DẤU ẤN THÁP NHẠN XỨ NẪU
Vùng đất Tuy Hòa – Nha Trang xưa thuộc Tiểu Vương Quốc Kauthara , một trong 4
tiểu Vương Quốc Chiêm Thành cổ , người Chiêm Thành Kauthara sống rải rác trên
những vùng Bình Nguyên nơi có những núi thấp , nhưng những nơi thờ kính , họ lại
xây dựng gần những con sông lớn , Tháp Nhạn -Tuy Hòa phía tả ngạn Sông Ba và
Tháp Bà -Nha Trang phía tả ngạn Sông Cái ( đây là một điều ngược lại với di
tích Chiêm ở Quảng Nam , Bình Định và Phan Rang ) , vết tích còn lại của cố đô
Chiêm Thành ở Phú Yên là Thành Hồ đây là trung tâm quyền lực cuối cùng của Đế
Vương Bồ Trì trì và những ngôi tháp thờ Đức Thánh Mẫu Bhagavati Kautharesvati ,
Tháp Nhạn tại Thành Phố Tuy Hòa -Phú Yên , được xây dựng khoảng thế kỷ XII , dưới
thời Vua Jaya , Paramecvaravarman .
Năm 1611 Chúa Nguyễn Hoàng đem binh đánh Chiêm Thành lấy phần đất từ Đèo Cù
Mông đến Núi Thạch Bi làm Phủ Phú Yên , từ đó , người Chiêm hoặc làm Nô Lệ cho
Đại Việt hoặc di cư vào nam và trên bản đồ , người Chăm vùng Phú Yên không còn
vết tích.
Có nhiều truyền thuyết về Tháp Nhạn , thế nhưng có tên Núi Nhạn vì nơi đó có
nhiều con chim Nhạn ( Chim Én) đến đây sinh sống làm thành một quần thể vương
quốc riêng của nó ,nằm bên mé tả con Sông Ba , Núi Nhạn như một điểm nhấn để nhận
diện Thành Phố Tuy Hòa ,trung tâm tỉnh lỵ Phú Yên.
Tháp Nhạn của người Chăm là nơi thờ cúng Thần Linh và nơi cầu nguyện mưa thuận
gió hòa , sự thờ cúng ở đây mang tín ngưỡng phồn thực , cầu mong vạn vật được
sinh sôi nảy nở
Năm Mậu dần(1578) niện hiệu Quang Hưng nguyên niên Chúa Nguyễn Hoàng sai Phù Quận
Công Lương Văn Chánh kéo quân vào đánh Chiêm Thành tại sông Đà Diễn ( Đà Rằng )
Quân Chiêm đóng quân tại Núi Nhạn , Quân của Phù Quốc Công Lương Văn Chánh đóng
tại núi Chóp Chài , hai bên bất phân thắng bại , cuộc chiến kéo dài khá nhiều
ngày, tổn hao tướng sĩ và lương thực.
Phù Quốc Công Lương Văn Chánh vận trù kế sách , đánh vào tâm lý Quân Chiêm ,
ông cho quân lính làm tháp như Tháp Nhạn bằng lấy tre , lồ ô và giấy , Ông cho
người sơn lại , nếu nhìn xa như Tháp Nhạn của Quân Chiêm
Cứ như thế đầu giờ sáng Ông cho đốt ,cháy sạch sẻ , chiều đến tối tiếp tục làm
như vậy , trước sau 21 lần , một mặt ông cho người đi loan tin , sau 21 lần
cháy Tháp , Quân Chiêm sẻ thất bại , máu đổ thành sông , thây chết thành núi
Vua Bồ Trì Trì và tướng sĩ , thấy những điềm chẳng lành nên tự rút quân về Phan
Rang , lập kinh đô mới lấy tên (Vương quốc Panduranga Chăm Pa )
Thời gian đi qua , dấu tích xưa vẫn còn , những đau đáu hoài cổ của người Chiêm
Thành vẫn còn uẩn khúc dưới những lớp gạch nung trong ngôi cổ tháp , qua bao
nhiêu năm tháng vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt , Dù như thế nào đi nữa . Tháp Nhạn
vẫn là một phần tâm linh của người dân Phú Yên.
Oklahoma August 6, 2020
THÍCH NGUYÊN NGUYỆN
Thầy Thích Nguyên Nguyện Ở Ấn Độ.
No comments:
Post a Comment