Tuệ Sỹ - Nhà tu “phi phàm”
Hai chữ
“phi phàm” tôi mượn từ Bùi Giáng, nhà thơ dưới mắt nhiều người vẫn thường thắc
mắc không biết là “Điên hay Tiên”. Bùi Giáng kể lại một câu chuyện giữa ông và
nhà tu Tuệ Sỹ như sau:
“Ông
viết văn quá nghiêm túc, những sở tri của ông về Phật học quả thật quảng bác vô
cùng. Thấy ông vẻ người khắc khổ, không ai ngờ rằng linh hồn kia còn ẩn một nguồn
thơ thâm viễn u u.... Một bữa ông đọc cho tôi nghe hai câu thơ chữ Hán của ông:
“Thâm
dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
Hiện
tiền vị liễu lạc hoa phi”
“Ông
bảo làm sao tiếp cho hai câu để nên một bài tứ tuyệt. Tôi đề nghị với ông nên
nhờ ni cô Trí Hải tiếp giùm. Ông ngượng nghịu bảo tôi đừng nên rỡn đùa như thế.
Vậy tôi xin lai rai thử viết:
“Thâm
dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
Hiện
tiền vị liễu lạc hoa phi
Phiêu
bồng tâm sự tân toan lệ
Trí
Hải đa tàm trúc loạn ty”
“Và
xin ông chả nên lấy thế làm bực mình. Nhưng ai có ngờ đâu nhà sư kín đáo e dè
kia, không hề bao giờ có vướng lụy, lại còn mang một nguồn thơ Việt phi phàm?
(hết trích)
Nhà thơ Bùi Giáng và Nhà tu Tuệ
Sỹ
Theo lời
kể của Bùi Giáng, ông còn nói với Tuệ Sỹ:
“Đại
Sư nên gác bỏ viết sách đi. Và làm thơ tiếp nhiều cho. Nếu không thì nền thi ca
Việt mất đi một thiên tài quá lớn”.
Câu trả lời của Tuệ Sỹ khiến nhà thơ
“Bàng Dúi” hoảng hồn, hoảng vía:
“Để về hỏi lại cô Trí
Hải xem có đúng như lời thế chăng?”
Cũng cần phải nói thêm về ni cô Trí Hải.
Thích nữ Trí Hải (1938-2003) là một trong những giảng viên đầu tiên giảng dạy tại
Thiền viện Vạn Hạnh và Trường Cao cấp Phật học Việt Nam, từng làm Phó viện trưởng
Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam. Bà cũng là một tác gia và dịch gia Phật
giáo.
Chân dung Thích nữ Trí Hải (1938
– 2003)
Trở lại
với Hòa thượng Tuệ Sỹ, tên thật là Phạm Văn Thương, người gốc Quảng Bình nhưng
lại sinh tại Paksé, bên Lào. Ông là một học giả uyên bác về Phật giáo, nguyên
giáo sư thực thụ của Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gòn, nhà văn, nhà thơ, dịch giả
và là một người bất đồng chính kiến với Chính phủ Việt Nam.
Ngày 1/4/1984, ông bị bắt cùng với Thích
Trí Siêu (Lê Mạnh Thát). Tổ chức Ân xá Quốc tế tin rằng nguyên nhân việc bắt giữ
hai nhân vật này vì họ là thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
vào thời điểm chính quyền Việt Nam đang cố gắng kiểm soát hội Phật giáo.
Đầu năm 1978, ông bị đưa đi học tập cải
tạo 3 năm, đến năm 1981 thì được trả tự do. Tháng 9/1988, ông và Lê Mạnh Thát bị
tuyên án tử hình vì tội hoạt động lật đổ chính quyền. Tháng 11/1988, sau một cuộc
vận động giảm án, bản án được giảm xuống còn tù chung thân.
Ngày 1/9/1998, ông được thả tự do từ trại
Ba Sao-Nam Hà tại miền Bắc. Trước khi thả, nhà cầm quyền yêu cầu ông ký
vào lá đơn xin khoan hồng để gửi lên Chủ tịch nước, ông trả lời:
“Không ai có quyền xét xử
tôi, không ai có quyền ân xá tôi!”.
Công an nói không viết đơn thì không thả,
nhưng ông vẫn không viết và bắt đầu tuyệt thực. Cuối cùng thì chính quyền đã phải
phóng thích ông sau 10 ngày nhà tu tuyệt thực. Một năm sau đấy, cũng vì lý do
tiếp tục hoạt động trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, ông cùng thầy
Thích Quảng Độ bị đe dọa giam giữ và bị công an triệu tập tra hỏi.
Chân dung Hòa thượng Tuệ Sỹ
Tin mới
nhất cho biết nhà tu Tuệ Sỹ hiện đảm nhận chức vụ Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống
của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trong tình hình Phật giáo đang bị
thao túng bởi một giáo hội “quốc doanh” do nhà nước kiểm soát với định hướng “Đạo
Pháp - Dân tộc - Xã hội Chủ nghĩa”.
Sau khi lãnh đạo cao nhất của Giáo hội
Phật giáo Việt Nam Thống nhất là Hoà thượng Thích Quảng Độ - đức Đệ ngũ Tăng Thống
- qua đời vào ngày 22/2/2020, Giáo hội vẫn chưa có đức Tăng Thống mới. Vì vậy,
chức Chánh Thư Ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống hiện là chức vụ cao nhất của
Giáo hội.
Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ, Chánh
Thư ký Xử lý thường vụ Viện Tăng Thống Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
Kể từ
khi có “giáo hội quốc doanh”, Phật giáo nổi lên với hiện tượng các
nhà sư hùng cứ tại những địa phương nên mới có câu “Nam Nhật Từ, Bắc Thái
Minh” (Thích Nhật Từ trụ trì tại chùa Giác Ngộ, phía Nam và Đại đức Thích
Trúc Thái Minh, chùa Ba Vàng, miền Bắc). Ngay chính “giáo hội quốc doanh” cũng
tỏ ra “không thể kiểm soát” được những giáo hội địa phương!
Nhà tu Tuệ Sỹ: Người gầy đét
trên quê hương điêu tàn
Đời sống
như một quán trọ, khách trọ đến rồi đi. Sanh rồi tử, muôn trùng, thăm thẳm, vô
biên, vô tận. Con người đắm chìm trong cái quán trọ đó mà sinh ra đủ thứ chuyện
để làm ngăn nẻo về của những bước chân viễn mộng.
Vậy thì, bị ngăn nẻo về, không về được
nên quay lại để sống với chính mình. Đóng cửa phòng, không tiếp xúc với thế giới
bên ngoài, nhịn đói, tuyệt thực. Ngày chỉ uống nước chanh pha đường. Có lúc xỉu
trên bàn vì đói. Nhà sư đã thốt lên những câu thơ ai oán:
“Ta
cưỡi kiến đi tìm tiên động
Cõi
trường sinh đàn bướm dật dờ
Cóc
và nhái lang thang tìm sống
Trong
hang sâu con rắn nằm mơ”
(“Giấc Mơ Trường Sơn” - An Tiêm,
tr. 68, 2002)
Tuệ Sỹ, một nhà tu sinh năm 1943, chỉ
cao 1.59m, cân nặng 39,5kg, ... nhưng trong ông tiềm tàng một năng lực “phi thường”
(chữ của nhà thơ Bùi Giáng). Ông đã từng được tổ chức Human Rights Watch trao
giải thưởng tranh đấu cho nhân quyền Hellman-Hammet Awards vào năm 1998.
Người
ta tự hỏi, không biết “nhà tu gầy còm, ốm yếu” có thể làm gì trong cơn “pháp nạn” của
Đạo Phật?
Tác phẩm của Nguyễn Hiền Đức:
“Tuệ Sỹ - Viên Ngọc Quý”
(Nhà xuất bản Văn học Phật giáo
- Thư viện Hoa Sen
Nguyen Ngoc Chinh's (Ký Ức Một Đời Người)
***
No comments:
Post a Comment