Monday, May 16, 2022

KẺ TRỘM TÁO TRỞ THÀNH CHỦ NHÀ VƯỜN TÁO (ST)

 

Kẻ trộm táo trở thành chủ nhà vườn táo

 

43 năm trước, tôi là một trong bốn đứa nhập cư được bảo trợ về một làng quê ở tiểu bang Pennsylvania Mỹ. Nhà Thờ thuê cho một căn nhà nhỏ ở nơi tiêu điều hút gió. Những ngày đầu xứ lạ, buồn quá nên chúng tôi đi loanh quanh trong xóm. Một hôm đi ngang qua ngôi nhà xưa khá lớn, trước cổng có hai cây táo trái trĩu cành xuống gần đất.

Tiền không có, tiếng Anh thì ú ớ, thấy táo mọng nước chín đầy cành thì thèm mà không dám hái, thôi mỗi đứa lượm 2 trái đã rụng dưới đất đem về nhà ăn.

Chiều, thấy một ông Mỹ đậu xe trước nhà, rồi đi vào gõ cửa. Cả 4 thằng mặt mày xanh lét, phen này có chạy đằng trời, bốn thằng chết khiếp im re. Thấy không có ai mở cửa, ông ta đi ra xe rồi mang vào một bịch táo khoảng 10kg để ngay tam cấp kèm theo cái note: Welcome to USA! (Chào mừng bạn đến Hoa Kỳ!)

Mấy hôm sau chúng tôi mới biết ông ta là người chủ thuê chúng tôi hái táo ở nông trại của ông. Cứ mỗi 50lbs (20kg) được trả 25 cents. Có khi nghịch dại, chúng tôi lấy táo ném nhau. Hết mùa táo ấy chúng tôi tôi vào Đại học. Lâu lâu ông ta lại đến trường mời chúng tôi về nhà ăn Thanksgivings.

Một thằng trong chúng tôi học khá giỏi được nhận vào trường Y Khoa của PennState. Ai ngờ sau này nó lại là rể ông già Mỹ đó. Ông bà chỉ có một đứa con gái nên trao ngôi nhà cho vợ chồng nó, bạn tôi trở thành chủ nhân của ngôi nhà.

Hè năm nay tôi về thăm lại chốn xưa. Trước khi vào nhà thăm nó, tôi ngồi xuống bên gốc cây táo ngày xưa, lượm một trái lên ăn mà nước mắt giàn giụa. Vợ chồng nó thấy vậy cũng đi tới gốc cây lượm táo lên ăn. 

Vợ nó lau nước mắt, cười và nói: Thanks for picking the dropped apples 43 years ago! Now I am having a wonderful husband (Cảm ơn bạn đã nhặt những quả táo rụng 43 năm trước! Bây giờ tôi đã có một người chồng tuyệt vời).

Sưu tầm

Người Mỹ trồng cây ăn trái, nếu ăn không hết, họ hái trái cây cho vào túi cẩn thận rồi treo ở hàng rào, ai muốn ăn cứ tự đến lấy (*).

Một cách chia sẻ nhẹ nhàng nhưng mang tính cộng đồng, nhân văn rất cao.

(Ảnh của Truc T Lam- Nhất Nguyên)


No comments: