Tuesday, September 29, 2020

THẾ GIỚI VƯỢT MỨC 1 TRIỆU NGƯỜI TỬ VONG VÌ COVID-19 (MPL-NGƯỜI VIỆT)

 

Thế giới vượt mức 1 triệu người tử vong vì COVID-19

Sep 28, 2020 

 

NEW YORK, New York (NV) – Dịch COVID-19 đã làm thiệt mạng hơn một triệu người trên toàn thế giới, chỉ trong vòng 10 tháng, kể từ Tháng Mười Hai, 2019, khi bệnh dịch bắt đầu bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc, theo ghi nhận của báo New York Times hôm Thứ Hai, 28 Tháng Chín.

 

Con số trên là con số chính thức được công nhận, còn nhiều người chết khác, cùng thời điểm vừa qua, không được tính vì chưa được xét nghiệm.

 

Ngày 22 Tháng Chín, Hoa Kỳ đặt 20 ngàn lá cờ tưởng niệm 200,000 người chết vì COVID-10 tại khuôn viên Quốc Hội. (Hình: Win McNamee/Getty Images)

COVID-19 có thể đã vượt qua bệnh lao và viêm gan trở thành bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất trên thế giới.

Không giống như tất cả các bệnh khác, căn bệnh này vẫn đang phát triển nhanh chóng.

Chưa từng thấy trong hơn một thế kỷ qua, COVID-19 thâm nhập vào mọi khu vực dân cư trên toàn cầu, gieo rắc nỗi kinh hoàng và nghèo đói, nhiễm bệnh cho hàng triệu người ở nhiều quốc gia, và làm tê liệt toàn bộ nền kinh tế thế giới.

Nếu chỉ chú ý vào sự thiệt hại vật chất gây ra bởi việc toàn bộ hoạt động thương mại, sinh hoạt xã hội, và học đường, nhân loại dễ dàng đánh mất sự thiệt hại nặng nề nhất, đó là sinh mạng con người.

 

Một gia đình Ấn Độ cầu nguyện cho thân nhân qua đời vì COVID-19. (Hình: Sajjad Hussain/AFP via Getty Images)

Trong hơn một triệu người đã chết, họ là bậc ông bà, là cha mẹ, con cái, anh chị em, hàng xóm, đồng nghiệp, thầy giáo và bạn đồng môn, tất cả đều ra đi chóng vánh trước thời hạn.

 

“Đây là một sự kiện nghiêm trọng nhất toàn cầu, và rất nhiều người đã bị lây bệnh cũng như nhiều người thiệt mạng, nhưng đáng lẽ mọi chuyện không tệ như thế,” ông Tom Inglesby, giám đốc trung tâm an toàn sức khỏe Đại Học Johns Hopkins, chuyên nghiên cứu ngăn chặn bệnh dịch và thảm họa thiên tai.

Những quốc gia như Trung Quốc, Đức, Nam Hàn và New Zealand đã cho thấy các chính phủ có thể làm chậm được sự lây lan và con số tử vong trong khi vẫn mở cửa trở lại sinh hoạt thương mại và trường học.

Nhưng để thực hiện được như các quốc gia kể trên, đòi hỏi nhiều yếu tố vượt quá khả năng của các nước nghèo và ngay cả quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, Hoa Kỳ, hiện đang có tất cả các chỉ số dịch cao nhất toàn cầu, không làm được những yêu cầu cơ bản như: xét nghiệm rộng lớn, theo dõi và truy tìm, cách ly, giữ khoảng cách xã hội, đeo khẩu trang, cung cấp các dụng cụ bảo vệ y tế, phát triển và duy trì đồng nhất chiến lược chống dịch toàn quốc, và sẵn sàng đóng cửa cấp tốc khi dịch tái bùng phát.

Không thể thực hiện một số rồi giữ lại vài yếu tố nêu trên. “Tất cả đều có quan hệ liên đới. Tất cả phải thực hiện đồng bộ,” bà Martha Nelson, bác sĩ chuyên gia dịch tễ tại Viện An Toàn Sức Khỏe Quốc Gia nhận định.

 

Các nhân viên y tế khiêng xác một bác sĩ, qua đời vì COVID-19, tại Gaza Strip, Palestine. (Hình: Mohamed Abed/AFP via Getty Images)

Ông Inglesby cho biết: “Các chuyên gia sức khỏe cộng đồng khắp nơi trên thế giới đều rút ra nhận xét rằng, lúc nào cũng thế, các chính phủ phản ứng vô cùng chậm chạp, cứ chờ đợi tới lúc tình hình bị nguy ngập mới hành động. Còn trước đó, thì cứ xem như là chuyện dịch bệnh là vấn đề của Trung Quốc, của Châu Á hay Châu Âu, hay của New York.”

Theo ông Thomas R. Frieden, cựu giám đốc Cơ Quan Phòng Ngừa Dịch CDC, sự thất bại chủ yếu nằm ở chỗ thông tin hữu hiệu và kịp thời từ chính phủ đến người dân, và trong lãnh vực này, Hoa Kỳ lại là quốc gia thiếu sót nhất.

“Chúng ta đã có nền tảng căn bản để thông tin chống dịch là: đi đầu, làm đúng, uy tín, đồng cảm,” ông Frieden nhận định. “Nếu quý vị cố gắng vi phạm những nguyên tắc trên hơn chính phủ Mỹ hiện tại đã phạm, bạn cũng không mắc kẹt hơn bây giờ.”

Cho đến thời điểm này, khoa học cũng chưa tìm ra được cách mà loại virus COVID-19 biến đổi thành nhiều chủng nguy hiểm hơn, do đó, không thể dự đoán được các loại thuốc chủng ngừa có đáp ứng được sự đột biến của virus.

“Đối với những người đang phải ở trong hoàn cảnh cách ly, mọi việc có vẻ như sắp chấm dứt, nhưng đối với các nhà khoa học, tất cả mới bắt đầu,” Bác Sĩ Nelson giải thích. “Khoa học mới chỉ đụng ở bề mặt của COVID-19 mà thôi.” (MPL) [kn]

No comments: