Saturday, February 8, 2020

CỰU GS SƯ PHẠM QUY NHƠN DU LỊCH LÝ SƠN (HUỲNH BÁ CỦNG- TỨ LỆ NỮ...)





XIN BẤM VÀO WEB ĐỂ NGHE NGƯỜI ĐẸP TỨ NGỌC NỮ NGÂM THƠ VÀ SINH HOẠT:






CCGSSPQN-2019-QuảngNgãi-8-DuLịch LýSơn Nét ĐặcTrưng
Là bài tường thuật thứ 8 loạt bài tường thuật chuyến viếng thăm QuảngNgãi của CGSSPQN-Đoàn PhúYên nhân đại hội thường niên năm 2019 các CGSSPQN tại QuảngNgãi. Bài này ghi một số nhận xét về du lịch ra huyện đảo LýSơn.

Đoàn chúng tôi được công ty du lịch ThiênPhong dọn cho ăn 2 bữa cơm trưa, một bữa cơm chiều và một bữa ăn sáng. Tất cả đều dùng toàn hải sản, không có một chút thịt thà. Không biết cư dân có nuôi heo, lợn gia cầm hay là không. Ảnh trên mạng thì thấy có bò gặm cỏ trên đồi. Đó là đặc thù ẩm thực du lịch ở hải đảo LýSơn.

Ngày nay hải đảo LýSơn không còn bị cô lập ở góc bể chân trời kiểu “Yên ba thâm xứ hữu ngư châu” trong bài thơ “Uống Rượu Tiêu Sầu 2 ”của CaoBaQuat nữa. Dân du lịch trong đất liền ra đây nườm nượp. Trong đám người mới đến áo quần bảnh bao, hương sắc lồ lộ hiện lên bức tranh “Dân chài lưới làn da ngâm rám nắng/Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”như TếHanh mô tả dân làng chài ở xứ Núi Ấn sông Trà của ông. Đó là bức tranh con người ở đảo LýSơn. “Nồng thở vị xa xăm”thật. Dù có bị giao lưu văn hóa, LýSơn vẫn còn giữ hương vị xa xăm của mình. Ra đây tôi lấy làm lạ là chùa không có sư trụ trì, không có cảnh kinh doanh tâm lình thu tiền công quả như chùa chiền trong đất liền. Điểm du lịch không bị quynh lại để thu tiền vào cữa trong khi chẳng xây dựng được thứ gì như cảnh thấy trong đất liền. Người LýSơn cổ võ du lịch ra đó để phát triển kinh tế bằng dịch vụ phục vụ nhà hàng khách sạn và giao thông. Rõ ràng hương vị du lịch đặc thù khác cảnh bon chen gọi là văn minh của người trong đất liền. Đây là nét đặc trưng thứ 2, con người ở LýSơn.

Nói đến ẩm thực, con người, không quên nói đến đất nước. Đất ở đây là đất sasalt nhưng không phải kiểu basalt đất đỏ ở BanMêThuộc(trừ ở miệng núi lửa GiếngTiền) hay đất da tây trơn trượt vào mùa mưa và bén nhọn như dao cắt ở HòaĐa MỹÁ, GànhYến, GànhĐáDĩa ở PhúYên. Đá mẹ basalt lộ ra ở bãi tắm ĐảoBé hay ở CổngTòVò thấy cũng khác đá basalt ở PhúYên. Đá ở LýSơn lỗ chỗ nhiều lỗ hổng là di tích bọt khí của dung nham. Đá basalt chắc nịch đen thui gọi là đá gan gà hay đá huyền vũ ở PhúYên khác với đá ở vách núi ThớiLới và vách núi GiếngTiền. Đá ở đây có màu sáng hơn và có cấu trúc tầng lớp trông đẹp mắt.Cát ở LýSơn cũng khác với cát ở bờ biển trong lục địa. Nước lũ mang phù sa xuống sông xuống suối rồi đưa ra biển khơi. Sóng gió đưa cát vào bờ. Cát có nguồn gốc lục dịa gồm nhiều hạt silic lẫn với các hạt tràng khoáng. Cát mới bồi vào bờ thì có màu sáng. Cát an vị lâu đời thì ngã sang mầu đỏ(kiến thức của Địa Môi Trường) ví dụ cát ỏ PhanThiết. Cát ở Lý sơn là những hạt do cành san hô và vỏ sò ốc nát vụn ra mà thành. Đây là một nét đặc trưng.

Về nước thì ai cũng hiểu đây là xứ góc biển chân trời. “Yên ba Thâm xứ hữu ngư châu”là xứ sóng gió xa xôi có một châu của ngư dân biển ở. LýSơn thiếu nước ngọt là cái chắc. Ở ĐảoBé lớp đất trồng trọt mỏng manh nên không duy trì được lớp nước ngầm. Người ta dựng nhà máy lọc nước biển. Nước biển được lắng lọc rồi qua hệ thống thẩm thấu tách nước ngọt ra khỏi muối biển. Năm ngọn núi ở ĐảoLớn duy trì được mạch nước ngầm. Trên đỉnh núi ThớiLới lại có hồ chứa nước mưa. Nhưng người dân vẫn dùng nước ngọt dè xẻn. Họ không phung phí tưới nước bằng vòi bông sen mà dùng bec phun sương. Tháng nắng nóng kéo dài thì nước máy trở nên mằn mặn, Các cô du lịch sợ tắm rít người nên hùn tiền mua nước đóng chai tắm lại. Tôi thấy làm lạ thử tắm chay thì thấy không sao ạ, da dẻ vẫn trơn tru mát lịm kia mà!

Đặc sản thì có nhiều sản phẩm của biển cả và TỏiLýSơn(TLS). TLS chế biến thành tỏi đen và rượu tỏi chữa được bịnh béo phì. Về phần tôi, tôi thích nhất là rong biển. Biển ở đây sạch sẽ và nghĩ rong chắc ngon lắm. Một ngày mùa Hạ năm 2019. Ongbatampy.

No comments: