Đọc thơ
Xuân 2
Trần Doãn
Nho
Mang
Xuân đến mọi nhà. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
Trong
lúc đó, từ căn nhà rất đẹp của mình ở Bellevue, tiểu bang Washington, Trần Mộng
Tú phác họa đôi nét chấm phá rất riêng về Xuân:
“Khi
em nói cho anh nghe về con dốc cạnh nhà
con dốc nhìn xuống hồ Sammamish với dòng nước trong veo
những chiếc thuyền nhỏ đang căng lên những chiếc buồm
vải trắng
con dốc nhìn xuống hồ Sammamish với dòng nước trong veo
những chiếc thuyền nhỏ đang căng lên những chiếc buồm
vải trắng
giải núi xanh như một nét mày thiếu nữ
vẽ một đường dài đến tận chân mây
làm cho trái tim em đập sai một nhịp
(…)
Em biết là mùa xuân đã dọn vào
ở hẳn với em”
(Mùa Xuân và Thơ Thanh Tâm Tuyền)
“Mùa
xuân đã dọn vào ở hẳn với em,” nghe nhẹ nhàng nhưng đầy quyến rũ!
***
Nhưng
đừng tưởng mùa Xuân bao giờ cũng vui, cũng tươi sáng, cũng đầy hy vọng. Trong
nhiều trường hợp, Xuân chẳng phải là Xuân: Xuân sầu.
Chế
Lan Viên, khi vẫn còn là nhà thơ tự do thời tiền chiến, đã từng nhìn mùa Xuân bằng
một cái nhìn vô cùng tiêu cực:
“Tôi có
chờ đâu có đợi đâu
Đem chi xuân lại gợi thêm sầu
Với tôi tất cả đều vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau…”
Đem chi xuân lại gợi thêm sầu
Với tôi tất cả đều vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau…”
Buồn,
bi quan, tuyệt vọng! Cả hơi thơ lẫn ý thơ như một phủ nhận, đúng hơn, một nghịch
lý toàn diện với hai chữ “mùa Xuân!” Vì sao? Nghèo. “Có một người nghèo không
biết tết/ Mang lì chiếc áo độ thu tàn!” Nó khiến ta nhớ đến những bài thơ Tết độc
đáo của Trần Tú Xương:
“Anh em đừng
nghĩ Tết tôi nghèo
Tiền bạc trong kho chửa lĩnh tiêu
Rượu cúc nhắn đem, hàng biếng quẩy
Trà sen mượn hỏi giá còn kiêu”
Tiền bạc trong kho chửa lĩnh tiêu
Rượu cúc nhắn đem, hàng biếng quẩy
Trà sen mượn hỏi giá còn kiêu”
Một
cách trào lộng chua chát về cái nghèo và mùa Xuân!
Chiến
tranh chấm dứt, trong lúc những kẻ chiến thắng ồn ào ca ngợi mùa Xuân “đại thắng”
thì hàng triệu người lại khăn gói vào tù. Xuân bây giờ là Xuân tù. Xin đọc vài
đoạn trong bài thơ “Tháng Chạp Buồn,” một bài thơ tù của Tô Thùy Yên, được tác
giả tìm thấy thời gian gần đây và đưa vào tuyển tập thơ mới vừa xuất bản của
ông:
“Tết này
con vẫn chưa về được
Chân mỏi còn lê nặng kiếp tù
Con nghĩ mà đau muôn nỗi nhớ
Chín năm lòng bạc những thiên thu
(…)
Trong ấy mùa xuân có đến không?
Mùa xuân hoa nở má em hồng
Mùa xuân áo mới như hy vọng
Nắng mật ngời lên ánh mắt trong
Chân mỏi còn lê nặng kiếp tù
Con nghĩ mà đau muôn nỗi nhớ
Chín năm lòng bạc những thiên thu
(…)
Trong ấy mùa xuân có đến không?
Mùa xuân hoa nở má em hồng
Mùa xuân áo mới như hy vọng
Nắng mật ngời lên ánh mắt trong
Ở đây có
lẽ xuân không đến
Rừng núi chưa tan giấc não nề
Thương nhớ tràn như con lũ máu
Lòng anh đã vỡ những con đê.
(…)
Ôi cánh diều băng mùa hạ cũ
Xương tàn còn đọng ngọn tre cao
Ðến nay trời nổi bao lần gió
Con tưởng oan hồn vật vã đau
Rừng núi chưa tan giấc não nề
Thương nhớ tràn như con lũ máu
Lòng anh đã vỡ những con đê.
(…)
Ôi cánh diều băng mùa hạ cũ
Xương tàn còn đọng ngọn tre cao
Ðến nay trời nổi bao lần gió
Con tưởng oan hồn vật vã đau
Tết này
cha vẫn chưa về được
Ðành hẹn cùng con tết khác thôi
Con nhớ để dành cây pháo cũ
Ðể dành một chút tuổi thơ vui.”
Ðành hẹn cùng con tết khác thôi
Con nhớ để dành cây pháo cũ
Ðể dành một chút tuổi thơ vui.”
Thật thấm
thía cảnh mùa Xuân ở trong tù!
***
Xin
kết thúc bài viết bằng một thứ xuân khác, quen mà khá lạ, không vui cũng chẳng
buồn của nhà thơ tình yêu Trần Mộng Tú.
“Đã lâu quá anh không về gõ cửa
lồng ngực em. Trái đỏ vẫn còn nguyên
(…)
Em mở áo cho xuân coi lồng ngực
trái tim em mảnh vườn cũ quê nhà
cành mai chiết tay ai còn in dấu
thiều quang ơi! Hoa nhớ đến xót xa
lồng ngực em. Trái đỏ vẫn còn nguyên
(…)
Em mở áo cho xuân coi lồng ngực
trái tim em mảnh vườn cũ quê nhà
cành mai chiết tay ai còn in dấu
thiều quang ơi! Hoa nhớ đến xót xa
Em mở áo cho xuân coi lồng ngực
trái tim em như một ngọn hải đăng
lửa sinh diệt thắp hoài không dám tắt
bờ bến nào mà cá vẫn bặt tăm
trái tim em như một ngọn hải đăng
lửa sinh diệt thắp hoài không dám tắt
bờ bến nào mà cá vẫn bặt tăm
Đã lâu quá anh không về gõ cửa
lồng ngực em. Trái đỏ vẫn còn nguyên”
lồng ngực em. Trái đỏ vẫn còn nguyên”
Trong thơ ca xưa nay, ít khi ta thấy có nhà thơ
nào trải lòng mình với “xuân” đến như thế.
Bâng khuâng và đầy quyến rũ!
(Trần
Doãn Nho)
No comments:
Post a Comment