Kính thưa quý Thầy Cô & các anh chị,
Dù chủ đề ĐH 5 chỉ là thơ không ngoài mục đích cổ động cho ĐH mong chào
đón những cánh chim bay về núi Nhạn tại Thành Phố New Orleans vào ngày 5-6
& 7 tháng sáu năm 2015.
Nhưng tất cả cựu hoc sinh Phú Yên không ít thì nhiều đều ảnh hưởng
chiến tranh và tù đầy, phải bỏ nước ra lưu lạc xứ người, nên “Tháng Tư Đen” trở
thành vết thương nhỉ máu khi vận nước đổi thay.
Tình cờ đọc bài “Tan Tác” của Anh Lê Nam Sơn (tức Sông Lô) Thukỳ đã
ngậm ngùi khi biết anh được trả tự do rồi trở về Tuy Hòa với cõi lòng tan nát bởi những đổi
thay tại thành phố mà anh đã lớn lên với bao nhiêu kỷ niệm êm đền:
Ai về sông
núi Phú Yên,
Cho Nẫu nhắn
gởi nỗi niềm nhớ quê."
Tâm trạng nhà thơ Sông Lô đã gợi lên trong lòng Thukỳ không biết bao
nhiêu ngậm ngùi, xót xa khi nhớ đến sau ngày miền Nam thất thủ, ông xã phải đi “cải
tạo”, ba thì cũng đang giam cầm. (Xin
xem “LỆ MONG”).
Thukỳ bồng con trở về Tuy Hoà thăm quê và thăm bố.
Vừa bước xống ga Tuy Hoà tính gọi xích lô thì bỗng dưng Thukỳ nhìn thấy
anh đạp xích lô có khuôn mặt quen quen; thì ra anh ta từng là bạn học cùng trường,
mà ngày xưa 2 đứa từng “liếc mắt” với nhau, và cũng từng trao những cánh thư
xanh, hồng, đỏ, tím kẹp vào cuốn sách như bao nhiêu mối tình thơ ngây của tuổi
học trò. Thukỳ vội vàng kéo chiếc nón lá
che mặt với tim đập liên hồi, nước mắt chảy dài; cầu xin anh đừng nhìn thấy
mình, vì thật ra cô nữ sinh ngày nào giờ cũng “thân tàn ma dại” có khác gì anh
đâu:
Một thoáng
thấy anh trong phút đó,
Ngàn năm trăn
trở mãi không quên."
Anh Sông Lô đang cộng tác với rất nhiều tờ báo cộng đồng VN khắp nơi
trên thế giới; anh là cựu Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà thuộc Tiểu Đoàn
đoàn 2 Thuỷ Quân Lục Chiến, hiện định cư tại Cộng Hoà Liên Bang Đức.
Xin trân trọng giới thiệu đến quý Thầy Cô & các anh chị bài thơ
thật buồn để nhớ lại Tuy Hòa, Phú Yên sau ngày mất nước.
Trân trọng giới thiệu,
Thukỳ.
TAN TÁC
SôngLô
Chiều hôm nay tôi về
lại quê xưa
Sau bao năm làm thân
tù cải tạo
Ngọn núi Tháp đứng
buồn ảo não
Đợi chuyến tàu uể
oải chở người thân
Dòng sông Ba gợn
sóng nước lăn tăn
Như tủi ...như mừng…
người xa vừa trở lại
Hãy tha thứ cho tôi
đứa con đà mệt mỏi
Trở về quê mà ái
ngại cầm lòng
Cầu Đà Rằng hai mươi
mốt nhịp nối ngang sông
Qua cầu cũ lòng rưng
rưng khó tả
Bao kỷ niệm bỗng ùa
về trong trí nhớ
Của ngày thơ tuổi
nhỏ với dòng sông
Đã lâu rồi tôi đã
thật tình quên
Thân tù tội còn chi
đâu để nhớ
Tôi nhìn sông bên
bồi nay lại lở
Lũ cờ sao lỏ đỏ mé
bờ sau
Tằm tơ ta đã mất mấy
mùa dâu
Tôi đã qua bấy chặng
đường gian khổ
Lúa vàng ta đã bao
mùa dang dở
Bước đời tôi cũng
dang dở bao mùa
Đêm nằm chiêm bao
thường thấy cảnh quê xưa
Chợt tỉnh giấc thấy
mình đang tù tội
Hãy tha thứ cho tôi
hỡi quê nghèo tăm tối
Bởi đời tôi cũng tăm
tối vô cùng
Tàu vào ga thê thiết
rít từng cơn
Như nài nỉ như van
lơn gì đó
Nhà ga nhỏ vẫn là
nhà ga nhỏ
Nhưng im lìm nhưng
lặng lẽ làm sao
Còn chi đâu ga hỡi
những sắc màu
Của áo lụa quần là
người đưa đón
Của người yêu gặp
người yêu bẽn lẽn
Của tiếng cười giọng
nẫu rất thân quen
Của mẹ tiễn con đi
học tận Sài Gòn
Âu yếm nhét thêm vài
đồng uống nước
Của những đoàn trai
lên đường ra phía trước
Lòng lớn theo tiếng
gọi quê hương
Của lòng tôi chưa
một chút tơ vương
Trong văng vắt như
dòng sông mùa hạ
Còn ngào ngạt không
em hương Thầu Đâu xanh sắc lá
Của thuở nào ta vẫn
đê mê
Nắng chiều hanh còn
nhuộm tóc gái quê
Của một thuở xuân
mới về bỡ ngỡ
Của một thuở qua đi
không còn nữa
Của một thời lồng
lộng ước mơ xa
Của một thời yêu...
yêu rất thiết tha
Thơ với mộng cũng vì
yêu ai đó
Của một thuở đi xa
thì thấy nhớ
Xóm làng quê vời vợi
mãi trong lòng
Nhưng giặc thù bắn giết
không ngừng
Nên cũng lên đường
như bao người anh đi trước
Đành giã biệt dòng
sông, nhịp cầu, nhà ga, núi Tháp
Giã biệt mẹ già một
nắng hai sương
Đời lính gian nan
khổ vạn dặm đường
Nhưng vẫn thấy yêu
đời chi lạ
Tôi có người
vợ hiền son trẻ
Cưới nhau từ thuở
cuối binh đao
Vội vã cho nên chẳng
có cau trầu
Cũng chẳng có áo cô
dâu trong ngày lễ
Tình chồng vợ gối
chăn dăm ba bữa
Rừng sâu biền biệt
tôi đi
Đêm cô đơn nàng chỉ
biết thầm thì
Khấn Trời Phật độ
chồng nơi "cải tạo"
Dẫu cay đắng dẫu
nhiều điên đảo
Vẫn một lòng với kẻ
sa cơ
Tôi có người em gái
nhỏ
Tuổi em thuở ấy
trăng tròn
Chắc giờ em tay bế
tay bồng
Và lưu lạc phương
nào tôi chẳng rõ
Dạo được thiệp cưới
em
Tôi ở tuyến đầu lửa
đỏ
Chẳng được về dự lễ
mừng em
Bởi thương anh đời
lính phong sương
Tình em trải theo
dặm đường gian khổ
Chẳng biết giờ ra
sao
Hỡi người em gái nhỏ
Hay cũng đổi đời tơi
tả như anh
Tôi có những thằng
bạn thân
Thường hẹn gặp nhau
ở mỗi lần về phép
Bên tách cà phê,
điếu thuốc Basto mà thấy đời vẫn đẹp
Đẹp như cô nàng ngồi
két thật duyên
Đứa hát đứa đàn
những bản nhạc dở dang
Không thuộc hết
nhưng cứ lỳ hát mãi
Đàn cũ nay đâu?
Quán xưa tê tái
Dăm thằng biền biệt
nơi nao
Nẫu đi biền biệt nơi
nào
Nẫu còn giữ mãi quê
nghèo trong tim
Ai về sông núi Phú
Yên
Cho nẫu nhắn gởi nỗi
niềm nhớ quê
Hãy tha thứ cho con,
đời con giờ ra thế
Mẹ già ơi tóc bạc
trắng cả rồi
Ôm lấy tôi mẹ run
rẩy không rời
Dòng lệ tủi chan hòa
trên ánh mắt
Con biết lắm lòng mẹ
già héo hắt
Lòng mẹ buồn như
đồng lúa hôm nay
Lòng mẹ buồn như trái
héo trên cây
Như dòng sông, nhịp
cầu, nhà ga, núi Tháp
Nhưng tình mẹ vẫn
nồng nàn ấm áp
Trong tay người tôi
bé bỏng làm sao
Tuổi ba mươi mà ngỡ
như tuổi thơ nào
Nên chẳng biết nói
gì ngoài rưng rưng nước mắt
Đến thăm tôi những
người quen thân thiết
Những bà con chòm
xóm xa xưa
Rất chân tình tha
thiết kể tôi nghe
Chuyện tủi nhục
chuyện đổi đời tan tác
Xin cảm ơn những
chú, dì, cô, bác
Đã không bắt tôi
phải kể tốt chuyện lao tù
Cũng không bắt tôi
phải gục mặt cúi đầu
Nhận phần lỗi trước
bọn người khát máu
Để được trả quyền
công dân, được làm con làm cháu
Của bác Hồ, Của Các
Mác, Lenin
Để phải sống đời lao
động quang vinh
Để phải biến sỏi đá
thành cơm qua công sức
Tôi sẽ nuốt những
căm hờn vào ngực
Nén đau thương thành
sức bật cuộc đời
Hãy tin con Cô, Bác,
chú, Dì ơi....
Nghệ sĩ Sông Lô với cây đàn.
No comments:
Post a Comment