Tuesday, May 31, 2022

NHÂN TÀI CỦA MỸ (KIM LE T HUYNH)

  Môi trường tạo nhân tài

                  5 biểu tượng công nghệ và phép màu của Mỹ


 Nếu có một quốc gia đáng được thế giới học hỏi, thì đó chính là nơi sự phi thường được thiết lập, Mỹ. Môi trường tạo nhân tài và không có ví dụ nào tiêu biểu hơn nơi này.


Điểm tương đồng của Bill Gates, Mark Zuckerberg, Satya Nadella, Sundar Pichai và Elon Musk là gì. Có thể bạn biết họ trên báo chí hay trong các câu chuyện kinh doanh. Tất cả đều sinh ra ở những nơi cách nhau hàng vạn dặm, không cùng năm và điều hành các doanh nghiệp khác cạnh tranh nhau.


Nếu chỉ nhìn từ bên ngoài thì cũng khó mà đoán được thông qua màu da hay nét mặt. Nhưng bất chấp những điều đó, tất cả đều thành danh ở Mỹ bởi vì chỉ ở quốc gia này mới có thể sản sinh ra những thiên tài.

Không tin tôi ư??

Đây không phải là câu chuyện của những kẻ xuất chúng mà về nơi gieo mầm và phát triển họ.

Bill Gates sinh ra ở Seattle với cha là một luật sư và mẹ là giám đốc ngân hàng. Vào thời trung học, vì được tiếp cận với máy tính sớm nên ông ta đã làm quen với công nghệ. Để rồi sau này bỏ đại học Harvard để đồng sáng lập Microsoft, phát triển ra những sản phẩm gần như không ai trong chúng ta không dùng tới và trở thành một trong những biểu tượng của thế hệ.

3 days ago

People

Mark Zuckerberg and Wife Recreate Wedding Snap for 10th Anniversary |



Mark Zuckerberg tuy khác thế hệ nhưng cũng trở thành người vươn lên đỉnh cao nhất. Sinh ra ở bang New York với cha là một nha sĩ và mẹ là bác sĩ tâm lý, cậu bé này đã sớm bộc lộ năng khiếu với máy tính. Cũng như Gates, anh ta sau này cũng bỏ Harvard để thành lập mạng xã hội Facebook.




Tiếp theo là Satya Nadella. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc đọc tên ông ta thì có lẽ không phải là người duy nhất. Đó là vì ông ta sinh ra ở Ấn Độ với mẹ làm giảng viên và cha làm viên chức nhà nước. Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1988, ông ta quyết định sang Mỹ học tiếp ngành khoa học máy tính. Khi gia nhập Microsoft năm 1992, ông ta nhanh chóng thăng chức để rồi trở thành người điều hành cao nhất của tập đoàn vào năm 2014. Một kết quả thần kỳ cho một cựu du học sinh.


Tương tự như người đồng hương Ấn Độ, Sundar Pichai là con trong một gia đình trung lưu với mẹ và cha làm kỹ sư. Sau khi tốt nghiệp hệ cử nhân, ông ta được học bổng để đến Stanford và sau này là đại học Pennsylvania. Sau một thời gian làm việc, ông ta gia nhập Google năm 2004 và trở thành CEO năm 2015.



Còn Elon Musk có lẽ là trường hợp nổi tiếng nhất. Sinh ra với người cha Nam Phi và người mẹ Canada và thừa hưởng tính thông minh của cả hai. Ông ta như những cá nhân ưu tiên trên đã bộc lộ năng khiếu khoa học khi mới 12 tuổi mà đã lập trình được trò chơi máy tính. Hành trình đến Mỹ của ông ta khác một chút, đó là thay vì đi thẳng thì lại quay lại Canada học rồi chuyển sang Mỹ.

Sau khi tốt nghiệp đại học Pennsylvania với hai bằng cử nhân, Musk liền chuyển sang California và thành lập công ty khởi nghiệp. Tiêu biểu nhất là XCom và sau này thành Paypal. Rồi SpaceX và Tesla, hai công ty đang khuấy động thị trường vũ trụ và xe điện. Nếu có phiên bản Iron Man ngoài đời thì có đó nên là người đàn ông này.


Nhìn lại rồi tự hỏi, “Đó có phải là sự ngẫu nhiên?”

Quốc gia nào cũng có thể đào tạo nhân lực nhưng chỉ Mỹ mới sinh ra Gates và Zuckerberg. Còn Nadella, Pichai và Musk cũng tương tự. Trong 195 quốc gia trên thế giới, họ lại chọn nơi này để học tập rồi thành danh.

Chẳng có gì là ngẫu nhiên. Tất cả đều là kết quả của một hệ thống giáo dục khai phóng, chế độ nhân tài và quy mô kinh tế.

Nếu vào thế kỷ thứ nhất, mọi sự kỳ diệu đều xảy ra ở La Mã thì Mỹ chính là phiên bản tương tự của thế kỷ hai mươi và trở đi.


GIÁO DỤC KHAI PHÓNG | Mỹ không phải là nơi tạo ra khái niệm giáo dục hay khai phóng nhưng là nơi thành công nhất. Mỹ cho rằng giáo dục nên bắt đầu với tư duy độc lập, nơi học viên được quyền suy nghĩ ngoài khuôn khổ giảng dạy và khuyến khích tìm hiểu riêng.

Xét về số lượng cơ sở đào tạo thì đây là cỗ máy khổng lồ với hơn 4,000 trường cấp bằng cử nhân. Đó chưa tính hàng ngàn cao đẳng cộng đồng và trung tâm độc lập.

Tất cả đua nhau thúc đẩy trí tuệ và sản sinh ra nguồn nhân lực cho nền kinh tế tương lai. Trong bảng xếp hạng top 20 trường hàng đầu, riêng Mỹ thôi đã chiếm hơn phân nửa. Đó là vì sao hơn một triệu du học sinh từ khắp nơi đến đây để trở thành một phần của hệ thống này. Nổi tiếng nhất là ba nhân vật trên.


CHẾ ĐỘ NHÂN TÀI | Nước Mỹ siêu cạnh tranh và chính điều đó khiến nơi này trở nên hấp dẫn. Vì bạn không bị đánh giá dựa trên màu da, quốc tịch hay việc bạn nói tiếng Anh với một “accent” nào đó. Nếu bạn có tài năng, nó sẽ được công nhận vì là tài sản quý giá nhất của một cá nhân.

Tôi đố bạn tìm ra một quốc gia nào có số lượng CEO gốc ngoại nhiều hơn Mỹ hay một nơi nào đó có lượng nhân lực đa dạng bằng. Nếu những Nadella, Pichai và Musk chọn đến một nơi khác thì có lẽ kết quả sẽ không như bây giờ. Họ chỉ có thể thành danh ở Mỹ vì nơi này đề cao năng lực và tài năng trên hết.


QUY MÔ KINH TẾ | Mỹ không chỉ là một quốc gia bình thường mà còn là đầu tàu của nền kinh tế toàn cầu. Với tổng quy mô hơn $21 ngàn tỷ và thị trường chứng khoán có tổng vốn hóa hơn $49 ngàn tỷ, đây là trung tâm của thế giới.

Hãy nhìn mọi thứ xung quanh, tôi đố bạn tìm ra một sản phẩm nào không được chế tạo bởi doanh nghiệp Mỹ. Từ iPhone, điện thoại Android, phần mềm thiết kế hay đơn giản là nền tảng mạng xã hội bạn đang dùng. Tất cả đều được phát minh ra ở Mỹ vì như đã nói, nơi này đặc biệt vì nó để cho tri thức biến thành hiện thực.


Nếu Gates sinh ra ở nơi khác, tôi tin chắc rằng thế giới sẽ không có Microsoft. Nếu Zuckerberg không sinh ra ở Mỹ, tôi tự tin khẳng định là chúng ta sẽ không có Facebook. Nếu Nadella, Pichai và Musk không chọn Mỹ là điểm đến thì họ vẫn sẽ thành công nhưng sẽ không thể là người đứng đầu Microsoft, Google hay Tesla của hiện tại.

Mỹ luôn rộng mở và chào đón tất cả từ khắp nơi. Nếu bạn muốn viết lên những câu chuyện gần như thần tiên cho cuộc đời thì đây chính là nơi cần đến.

Tài năng có thể là yếu tố tự nhiên nhưng chỉ trong môi trường phù hợp thì mới được biến thành hiện thực. Đó có lẽ là bài học đáng giá nhất của Mỹ.


Fb KimLe T Huynh

                              


No comments: