Thursday, April 6, 2017

BẠN TÔI: NGUYỄN THỊ TUYẾT LỘC - phần 1 (GS. Trần Công Tín)




Bạn tôi: Nguyễn Thị Tuyết Lộc

Lởi thưa;cuối năm 2016 và đầu 2017,ở Huế có nhiều lễ kỷ niệm, họp mặt tại học đường.-
-Tháng 10-2016 :Kỷ niệm 120 năm thành lập trường Quốc Học .
-Tháng 3-2017:Kỷ niệm 100 năm Đồng Khánh.
-Trung tuần tháng 3-2017; Kỷ niệm 60 năm thành lập Đại học Huế

Nữ sinh Đồng Khánh tan trường


Tất cả đều tổ chức rất rầm rộ, qui tụ khá nhiều học sinh, sinh viên xưa cũ(cách đây hơn nửa thế kỷ).Gặp nhau, mừng mừng tủi tủi và cũng khá ngậm ngùi khi thấy vắng mặt hoặc tin buồn về các bạn xa xưa.
-Lớp QH 62-63 thì chỉ mình tôi tham dự ,các bạn khác hoặc ốm đau ,hoặc qua đời hoặc ở phương xa nên vắng mặt.
-Lớp Đại học Sư phạm (ban Việt Hán 63-67)thì nhờ sự động viên tích cực của tôi nên có được 2 bạn ở Saigon về là Tiêu Dao Bảo Cự và Trần Duy Phiên còn 5 bạn đã lìa đời (trong tổng số 13 sinh viên cùng lớp).

Nguyễn Đình Chúc & thầy Tín
Lớp Đệ Nhất C1 (62-63)

-Các bạn Đại học văn khoa thì chỉ có anh Nguyễn Đình Chúc (80 tuổi ở Tuy Hòa)về dự còn đa số đều bệnh tật hoặc lìa đời.
-Tháng 10-1967  bốn sinh viên Đại học sư phạm Huế trình diện (chung 1 nghị định)tại trường Nguyễn Huê Tuy Hòa; Đoàn Cầu(pháp văn,hiện ở Saigon,bị hỏng hai mắt) Cái Mỹ Toàn(anh văn,hình như đã qua đời ở Nha trang) Phạm Xuân Cầu( lý hóa,ở Mỹ có liên lạc)và tôi (Trần Công Tín,việt văn).Đúng là:
     Bạn bè lớp trước nay còn mấy?

Mới 55 năm mà đã có cảnh:
Ai bày trò bãi bể nương dâu?

Không biết ,60, 65,thì sẽ quạnh quẽ đến đâu ?

Bởi thế hôm nay ,nhìn lại ảnh sơ đồ lớp đệ nhất C1 QH (nk62-63)tôi nhớ đên bạn thân Nguyễn Thị Tuyết Lộc và viết đôi dòng tâm sự rất chân tình,trung thực. để gởi đén các bạn


******

Cổng trường Quốc Học

Bên hông trường Quốc Học Huế

NK 62-63 là niên khóa cuối cùng trường Quóc Học có nữ sinh vì qua năm sau (63-64) Đồng Khánh mở đệ nhất thâu nạp tất cả nữ sinh có Tú tài bán phần nên từ đó “nam nữ hữu biệt “
Lớp đệ nhất C1 chúng tôi đón nhận 1 nữ sinh khá nổi tiếng đó là Nguyễn Thị Tuyết Lốc
   -Em ruột của vị Giám đôc học chánh Trung phần Nguyễn văn Hai (sau này du học Pháp tốt nhiệp danh dự tấn sĩ toán học tại Đại học Sorbone  và về làm Khoa trưởng Đại học Khoa học Huế) đồng thời cũng là em ruột của giáo sư tiến sĩ Nguyễn văn Thạch(giảng dạy tại Đại học Khoa học )
-Người mẫu của họạ sĩ kiêm nhiếp ảnh gia Maria Mộng Hoa và được họa sĩ khen ngời trong bài phỏng vấn của Nguyễn Ngu Ý đăng trên tạp chí Bách khoa
-Đã làm thơ đăng báo và trình diễn văn nghệ khá điêu luyện
-Tánh tình lãng mạn,thẳng thắn,dạn dĩ (khá nổi bật so với các thiếu nữ đương thới)
Trên sơ đồ,Tuyết Lộc ngồi ngoài cùng,bàn thứ hai dẫy bên này còn tôi bàn thứ tư dãy bên kia và tôi hồi đầu chẳng quan tâm mấy vì bận tôn thờ thần tượng của tôi (cô giáo dạy tâm lý).

"Ôi ! màu áo trắng ngày xưa ấy,
Tôi đã bao lần phải ước mơ..."
Người mẫu Tuyết Lộc thắt bím tay ôm cuốn vở.
Thế rồi sau Tết vài ngày,anh Văn Bạc Chương(trưởng lớp) nói với tôi: chiều nay bãi học ra cửa trước Tuyết Lộc gặp (đúng là tính cách của Tuyết Lộc)).Hồi đó nam sinh ra vào và để xe ở hai cổng phụ (đường Nguyễn Hoàng ngày nay)còn nữ sinh QH được ưu tiên đi vào cổng chính (đường Lê Lợi chung với quí vị giáo sư.) Do đó tôi phải vòng ra ngoài để gặp TL.và từ đó thân nhau, cùng học chung ở Hội Việt Mỹ, cùng đi về và đến nhà nhau thường xuyên…
Trong hồi ký’Bạn tôi “  đăng ở Nguyễn Huệ Hải ngoại TL đã viết như sau

“Tín là người bạn rất tốt bụng, đã từng “cứu” tôi khỏi lâm vào tình trạng “thất tình” bỏ ăn bỏ học lang thang thất thểu xuống bờ sông Hương ngồi tương tư (mà không có can đảm nhảy xuống) làm cả nhà hoảng lên vì chỉ còn hai tháng nữa là đến kỳ thi tú tài toàn phần. Hàng ngày tôi ôm sách vở từ Cư xá giáo sư Đại học số 2 Lê Lợi xuống nhà Tín ở 6 Nguyễn Công Trứ ôn bài, hai đứa được ba mẹ Tín dành cho chiếc bàn dài trước hiên nhà để học. Học xong ra vườn hái mít cám ăn (ở quê Huế còn có cái tên mà nói ra “ốt dột” lắm là “mít dái” vì nhìn cứ y chang!). Tín thì chăm chỉ “tụng”, tôi thì được tiếng khá thông minh nhưng phải tội lơ đãng, bị Tín kềm thúc nhắc nhở hoài, và cũng nhờ bạn hiền tận tâm cùng ôn tập mà tôi đổ hạng bình thứ.”

Người mẫu Tuyết Lộc (tiếc quá anh đã phai màu)
Chúng tôi ngoài lúc học chung còn đi đây đó đặc biệt là tối 15 tháng 4 âm lich năm 1963(lễ Phật đản đẫm máu) sau khi thi Tú tài Toàn phần xong.
Chúng tôi đạp xe vòng vòng khắp phố để ngắm đèn hoa rồi về đài Phát thanh  Huế (dưới chân cầu Tràng Tiến bờ Nam sông Hương )Thấy mọi người tụ tập rất đông và đưa kiến nghị đòi ông Quản đốc Ngô Ganh phát thanh bài phát biểu của thượng tọa Trí Quang sáng nay tại chùa Từ Đàm (trong đó chỉ trích chính quyền Ngô Đình Diệm ,một việc làm gan dạ chưa từng có ) Lẽ dĩ nhiên ông Ngô Gánh đâu dám thế là dân chúng phản ứng dữ dội và kéo đến một lúc một đông. Quân đội phải can thiệp (dưới quyền điều khiển của thiếu tá Đặng Sỹ) rồi có mấy tiếng nổ lớn (chẳng biết do ai) khiến 8 Phật tử thiệt mạng (sau được phong Thánh và hiện giờ còn bia kỷ niệm tại chỗ đó và hàng năm đến ngày Phật đản đều treo đèn kết hoa rực rỡ để tưởng nhớ)
Chúng tôi về trước đó mươi phút nên không chứng kiến tận mắt cảnh máu chảy đầu rơi .



Thật là 1 kỉ niệm nhớ đời. Sau đó biểu tình liên miên lan ra khắp nước và cuốicùng chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ vào đầu tháng 11-1963.


Chúng tôi thân với nhau như thế được 6 tháng sau đó TL đi Pháp du học rồi nhớ nhà bỏ về học Đại học Đà lạt (ban triết) rồi về dạy tại Đà nẵng. Còn tôi thì dạy tại Tuy Hòa và vì biến động của thời cuộc nên mất liên lạc hơn 50 năm. Rồi vì một sự tình cờ nên nối lại thân thiết như xưa.Chuyện này tôi đã viết trong bút ký “Hành trình đi tìm thời gian đã mất “ như sau



TRẦN CÔNG TÍN 
(Xin mời đọc thơ của Tuyết Lộc trong những bài kế tiếp & xin đọc bài phần 2)

No comments: