Monday, April 3, 2017

VĨNH BIỆT THẦY NGÔ ANH HOÀNG (Phạm Đức Hiền)

Kinh thưa quý thầy cô và các anh chị,
Mấy ngày nay nghe tin đồng đội, đồng hương, đồng nghiệp và đồng môn xếp hàng ra đi, mà lòng tôi thấy buồn man mác; mới đây lại được tin người thầy khả kính Ngô Anh Hoàng cũng bỏ những người thân yêu để qua bên kia thế giới. 

Buồn quá, mò vào Facebook xem có ai “phe” hình hay món ăn thì "chôm" cho đỡ đói, và đặc biệt để xem có bài viết nào về thầy Hoàng thì sẽ copy để làm tài liệu, và tình cờ thấy có một tấm ảnh khá đặc biệt (chắc hổng phải hình "phe" đâu!)

Đọc chú thích ở dưới thì  đó là hình của thầy Trần Tiến Toản.  Càng nhìn, càng thấy thương thầy.   

Ngày xưa, trông thầy thật oai phong lẫm liệt như một vị tướng ra trận.  Thầy từng là người “hét ra lửa mửa ra khói”; học trò Nguyễn Huệ ai thấy thầy là ớn lạnh xương sống.  Thầy Toản và thầy Lê Văn Gạch là 2 "hung thần" của trường Nguyễn Huệ; điều này chắc học sinh ở lứa tuổi 70 đều biết.   

Đây là một đoạn mô tả thầy Toản của học trò Phan Thị Tuyết:
Bỗng có tiếng của Thầy Tổng Giám Thị Trần Tiến Toản cất lên:  -Chúng mày hát sao trật tông sai nhịp hết vậy? còn có nhiều giọng sao nghe …rè quá như cây kim máy hát bị cùn, hình như chúng mày già quá hay sao mà hát không nổi, đứa nào hát không được vào nằm trên bục …đét vào đít 3 roi. (Nguyễn Huệ Gọi Nhau Về, của Lê Thị Hoài Niệm).

Nhìn thấy thầy mà tội; giá thầy ở bên Mỹ, có lẽ sẽ không mất mấy cái răng cửa, gió luồn vào lạnh bụng.   Nghĩ như vậy, nên tôi bèn “photoshop” để thầy được duyên dáng hơn.

Nhìn hai bức hình, chúng ta thấy 2 phương trời cách biệt.  Con người cũng vậy, chỉ một vài nét "chấm phá" là có thể thay đổi hoàn cảnh và cách nhìn của vạn vật.  

Đó là hình ảnh người còn sống. Bây giờ, xin được tiếp tục chuyện của thầy Ngô Anh Hoàng, người mà tôi không có cơ hội được thụ giáo.

Ngay sau khi chimvenuinhan.com đăng tin thầy Hoàng từ trần vào ngày 24 tháng 3 vừa qua ở tuổi 79, thầy trò Phú Yên từ khắp nơi trên thế giới đã tới tấp gởi phân ưu và chia buồn đến tang gia.  Ngay cả những người không phải là học trò của thầy như Thukỳ, cũng ngậm ngùi rơi lệ. 

Học trò của thầy rất nhiều, đa số chỉ viết vài dòng hoặc vài chữ để "phân ưu" hoặc "chia buồn".  (Xin xem chi tiết trong “RIP: THẦY NGÔ ANH HOÀNG”.

Nhưng một học trò nghỉ học rất sớm là Hồng Hải đã làm một bài thơ khá dài để tiếc thương thầy.  Nhìn Hồng Hải, không ai nghĩ là cô nàng... biêt buồn, vì lúc nào trông cô nàng cũng phơi phới yêu đời.  

Không ngờ, nghe tin thầy mình ra đi, Hồng Hải đã làm một bài thơ bát ngôn rất cảm động để "trả hiếu" cho thầy.  Hồng Hải chỉ thích hát, chứ ít làm thơ; nếu có làm thơ, cũng chẳng dám đăng tên thật của mình; nhưng khi được Thukỳ yêu cầu viết điếu văn thì HH liền làm một bài thơ để trải lòng mình như một tấm thảm mềm mại tiễn đưa thầy Hoàng về cõi thiên thu.
Ngoài 2 học trò “tiêu biểu” trên, cũng xin được giới thiệu 2 đồng nghiệp của thầy Hoàng từ Việt Nam:

  • Với những lời "tâm tình" đơn sơ, nhưng thắm thiết, thầy Trần Công Tín đã thuật lại một vài kỷ niệm mà thầy vẫn nhớ về thầy Hoàng.  
  • Thầy Đương Đình Đống đã viết một bản điếu văn khá dài mà thầy gọi là những lời “hoài cảm" với người quá cố.  Đọc bài viết của thầy Đống, tôi có cảm tưởng đó là một bản "tiểu sử" của thầy Hoàng, với những chi tiết mà tôi nghĩ ở tuổi của thầy Đống, khó có ai còn trí nhớ dai đến như vậy.   Rất vui khi thấy thầy còn rất minh mẫn.  Xin chúc mừng thầy.  

Mời quý thầy cô và các anh chị cùng đọc 4 bài “điếu văn” để tiễn đưa linh hồn thầy Ngô Anh Hoàng về nơi vĩnh cửu theo thứ tự sau:


Trân trọng giới thiệu, 
San Jose Apr. 2, 2017
Phạm Đức Hiền

No comments: