Friday, April 21, 2017

THƠ CỦA NHẬT (Diệp Thế Hùng)





Mỗi bài thơ là một bức ảnh chụp một xúc cảm ở một thời điểm. Hai bài thơ dưới đây là những bức ảnh của tiếng kêu của con tim ở một thời điểm trong quá khứ của tác giả.
SAO EM
Sao em đã xé chữ đồng ?
Sao em dứt bỏ vườn hồng mà đi ?
Sao em không nói chia ly ?
Sao em vội khép bờ mi phũ phàng ?
Sao em im lặng sang ngang ?
Sao em đành để dở dang mối tình ?
Diệp Thế Hùng

XIN EM
Xin em một chút đắng cay
Cho vơi nỗi nhớ cho phai tình này
Cho anh làm kiếp lưu đày
Cho anh tiếc nhớ những ngày vu vơ
Anh về anh đốt bài thơ
Anh về chôn kín mộng mơ nữa vời
Nói đi, dù chỉ một lời
Cho bao tình ấy buông rời tim anh.
Diệp Thế Hùng



THƠ NHẬT

Thơ của người Nhật phản ảnh tính cách của người Nhật. Người Nhật ít nói. Trong những đàm thoại hàng ngày, họ ít khi chấm dứt một câu nói. Cái cách nói, cái cách lên giọng xuống giọng lúc bắt đầu một câu nói là đủ để truyền đạt cảm xúc và ý của người nói, không cần đi đến hết câu. Thơ của Nhật rất ngắn và cô động. Trong bài này, tôi không trình bày quá trình của thơ Nhật xuyên qua nhiều thế kỷ. Tôi chỉ cho các bạn biết một vài điểm chính yếu về thơ hiện đại mà thôi. 
Thơ bằng tiếng Nhật bắt đầu từ thế kỷ thứ 8, thơ được phát triển từ đấy song song với thơ Đường viết bằng Hán tự. Thơ Nhật có rất nhiều hình thức khác nhau, phần lớn mỗi thể thơ đều có rất nhiều qui luật.
Dưới đây tôi chỉ đề cập đến hai thể thơ rất phổ thông ở Nhật hiện nay. Đó là Haiku và Tanka.
Trước khi trình bày hai thể thơ này, để cho các bạn hiểu cấu trúc một bài thơ Nhật, tôi xin phép giới thiệu sơ sài về tiếng Nhật.
Tiếng Nhật, viết và nói, là một trộn lẫn của ba loại từ ngữ : hiragana (hệ thống phát âm của tiếng Nhật thuần túy), kanji (tiếng Hán, viết bằng chữ Hán nhưng phát âm theo kiểu Nhật), và katakana (hệ thống phát âm những chữ từ tiếng ngoại quốc). Muốn viết và đọc tiếng Nhật một cách trôi chảy, các bạn phải học khoảng 800 Hán Tự thông dụng.
Tiếng Nhật (hiragana) có 5 âm và 44 mẩu tự và nhiều biến tự:

a
i
u
e
o




ka
ki
ku
ke
ko



….
Chú ý : u đọc như u của tiếng Việt, e đọc như ê của tiếng Việt và o đọc như ô của tiếng Việt. Nếu các bạn muốn xem hết bảng mẫu tự hiragana, các bạn có thể vào https://vi.wikipedia.org/wiki/Hiragana.
Tiếng Nhật đa âm: mỗi chữ có nhiều âm. Thí dụ: tôi=watashi; anh= anata.
Cấu trúc của một câu tiếng Nhật : chủ từ, rồi túc từ và động từ ở cuối câu.
Thí dụ : Anh ăn cơm = anata  (anh) wa (tiếng đệm) gohan (cơm) o (tiếng đệm) tabemasu (ăn).   
Thể nghi vấn chỉ cần thêm « ka ? » ở cuối câu: anata wa gohan o tabemasu ka?        (anh có ăn cơm không?). 
Thể phủ định thì thay “tabemasu” bởi “tabemasen” (không ăn).
Các bạn nghĩ ngay là nếu người nói không chấm dứt câu nói, người nghe sẽ không biết là thể khẳng định, thể phủ định hay là thể nghi vấn.  Trong thực tế, cách nói và giọng nói lúc mở đầu một câu nói là đủ để người nghe hiểu ý của người nói. Các bạn có thể tưởng tượng những khó khăn của một người ngoại quốc lúc chưa quen với cách nói này.

1.  HAIKU
Một bài thơ Haiku  (Bài Cú) chỉ có ba câu : 5 âm, 7 âm, 5 âm (tổng cộng 17 âm). Các bạn biết một chữ có nhiều âm trong tiếng Nhật. Bởi vậy, một câu với 5 âm chỉ gồm một hay hai chữ mà thôi. Một bài thơ với 17 âm chỉ có 4 hay 5 chữ.  Thơ Haiku vì vậy rất cô động.  Câu đầu giới thiệu thời tiết (xuân, hạ, thu, đông) hay nơi chốn. Câu thứ hai miêu tả mt hành động. Câu thứ ba gây hay gi cảm xúc.  Thơ Nhật không có vần.
Thí dụ : Bài thơ nổi tiếng của Bashō Matsuo (1644-1694)

furuike ya  (cái hồ nước cũ)
kawazu tobikomu (con nhái nhảy)
mizu no oto (tiếng động của nước)

Thơ Nhật không cho nghĩa hay xúc cảm bằng chữ, vì quá ít chữ. Thơ Nhật gợi lại cho người đọc những hình ảnh hay cảm xúc mà người đọc đã sống qua. Một người chưa hề có những cảm xúc ấy thì sẽ không thấy thơ hay. Đọc bài thơ trên đây, nếu bạn đã sống ở nhà quê, một đêm hè ngồi gần một cái ao, cht nghe một con nhái nhảy vào ao giữa một đêm hè tĩnh mịch, bạn sẽ thấy rất thơ mộng.  Các bạn nhớ là thơ Nhật chỉ gợi lại nơi người đọc những kỷ niệm, những xúc cảm chìm sâu trong ký ức. Nghĩ cho cùng, thì thơ của tiếng xứ nào cũng thế: nếu bạn đã có một kỷ niệm với cùng cảm xúc với tác giả (đồng cảm) thì các bạn thấy bài thơ hay. Nếu không, bạn sẽ không tán thưởng bài thơ.

Thơ Haiku đã trở thành một thể thơ phổ thông trong nhiều nước. Ở Việt Nam, thơ Haiku cũng rất phổ thông. Các bạn muốn biết rõ hơn, hay bấm vào http://www.vitesta.com/article_d/c48-76/gioi-thieu-buoc-dau-lam-tho-haiku-viet

Hiện đại, có nhiều thi sĩ viết Haiku “tự do” không tuân theo luật, chỉ dùng luật về số âm 5-7-5.

2.  TANKA

Tanka (đoản ca, thơ ngắn) là một thể thơ xuất hiện trước Haiku, phát triển và rất phổ thông trong thời đại Heian (794-1192): một tanka có 5 câu, ba câu đầu như Haiku, hai câu sau có 7 âm mỗi câu, tổng cộng 31 âm.  Ba câu đầu của tanka miêu tả thiên nhiên hay một sự kiện, hai câu sau nói lên xúc cảm của tác giả.  Các bạn nhớ là trong thơ tanka tác giả không trình bày những suy nghĩ của mình, thơ tanka chỉ miêu tả xúc động của tác giả trước một cảnh vật hay một sự kiện.  Trong những thi sĩ tanka nổi tiếng nhất có Ono no Komachi (nữ thi sĩ, thời đại Heian, thơ tình táo bạo), Izumi Shikibu (nữ thi sĩ, thời đại Heian, thơ tình) và Saigyo (thi sĩ, cuối thời đại Heian).  Các bạn tò mò muốn biết thêm về tanka có thể tìm nhiều tài liệu trên internet.


Thí dụ : Thơ tanka của Saigyo 

願わくは
花の下にて
春死なむ 
その如月の
望月のこ

negawaku wa
hana no shita nite
haru shinamu
sono kisaragi no
mochidzuki no koro

Dịch tạm : Cầu trời
cho tôi chết mùa xuân, 
dưới những cây hoa anh đào
tháng hai(+)
khi mặt trăng tròn.
(+)Hoa nở tháng hai âm lịch



Tóm lược lại, thơ Nhật đặt quan trọng trên ý thơ và cách dùng chữ với mục đích gợi cho độc giả những cảm xúc phía sau những chữ dùng hay là những cảm xúc mà độc giả đã sống qua.

Tôi cũng tập viết thơ tiếng Nhật. Gần đây tôi dùng những thể thơ của Pháp (có vần) để làm thơ tiếng Nhật. Các bạn Nhật của tôi thấy lạ và thích. Đây là một bài ngắn theo thể thơ có vần theo thơ tiếng Pháp:



  

 
        
   
         なった



Cách đọc: AKI NO KOTO

Anata no kuni ni
Ano  aki ano hi
Watashi no kokoro wa
Ai no dorei ni natta.



Dịch theo ý thơ:

THE COLOR OF MOMIJI

In the color of momiji
In this autumn, on that day
My heart shaken, I fell madly in love
With someone unknown, thousands of miles away.

Diệp Thế Hùng, 2012.



 

No comments: