Wednesday, May 16, 2018

NHIỀU HÌNH ẢNH ĐẸP CỦA SÀI GÒN, HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG!!!



Nhiều hình ảnh đẹp của một thời .....Sàigon ,
hòn ngọc Viển Đông !!!!



Sàigòn một thuở là Hòn Ngọc Viễn Ðông, một Paris lấp lánh khắp
cõi Châu Á.
Sau tháng tư năm 1975, lại mang một cái tên khác lạ, chẳng đẹp đẽ 
gì, nếu không muốn nói là vô nghĩa.

Bởi thế nên hãy trả lại cái tên cũ chính danh là Sàigòn.
Một thành phố mãi mãi vẫn mang tên là Sàigòn.
Sàigòn của muôn đời. Sàigòn trong trái tim người đang sống ở 

thành phố đó hay lưu lạc khắp năm châu thế giới.

Bây giờ chúng ta cùng trở về Sàigòn từ một ký ức xa tắp mù khơi.
Sàigòn của những thập niên 1950 từ hơn nửa thế kỷ trước. Sàigòn 

với các hộp đêm, sòng bài Ðại Thế Giới, Chợ Lớn.

Tại đây có đủ loại sòng bài và cách chơi khác nhau, lại có chỗ giải

 trí như xe nhỏ chạy bằng điện húc nhau vui đùa. Con đường Trần 
Hưng Ðạo, Ðồng Khánh chạy dài từ Sàigòn tới Chợ Lớn dài vun 
vút…

Và trên đường Phan Ðình Phùng quả thật văn nghệ với quán cà 

phê Gió Nam nỗi tiếng vì cô hàng café tuyệt sắc giai nhân.

Nàng có nước da trắng xanh liêu trai với mái tóc thề ngây thơ nữ 

sinh..
Nhân vật đã đi vào truyện Duyên Anh, qua bao chàng trai say đắm, 

tranh đua nàng, từ trí thức đến du đãng.
Cũng tại đường Phan Ðình Phùng với quán phở Con Gà Trống 

thiến cùng hai kiều nữ con chủ quán, nổi danh tài sắc.
Yến Vỹ cùng chị, cả hai để mái tóc bồng rối như minh tinh 

Brigitte Bardot. Bao thực khách đến chẳng phải phở ngon, nhưng 
vì Yến Vỹ đẹp lại hát hay.

Thì ra ngoài quán café, nhà hàng phở giai nhân cũng khiến một 

chàng Cử Văn Khoa phải vào nhà thương điên vì tình si.
Phan Ðình Phùng còn thêm café quán Luật Khoa và cơm gà Xing 

Xing, với những giai nhân lai Pháp, càng làm thêm Sàigòn có một 
chút Paris.

Saigon về đêm, những phòng trà ca nhạc và vũ trường khiến màn 

đêm Thành Ðô trở nên lung linh ảo huyền, như một ngàn lẻ đêm 
huyền thoại.

Nổi bật nhất từ cuối thập niên 50 là phòng trà ca nhạc Anh Vũ. 

Nơi đây khởi đi cho nhiều danh ca sau này.
Thanh Thúy ở tuổi mượt mà thanh xuân đôi tám đã hát từ Anh Vũ, 

làm mê say bao tao nhân mặc khách.
Người ta mê Thanh Thúy vì có lối trình diễn độc đáo bên giọng ca 

trầm buồn.
Thanh Thúy vừa hát vừa đưa tay vuốt làn tóc buông rơi, sau đó gây
chú ý là tự vuốt đôi chân ngọc tuổi dậy thì, có lúc nàng lại vuốt
cây micro nữa, khiến các chàng trai sởn da gà vì sốt nóng lạnh.

Ban CBC thuở Anh Vũ đã là ban nhạc kích động nhỏ nhất thế giới,
với tuổi khoảng sáu, bảy mà thôi.

Thảm kịch cũng xảy ra cho phòng trà Kim Ðiệp Sàigòn, khi một
chàng Tây lai bị giết vì dám cặp kè với người đẹp Tuyết Không
Quân.
Tuyết là một giai nhân nổi tiếng sát phu qua hai đời chồng bị tử
nạn trong chiến tranh.

Phòng trà Kim Ðiệp sau vụ ấu đả vì ghen tuông, bị đóng cửa để trở
thành Nhà sách.

Quán café trà thất đẹp nhất Sàigòn phải kể là Quán Gió, sau thành
Hầm Gió, thiết trí sâu dưới đất, như một hầm rượu bên Âu châu.
Người đẹp ngồi cash, bên một thùng rượu làm thành cái bàn khá
ngoạn mục.

Ca sỹ Thanh Lan thường có buổi trình diễn tại đây. Chính những
phòng trà đêm Sàigòn đã đưa nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn
lên đỉnh cao.
Nhiều ca khúc phản chiến cấm hát ở đài phát thanh nhưng tại
phòng trà thì vẫn được trình diễn tự do.

trường, phòng trà Sàigòn còn ghi lại một thiên tình sử đẫm lệ,
khi nữ ca sỹ Diệu
Anh kiều diễm hát hay, đã tự tử vì… bị một nam ca sỹ bỏ rơi.
Chàng trai bạc tình sau đó vì buồn và hối hận đã bỏ hát vài năm.

Ðêm Sàigòn trà thất vũ trường còn ghi đậm cây si thường xuyên
Mai Thảo và Hồng Dương, để viết thêm những tình sử lâm ly với
hai nữ danh ca khác.

Ðêm Sàigòn bạc vàng, bạc triệu với Lệ Thu và Khánh Ly, những
tiếng hát vàng ròng cả nghĩa trắng lẫn nghĩa đen, vì lương tháng
hai nữ danh ca này lên tới một triệu.

Trong khi đó, lương một Ðốc Sự, Phó Quận Trưởng tới năm 1975
chỉ có 33 ngàn đồng một tháng.
trường thơ mộng nhất Sàigòn là Mỹ Phụng ngay tại bến Bạch
Ðằng.
Thuở đó cuối thập niên 50 đầu 60, người ta thích đi Mỹ Phụng vì
ban đêm có gió sông Sàigòn mát dịu lại thêm nữ danh ca Lệ Thanh.
Nàng chuyên hát những tinh khúc ướt át, trong điệu slow tắt đèn,
mờ ảo như Dang Dở, Nỗi Lòng. Tiếng hát mê đắm Lệ Thanh đã
thu hồn một Bác Sỹ rồi trở thành phu quân của nàng.

Ðêm Sàigòn ngọc ngà dĩ vãng khiến người ta khó quên được vì
những dạ vũ Bal Famille có khi kéo dài từ đêm suốt sáng.
Ai có ngờ cô bé Mai Đen 16 tuổi, thường đi với bé Phú, sau này
lại trở thành ca sỹ Khánh Ly nổi danh cho tới nay.
Phú mệnh danh là Phú Chuột, trắng trẻo, mũm mĩm xinh như thỏ
con, thường nhảy cùng Mai với đám bạn trai.
Mai nhảy có khi bỏ cả giày cao gót giữa đêm vui đã gần rạng sáng.

Thuở ấy, người đi dạ vũ phải trầm trồ khen ngợi tài nhảy của Tony
Khánh, thường nhảy cặp với vợ.
Mỗi lần Khánh cùng phu nhân ra sàn nhảy, mọi người đều ngừng
khiêu vũ để thưởng thức tài nghệ bậc sư biểu diễn. Sau đó là pháo
tay nổ ròn như ngày Tết….
Hòn Ngọc Viễn Ðông Sàigòn từ thập niên 50 nay đã trên nửa thế
kỷ, Sàigòn đổi tên và Sàigòn ngọc nát châu chìm.
Những cột đèn tuy không biết đi, nhưng đã chắp cánh bay xa.
Và dân Sàigòn năm xưa, những chàng trai hào hoa phong nhã, bao
giai nhân ca sỹ lừng danh, nay đã thất thập cổ lai hy, hay gần mấp
mé tuổi hạc.

Thế nhưng trái tim chằng bao giờ già. Bởi vậy nói như Thi sỹ
Thanh Tâm Tuyền: “Ta gọi tên ta, Sàigòn cho đỡ nhớ”.
Hỡi những Ðêm Mầu Hồng, Queen Bee, Arc En Ciel, Mỹ Phụng,
Tự Do…
Những đêm vui thắp sáng kỷ niệm, những ngày xuân mãi mãi xanh
tươi, để làm thành một Thủ Ðô Sàigòn bất tử, ta yêu lắm và yêu
mãi mãi.
Sàigòn trong lời nhạc của Ngô Thụy Miên, thì dù Em của ta có đi
khắp thế giới Paris, Vienne, cũng chẳng thể tìm đâu đẹp hơn Sàigòn
của ta ngày hôm qua dĩ vãng cũng như Sàigòn mai sau .



Mưa Sài Gòn, ngày hôm nay, có ai còn nhớ những cơn mưa
ngày xưa không?


Mưa Sài Gòn mưa trong nỗi nhớ. Hình ảnh đó giờ còn đâu.

Mưa Sài Gòn, hình chụp góc Lê Lợi và Công Lý, ngày 12
tháng 6 năm 1968.


Mùa mưa ở Sài Gòn khách bộ hành và các xe xích lô lội một
con đường Sài Gòn ngập nước trong một cơn mưa lớn mùa
mưa.Trận mưa theo mùa trút nước trong khoảng một giờ và
mực nước ngầm cao của thành phố đã làm chậm việc thoát
nước năm 1968.

Chiều nay ngồi ngắm mưa bay
Chạnh lòng tôi nhớ đến Sàigòn xưa
Niềm đau nói mấy cho vừa
Mưa giăng giăng lối lưa thưa giọt buồn
Đâu còn những buổi hoàng hôn
Cà phê tình tự góc Pôle Nord sầu.

Đường Tự Do về đêm

“Nam Kỳ Khởi Nghĩa” tiêu “Công Lý”..
“Đồng Khởi” vương lên mất “Tự Do”

Nhưng con đường Tự Do vẩn mãi mãi nằm
trong ký ức của người dân Sài Gòn.

Tự Do rực rỡ muôn màu
Maxim dìu bước em vào thiên thai
Duy Tân bóng mát trải dài
Queen Bee vang tiếng hát ai dặt dìu.

Nhộn nhịp chợ hoa Nguyễn Huệ năm 1970

Nhộn nhịp chợ hoa Nguyễn Huệ năm 1970

Một Người Lính Việt Nam Cộng Hoà dạo chợ hoa trong những
giờ phép hiếm hoi

chợ hoa Tết trên đường Nguyễn Huệ

Đường Trần quốc Toản thân yêu
Trường Hành Chánh trong nắng chiều nghiêng nghiêng
Bạch Đằng xóa nỗi ưu phiền
Chợ hoa Nguyễn Huệ ghe thuyền Chương Dương

Con đường này khi đó được đặt tên là Chợ Tết Nguyễn Huệ.
Người ta đến đây không chỉ để mua hoa mà còn là ngắm,
thưởng ngoạn và tận hưởng cái hương vị đặc trưng của chợ
hoa Tết.
Những tiếng cười nói, tiếng rao hàng, tiếng mặc cả, rồi cả tiếng
leng keng của những thùng kem dạo đã trở thành âm thanh
quen thuộc gắn bó với người dân Sài Gòn.
Được đi chơi chợ hoa Nguyễn Huệ, được cha mẹ mua cho một
que kem hay một cái kẹo bông bằng đường, rồi tung tăng trong
không khí vui tươi, hớn hở đã là những kỷ niệm thơ ấu rất khó
quên trong ký ức nhiều người…
Sài Gòn có bến Chương Dương,
Có Dinh Độc Lập, có đường Tự Do
Có Chợ Quán, có Cầu Kho,
Bến xe Lục Tỉnh, con đò Thủ Thiêm.


Có Dinh Độc Lập

có Đường Tự Do


Có Chợ Quán
có Cầu Kho

Bến xe Lục Tỉnh



con đò Thủ Thiêm

Có ôtô buýt khắp miền,
Vườn chơi có Thảo Cầm Viên, Tao Đàn
Bến Thành đã tiếng tăm vang
Chợ Cầu Ông Lãnh lại càng nên đi.

Có ôtô buýt khắp miền


Vườn chơi có Thảo Cầm Viên,

Tao Đàn

Bến Thành đã tiếng tăm vang

Chợ Cầu Ông Lãnh lại càng nên đi

Xe đò, xe máy, taxi
Bình Tây, Khánh Hội ngại gì xa xôi
Chánh Hưng, Phú Nhuận đây rồi
Thị Nghè, Tân Định nhiều nơi còn chờ ..

Xe đò, xe máy, taxi


Bình Tây, Khánh Hội, ngại gì xa xôi



No comments: