Đám cưới.
Tuyết Vân
Tuyết Vân
Cũng phải khoảng gần mười năm nay giới
trẻ con cháu trong đại gia đình hai bên nội ngoại tôi không còn đãi tiệc đám cưới
ở những nhà hàng Tàu. Chúng dọn ra hotel Mỹ, resort sang trọng, và có khi còn
đi cả vùng xa vùng xôi bên trời Mễ Tây Cơ. Đám cưới là sản phẩm của con người.
Con người thay đổi nên đám cưới cũng thay đổi với đời sống.
Nhớ mấy mươi năm trước đây, lễ cưới
thì làm tại gia, tiệc cưới thì ở nhà hàng Tàu xung quanh khu Santa Ana, Garden
Grove, hay Westminster mình đây. Cuối tuần
cứ đến khoảng chiều năm hay sáu giờ là thấy xe đậu đầy khu parking. Mà cũng lạ,
bây giờ ít đám cưới làm ở đây, nhưng sao parking sáng chiều vẫn cứ đầy xe hết.
Chắc đám cưới nhiều thì dân số tăng lên nhiều.
Những năm đầu mới tới Mỹ thiệp cưới của
mấy bậc đàn anh đàn chị tôi không có in thiệp trả lời, hay ít nhất là trong
vòng bà con nội ngoại tôi là như vậy. Hệ thống gia đình thời đó cũng đơn giản
hơn. Cha mẹ và con cái. Đa số là hai thế hệ. Một cái thiệp mời là mời cho cả
gia đình. Nhà cô Tám tôi gả con gái gửi ba má tôi một cái thiệp. Không cần nói,
cô Tám tôi cộng 5 người vào danh sách đi dự tiệc. Lý do dễ hiểu, gia đình tôi bấy
giờ có năm người.
hình internet. |
Bẵng đi mấy năm sau, đến đám cưới của
tôi, tôi dùng thiệp trả lời. Má tôi ngại lắm, nói, ai làm vậy kỳ quá con. Gia
đình tôi đông bà con mà phía bên chồng lại còn đông hơn. Ông quản lý nhà hàng
khuyên tôi nên biết rõ số người tham dự. Ông chỉ có thể thay đổi trên dưới hai
bàn thôi. Nếu đặt 30 mươi bàn mà khách đi không đủ chỉ cần 25 bàn thì tôi vẫn
phải trả 28 bàn. Còn nếu khách đông nhà hàng ông cũng chỉ có thể thêm 2 bàn nữa
mà thôi.
Gia đình tôi sống ở Orange County nhưng
bà con tôi thì hầu hết ở quận Los. Phía bên chồng tôi phần thì ở local đây phần
nữa ở trên San Jose. Làm sao biết được ai đến ai không. Chúng tôi quyết định
dùng thiệp trả lời cho chính xác. Tôi là người đầu tiên trong cái đại gia đình
đã xử dụng nó. Và đúng như lời má tôi lo ngại. Một ít bà con thắc mắc, vậy là
sao, bộ hổng mời hết cả nhà tui ha. Một năm sau, gia đình bác đó gửi thiệp đám
cưới cho con trai, trong thiệp cũng có một bì thư nho nhỏ xin hồi âm. Bác bảo
làm cách này hay quá. Thuận tiện cho việc sắp xếp.
Khi biết tôi chuẩn bị làm đám cưới, cô
bạn cùng hãng người Phi hỏi tôi mua áo hay mượn áo. Cô nói với tôi cô mua vì muốn
giữ nó làm kỷ niệm cho cái ngày quan trọng cuộc đời cô. Biết đâu sau này có con
gái, con cô sẽ mặc áo của mẹ thì hay biết mấy. Tôi không nghĩ sâu xa như vậy bởi
vì mua thì mắc lắm. Tiền còn phải để dành lo bàn tiệc nữa. Mà cũng may tôi
không mua, tôi không có con gái, dọn nhà mấy lần, bê cái áo đó đi chắc cũng mệt.
Hôm đó má tôi, người chị và tôi đi
Bolsa để lựa áo cưới cho tôi. Lựa cả buổi cũng không tìm được chiếc nào ưng ý
và vừa với co mình. Cuối cùng ông chủ tiệm nói với tôi, chiều cao cô số ba, bề
ngang cô số mười, khó kiếm lắm. Má tôi nghe không ưng ý, đi kiếm một tiệm ở xa
hơn và nhìn cũng ế hơn. Cô chủ tiệm còn trẻ và trông rất thời trang, tận tình
giúp tôi tìm chiếc áo vừa rẽ lại vừa đẹp. Nghe khó tin quá nhưng cô tìm ra được.
Má tôi nói, tiệm ế một chút nên họ chịu khó với khách hàng.
Thời đó, nhà bà con nào có xe tốt nhất
thì cho chú rể mượn để làm xe rước dâu. Có khi chú rể dùng xe phía bên vợ luôn.
Đâu có tiền để mướn limo mà cũng không biết limo ở đâu mà mướn. Nhà chồng tôi ở
Ontario, San Bernadino. Có xa xôi gì làm đâu nhưng hôm đưa đâu phía bên tôi
cũng đi lạc hết mấy chiếc. Trước đó tôi đi ra canh xăng mua một cái bản đồ 2 đồng,
về vẽ lại đường đi nước bước đưa tài xế mỗi người một tấm. Đâu được như bây giờ
có GPS hay điện thoại thông minh chỉ đường cho mình. Làm lễ ông bà xong tất cả
mọi người lại vội vàng chạy xuống Santa Ana vì tiệc cưới chúng tôi làm ở đó.
Sau này, má chồng tôi có nói, đám cưới tụi con mệt ná thở.

Hình internet.
Khoảng hai năm sau, chúng tôi đi dự đám cưới của một người bạn làm cùng hãng. Xe rước dâu là một chiếc li mô màu trắng thật sang trọng. Ngoài cô dâu chú rể còn có nhiều người khách chụp hình với chiếc xe. Khi đến tối đãi tiệc ở nhà hàng, cô có cho thợ chụp ảnh chụp cho vợ chồng cô với khách mời để đem hình về làm kỷ niệm. Đám cưới nầy so với tụi tôi hồi đó thì quả là một văn mình lớn. Tôi rất thích có tấm hình chụp đem về. Làm cách này thì ai cũng có hình cả.
Khoảng hai năm sau, chúng tôi đi dự đám cưới của một người bạn làm cùng hãng. Xe rước dâu là một chiếc li mô màu trắng thật sang trọng. Ngoài cô dâu chú rể còn có nhiều người khách chụp hình với chiếc xe. Khi đến tối đãi tiệc ở nhà hàng, cô có cho thợ chụp ảnh chụp cho vợ chồng cô với khách mời để đem hình về làm kỷ niệm. Đám cưới nầy so với tụi tôi hồi đó thì quả là một văn mình lớn. Tôi rất thích có tấm hình chụp đem về. Làm cách này thì ai cũng có hình cả.
Khi em tôi có vợ thì đám cưới khác một
chút nữa. Trước đó khoảng một hay hai tháng hai cô cậu và gia đình tới một
studio để chụp hình đám cưới. Nó giải thích rằng làm trước vậy mới có thời giờ
chụp đầy đủ và kỹ lưỡng hơn. Vợ nó mặc áo cưới của studio không giống với cái
áo cưới thiệt. Khi hình lấy về ai cũng trầm trồ hết. Em tôi vui lắm, lo mua
khuôn hình treo lên trước. Đến ngày cưới, tôi nhắc nó lấy hình xuống nhưng nó
lo công chuyện mệt quá nên cũng bỏ qua luôn. Thành ra, hình đám cưới của em tôi
lại còn lồng thêm hình hai vợ chồng nó chụp đám cưới ở studio nữa. Tối dự tiệc
em tôi chưng tấm hình cưới của vợ chồng nó ở gần bàn quan khách ký tên.
Bẵng đi một thời gian rất lâu, những
cái đám cưới trong bà con dòng họ cũng lơi dần. Nhưng lớp sóng trước êm thì lớp
sóng sau tràn tới. Lúc nầy đám cưới con của các anh chị bà con tôi bắt đầu nổi
lên. Năm đó người chị con dì Ba tôi gả con gái, chị mời gia đình của các dì, cậu
lên nhà dự lễ. Chiều đến tiệc đãi tại khách sạn Crown ở Garden Grove. Đó là lần
đầu tiên chúng tôi dự một tiệc cưới lớn như vậy. Tiệc tại sảnh đường, trang
hoàng rất sang trọng. Trước khi vào bữa tiệc chính, khách tới sớm cũng được phục
vụ với những món ăn phụ khác. Lúc đầu bà con không để ý, ăn uống thoải mái, đến
khi vào bữa tiệc chính thì đã no không còn muốn ăn nửa. Nghiệt nỗi, khách sạn
không cho mang đồ ăn về như những nhà hàng Tàu. Những tiệc cưới về sau, bà con
tôi dặn với nhau chỉ ăn cầm bụng thôi. Kinh nghiệm bản thân lúc nào cũng nhớ
lâu cả.
Một đám cưới con của người chị khác kế
tiếp theo. Đám này cũng đãi tại khách sạn nhưng đãi bằng đồ ăn Mỹ. Trong thiệp
mời còn phải có thêm tấm thiệp nhỏ cho biết lựa món ăn nào. Đại khái, khách có
thể lựa một trong ba món, thì bò, thịt gà, hay cá. Chúng tôi lựa thịt bò bởi vì
tôi không biết làm sao nấu thịt bò cho ngon cả. Còn cá với gà thì ăn hoài, đâu
cần phải tới khách sạn mới ăn. Chừng được ba tuần trước ngày cưới, lớp trưởng
thượng như má tôi hay các dì các cậu chờ người chị này mời tới dự lễ cưới ở
nhà. Chờ được một tuần lớp trưởng thượng bắt đầu bàn tán, lạ quá hè, còn hai tuần
nữa đám cưới mà sao con Chinh không mời mình tới dự lễ ở nhà nó. Thêm một tuần
nữa qua cũng không thấy mời. Tới ngày cuối người chị này mời tất cả các bà con
lên nhà thờ cùng dự lễ. Bắt đầu từ đó lớp con cháu của đại gia đình tôi không
còn làm lễ tại gia nữa.
Chiều đến bà con tôi đông đủ ở khách sạn.
Cũng dặn với nhau, ăn cầm bụng thôi, chút nữa vô kia ăn cho ngon miệng. Nhưng
tiệc này thì khác, đồ ăn Mỹ chỉ có hai món, một là dĩa thịt hay cá và hai là
đĩa rau. That’s it. Chỉ vậy thôi. Bà con tôi ngạc nhiên nói với nhau, chẳng dậy
thôi ha. Ăn vậy thì chút nữa về là còn đói đó. Lần này thì kinh nghiệm đi ăn tiệc
hai kiểu Đông Tây lớp trưởng thượng tôi có đầy đủ hết.
Chừng hai năm sau, một tấm thiệp từ
gia đình anh còn ông bác gửi nhưng chỉ gửi cho người anh hay người chị lớn nhất
trong nhà thôi. Nghĩa là, chúng tôi, với vài trò nhỏ là người em thứ trong gia
đình, anh ấy không mời được. Anh chỉ mời chị tôi như là nguoi đại diện. Có nhiều
đám cưới bắt đầu mời như vậy. Cũng thông cảm thôi, thứ nhất là chỗ mời có giới
hạn. Cô dâu chú rể cũng có số bạn bè riêng của họ. Thứ hai là chi phí cho một
đám cưới ở một nơi sang trọng rất tốn kém. Khách mời cũng chỉ đi quà có chừng mực.
Bạn của tôi có cách tính cũng hay, đi quà thì đi cho hai người khách nhưng trả
lời dự tiệc thì chỉ một người đi. Như vậy, trọn vẹn được hai bên. Vậy chớ rồi
cũng có bà con giận hờn, sao nhà cô Bảy được ba chỗ mà nhà mình chỉ có hai? Bà
con thì ham tới để gặp chuyện trò với nhau. Hình như bây giờ chỉ còn gặp nhau ở
đám cưới thôi (cũng còn một chỗ nữa đó nhưng không muốn viết vào đây).
Mấy năm nay các bậc trưởng thượng
trong đại gia đình nội ngoại của tôi lần lược về trời. Bây giờ đi dự đám cưới
ít thấy bà con cao niên hàng tám hay hàng chín. Vừa rồi, cô cháu nội của dì ba
tôi đã dùng chiếc áo dì thường mặc lúc còn sống và khâu thành hình trái tim gắn
trên áo cưới của cô. Cô nhớ bà nội và ước gì bà còn sống để dự đám cưới mình.
Có vài cái đám cưới tổ chức ở Haiwai, Cabo, hay Cancun. Đa số lớp trẻ bay đi dự
lễ. Lớp già như chúng tôi không mấy người đi, chỉ đóng góp với nhau làm món quà
cưới cho con cháu. Chúng tôi bây giờ ít gặp nhau ở đám cưới rồi. Nghĩ cũng thấy
tủi thân lắm nhưng nếu hai nhân vật chính của buổi lễ quan trọng này happy thì
cớ gì mình lại không mừng cho chúng?
Có cháu thì quyết định không làm đám
cưới, chỉ ra county làm tờ giấy kết hôn, xong mua bánh hộp tặng bà con như một
lời tuyên bố rằng, chúng tôi là một cặp vợ chồng mới đường đường chính chính đây.
Ý tưởng cũng hay đó chứ. Nghe cháu tâm sự, vợ con có bầu rồi cô, thôi để dành
tiền còn lo em bé. Ý tưởng hay và thực tế nữa, tôi nói với cháu.
Mới đây, có mấy cháu con của bạn chồng
tôi lễ cưới làm ở những khu vườn đẹp bên Long Beach hay Pasadena. Có cháu còn lựa
những chỗ mà chủ nhân sẽ đóng lại một phần cho các hội từ thiện. Bây giờ các
cháu cũng không đi chụp hình trước nữa. Chụp đúng vào ngày cưới cho nó real. Chiều
đến tụ họp ăn tiệc ở nhà hàng Tàu. Khách mời, ngay cả khách ngoại quốc đều thấy
hợp khẩu vị.
Bây giờ cũng không thấy thợ chụp ảnh đứng
chụp hình cho cô dâu chú rể và khách mời khi bước vào nhà hàng. Thay vào, người
thợ chụp ảnh có một kiosk bên trong với đủ các món hoá trang như kiếng đeo mắt,
mủ, mặt nạ hay những món đồ chơi làm kiểu. Khách mời cứ tới để chụp những tấm hình
vui chung ngày lễ cưới. Chồng tôi và đứa
con trai lớn mang kiếng đen đội mũ đen chụp lên thấy giống như hai tài tử trong
phim trinh thám.
Khi nào nhận thiệp cưới chúng tôi cũng
trả lời ngay. Đã biết mình dự được hay không thì sao lại không cho gia chủ biết
liền chớ. Có nhiều gia chủ gặp chúng tôi khen vì gửi trả lời lại rất sớm. Có
nhiều người không trả lời, khi gia chủ gọi để rõ thì họ trả lời tỉnh bơ, đi chớ
sao không. Tấm thiệp cưới ngày xưa thường là thiệp màu đỏ hay màu hồng có tên của
cha mẹ hai bên và sau đó là tên của cô dâu chú rể. Nhìn tấm thiệp biết đó là
thiệp mời từ bậc cha mẹ. Giới trẻ sau này không còn làm theo kiểu truyền thống
như vậy nữa.
Tấm thiệp có thể dùng các màu khác không nhất định phải hồng, đỏ, hay trắng. Nó cũng có thể làm theo kiểu postcard, có nghĩa là, thiệp chỉ có một tờ thôi, không có gấp đôi. Ông anh rể tôi dặn con trai in cho phần ông ba chục cái để mời các bà con trong nhà. Khi cậu con trai đem thiệp về, ông la, thiệp kiểu này làm sao ba gửi mời được, thiệp này thành ra là con mời chứ không phải ba má. Tấm thiệp chỉ có tên cô dâu chú rể, mà cũng không viết họ, chỉ có tên thôi. Ông lo ra tiệm in đặt thêm một ít nữa, Khi nghe ông than thở, bà chủ tiệm nói, chuyện đó nhiều lắm, cha mẹ cứ phải in riêng để gửi khách người lớn.
Tấm thiệp có thể dùng các màu khác không nhất định phải hồng, đỏ, hay trắng. Nó cũng có thể làm theo kiểu postcard, có nghĩa là, thiệp chỉ có một tờ thôi, không có gấp đôi. Ông anh rể tôi dặn con trai in cho phần ông ba chục cái để mời các bà con trong nhà. Khi cậu con trai đem thiệp về, ông la, thiệp kiểu này làm sao ba gửi mời được, thiệp này thành ra là con mời chứ không phải ba má. Tấm thiệp chỉ có tên cô dâu chú rể, mà cũng không viết họ, chỉ có tên thôi. Ông lo ra tiệm in đặt thêm một ít nữa, Khi nghe ông than thở, bà chủ tiệm nói, chuyện đó nhiều lắm, cha mẹ cứ phải in riêng để gửi khách người lớn.
Cứ mỗi lần
đi dự tiệc cưới tôi lại đem về một món quà kỷ niệm nho nhỏ mà cô dâu chú rể đã
để ra trên bàn cho quan khách. Sau bao nhiêu năm yến tiệc với con cháu như vậy
tôi đã cất tới hơn một cái hộp đầy. Có một hộp ve chai nhỏ (jar) tôi dùng
để bỏ kẹo M&M. Ai thấy cũng khen dễ thương. Còn chiếc vali này tôi dùng để
bỏ keo tums. Chồng tôi nói nhiều quá, giữ làm gì ba cái đồ này, nhưng tôi không
nỡ quăng đi. Mỗi món quà nhỏ là một sự bắt đầu của một gia đình trẻ. Tôi thật sự
thấy vui khi biết mình đã đi dự nhiều đám cưới như vậy. Có nhiều cặp còn gửi lại
thiệp cảm ơn nữa. Tôi cất hết, mừng cho con cháu.
Chỉ có đám cưới của mình thì hơi mệt một
chút nhưng đám cưới nào cũng vui hết. Không vui ai lại đi làm đám cưới.
TUYẾT VÂN |
No comments:
Post a Comment