhất trong hoàng tộc nhà Nguyễn mang tước vị Hoàng hậu khi còn
sống.
Bảo Đại giải thích hai chữ Nam
Phương như sau: “Tôi đã chọn tên trị vì của Hoàng Hậu mới là Nam Phương, có
nghĩa là “Hương thơm của miền Nam” và tôi đã ra một chỉ dụ, đặc biệt cho phép
bà được phục sức màu vàng, là màu dành riêng cho Hoàng Đế”.
Nguyễn Hữu Thị Lan / khi tuổi trẻ,
du học bên Pháp, từ 12 dến 18 tuổi
Hoàng hậu Nguyễn Hữu Thị Lan tước Nam
Phương Hoàng Hậu.
Nam Phương Hoàng Hậu
và Hoàng Đế Bảo Đại
Nam Phương Hoàng hậu
và 5 người con.
Hoàng Tử Bảo Long - sinh năm 1936 (tạ thế
2007, 71 tuổi)
Công Chúa Phương Mai – sinh năm 1937
Công
Chúa Phương Liên – sinh năm 1938
Công
Chúa Phương Dung – sinh năm 1942
Hoàng
Tử Bảo Thắng - sinh năm 1943
No comments:
Post a Comment