Sunday, March 14, 2021

CHỦ NHÀ MÁU LẠNH, BẠO HÀNH NGƯỜI GIÚP VIỆC ĐẾN CHẾT (T.V)

 

Chủ nhà máu lạnh, bạo hành người giúp việc đến chết

 

SINGAPORE – Một vụ án ngược đãi, hành hạ dã man người giúp việc dẫn đến bi kịch chết chóc tại Singapore đã gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh cho những người nghèo cố gắng ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội đổi đời.

 

Bà Gaiyathiri Murugayan, 40 tuổi, đã nhận tội vào ngày 23 Tháng Hai năm 2021, với 28 tội danh bao gồm tội giết người giúp việc tên Piang Ngaih Don, quốc tịch Myanmar, sau khi gây tổn thương nặng nề cho nạn nhân qua việc đánh đập gây thương tích trầm trọng, bỏ đói thời gian dài, hành hạ tinh thần lẫn thể xác…

Bên công tố xác định hơn 80 tội danh đối với hung thủ Gaiyathiri.

 

Vài ngày trước khi nạn nhân 24 tuổi chết vì chấn thương sọ não với vết thương nặng ở cổ, Piang đã bị hành hung, trói vào lưới cửa sổ, khi bị chủ phát hiện đang cố gắng lục lọi thức ăn từ thùng rác, vì bị bỏ đói.

Bên công tố cố gắng đưa ra án tù chung thân, nhưng thẩm phán đã hoãn tuyên án.

Chuyến ra nước ngoài làm việc đầu tiên, và cũng là chuyến đi cuối cùng của Piang.

 

Cô Piang Ngaih Don, người Myanmar, nạn nhân vụ bạo hành tại Singapore. (Hình: Internet)

 

Những người nghèo ở Châu Á thường tìm những cơ hội đổi đời từ công việc ở đợ tại một số nước láng giềng giàu có, và Singapore là đất nước được nhiều người mơ ước đến làm việc để thoát nghèo.

 

Piang Ngaih Don (người Myanmar) cũng vậy. Tháng Năm năm 2015, cô gởi lại đứa con ba tuổi cho gia đình, sang Singapore với quyết tâm thay đổi số phận hai mẹ con cô. Một ước mơ biết là khó nhọc, nhưng cô tin mình sẽ vượt qua để mang về cho con mình một tương lai tươi sáng hơn.

Piang đồng ý với các điều kiện tuyển dụng của bà chủ Gaiyathiri: Không có điện thoại cầm tay, không có bất kỳ ngày nghỉ nào. Đổi lại, cô được trả nhiều tiền hơn, và không mất tiền ăn uống, chỗ ở.

 

Riêng bà chủ Gaiyathiri thì nghĩ “không có điện thoại cầm tay, nó sẽ chẳng gọi được cho những người giúp việc khác, sẽ không có cơ hội so sánh, rồi đòi hỏi thêm quyền lợi.”

 

Ước mơ đổi đời, sống trong một căn nhà rộng lớn, tuy làm lụng cực nhọc nhưng có chỗ ăn no, chỗ ngủ mát mẻ của Piang chỉ được sang lên trong khoảnh khắc, rồi tắt ngúm.

Gia đình bà Gaiyathiri có tám người mà Piang phải phục vụ. Ngoài bà Gaiyathiri, còn có chồng bà, mẹ bà, đồng phạm Prema Naraynasamy (người tiếp tay với chủ nhà hành hạ Piang, không rõ mối quan hệ với chủ nhà), hai con của Gaiyathiri, và hai người thuê nhà.

 

Ngay khi Piang bắt đầu làm việc cho gia đình bà Gaiyathiri, cô đã cảm nhận sự “ác cảm” của bà chủ dành cho mình. Bà Gaiyathiri cho rằng Piang làm việc chậm chạp, không vệ sinh, mà lại “ăn quá nhiều,” bà lập một bộ quy tắc nghiêm ngặt bắt Piang phải tuân theo.

Ban đầu, mỗi khi Piang vi phạm quy tắc làm việc, bà Gaiyathiri lớn tiếng la mắng, rồi như thấy la mắng vẫn chưa đủ, từ Tháng Mười năm 2015, bà Gaiyathiri bắt đầu hành hạ thể xác và cả tinh thần Piang.

 

Những đạon video thu được từ những camera được lắp đặt trong nhà để theo dõi nạn nhân và những đứa trẻ cho thấy việc lạm dụng hình phạt khắt khe được thực hiện trong 35 ngày cuối đời Piang.

 

Cô chỉ được cho ăn rất ít thức ăn, như bánh mì cắt lát ngâm trong nước, thức ăn nguội từ tủ lạnh hoặc một ít cơm. Mỗi ngày, Piang chỉ được ngủ khoảng 5 tiếng. Trong 14 tháng làm việc và bị hành hạ, bỏ đói, Piang sụt mất 15kg, tương đượng với 38% trọng lượng cơ thể.

 

Cô không có quyền riêng tư – bị buộc phải tắm và đi vệ sinh với cửa mở trong khi Gaiyathiri hoặc Prema quan sát – và đeo nhiều lớp khẩu trang khi Gaiyathiri thấy cô bẩn và không muốn nhìn vào mặt cô.

Gaiyathiri đánh đạp Piang hầu như hàng ngày, mỗi ngày vài lần, bằng cách tát, đẩy, đấm và đá cô. Bà cũng giẫm đạp lên người Piang khi cô đang nằm trên sàn sau khi bị một cú đá, hoặc bà có thể dùng bất cứ vật dụng gì gần đó để đánh côn như chổi, một cái môi lớn bằng kim loại, hoặc một vật cứng nào đó gần đấy.

 

Sự tàn ác của Gaiyathiri tiếp tục được thể hiện qua hành động nắm tóc Piang giựt mạnh nhiều lần để lôi ra được một nắm tóc của nạn nhân, mặc cho Piagn la hét trong đau đớn. Trong một đoạn video Tháng Sáu năm 2016, cơ quan điều tra còn thấy Gaiyathiri dí bàn ủi nóng vào trán Piang khi cô đang ủi đồ, sau đó tiếp tục dí bàn ủi vào cẳng tay cô với ánh mắt thỏa mãn trong sự ác độc.

 

Tòa án đã được chiếu nhiều đoạn video về việc tra tấn dã man như thế. Nạn nhân có vẻ ngoài yếu ớt với mái tóc buộc thành nhiều lọn, bị Gaiyathiri giữ chặt rồi hất tung cô ấy ra xung quanh như ném một cái giẻ lau bẩn thỉu. Piang không còn sức để tự vệ.

 

Vào một ngày Tháng Năm năm 2016, Piang được bà Gaiyathiri đưa đến một phòng khám bệnh vỉ bị sổ mũi, ho, và sưng ở chân.

Khi y tá giúp Piang tháo khẩu trang và kính râm ra, bác sĩ nhìn thấy những vết bầm tím quanh hốc mắt và má của cô, nhưng Gaiyathiri giải thích những điều này bằng cách nói rằng nạn nhân thường xuyên ngã xuống vì cô ấy vụng về.

Gaiyathiri cũng từ chối đề nghị của bác sĩ về việc kiểm tra thêm chân của Piang bị sưng, vì có thể có những bệnh lý tiềm ẩn.

 

Đêm cuối cùng của Piang trên đất nước xa lạ

Bị can Prema S Naraynasamy (phải) được đưa đến hiện trường vụ án, trong khi bà Gaiyathiri Murugaiyan quay trở lại xe cảnh sát. (Chụp màn hình video facebook)

 

Vụ hành hung dẫn đến cái chết của nạn nhân xảy ra từ đêm 25 Tháng Bảy đến rạng sáng 26 Tháng bảy năm 2016.

Khoảng 11:40 đêm hôm đó, Piang đang giặt quần áo. Không biết cô làm chậm hay Gaiyathiri ngứa mắt, đánh cô bằng bàn tay nắm chặt, rồi nắm tóc cô bảo phải làm nhanh hơn. Gaiyathiri tiếp tục nắm tóc nạn nhân rồi kéo lê cô đi. Khi nạn nhân bắt đầu lắc lư người ở lối vào nhà vệ sinh, Gaiyathiri bảo cô không được “nhảy”, trước khi đập vào đầu cô bằng một chai chất tẩy rửa.

 

Nạn nhân ngã về phía sau, mất phương hướng và không thể đứng dậy. Gaiyathiri gọi Prema lại và cùng nhau đánh nạn nhân, tạt nước vào người cô. Prema kéo nạn nhân qua nhà bếp và phòng khách đến phòng ngủ, nơi Gaiyathiri đá vào bụng cô và Prema đấm và bóp cổ cô.

 

Lúc đó, Piang vẫn chưa được ăn tối. Bữa tối ít ỏi của cô cũng bị dọn đi mất trong khi cô ngủ gật vì mệt. Khi quá mệt Piang hỏi hiệu cô có thể ăn tối không, bà Gaiyathiri trả lời “giờ thì mày có thể ngủ mà không cần ăn tối.”

 

Piang bị buộc cổ tay vào lưới cửa sổ. Trước khi về phòng, bà Gaiyathiri và Prema không quên đá vào bụng Piang những cú đá mạnh bạo. Họ để mặc cô rên siết vì đau đớn dưới sàn trong bộ quần áo ướt.

 

Khoảng 5 giờ sáng, Gaiyathiri đến thấy Piang bất động nên cố gắng đánh thức nạn nhân dậy, nhưng cô không tỉnh lại. Tức giận, Gaiyathiri đá và giậm liên tục vào đầu và cổ Piang, nắm tóc kéo cô lên, kéo đầu để cổ vươn ra phía sau và siết cổ Piang.

 

Prema cũng có mặt trong phòng và hợp sức đánh thức nạn nhân. Khi thấy Piang vẫn bất động, họ trở nên lo lắng. Những nỗ lực của họ để hồi sinh cô ấy đều vô ích, nhưng họ vẫn để Piang ở đó cho đến tận 9:22 sáng. Prema đến đỡ nạn nhân lên và cố gắng cho cô ăn một ly ngũ cốc Nestum trong khi làm ấm tay và chân cô ấy. Piang vẫn bất động.

 

Gaiyathiri buộc lòng gọi bác sĩ đến nhà, nói dối rằng bà đã tìm thấy nạn nhân trên sàn bếp và tin rằng cô đã bị ngã.

Khi bác sĩ yêu cầu cô gọi xe cấp cứu trước, nhưng Gaiyathiri kiên quyết chờ bác sĩ tới. Họ thay cho nạn nhân bộ quần áo ướt và bế cô đến ghế sofa.

Bác sĩ đến khoảng 10h50, bà thấy nạn nhân nằm trên ghế sofa, miệng há hốc, không có mạch, da lạnh và đồng tử cố định và giãn. Cô nói với hai người phụ nữ rằng nạn nhân đã chết và yêu cầu họ gọi cảnh sát.

 

Gaiyathiri và Prema bày tỏ sự hoảng loạn và nói rằng nạn nhân còn cử động vài phút trước khi bác sĩ đến, và hỏi liệu họ có thể gọi xe cấp cứu thay thế hay không. Bác sĩ nhấn mạnh rằng bà sẽ đợi cảnh sát đến và hỏi Gaiyathiri xem cô ấy đã cho nạn nhân ăn chưa, hoặc có đánh đập nạn nhân không, vì cô ấy rất gầy, thậm chí còn gầy hơn so với lần khám bệnh cuối cùng.

Prema trả lời rằng nạn nhân “đã ăn rất nhiều”, và cuối cùng bác sĩ đã gọi điện cho cảnh sát. Nhân viên y tế thông báo cô đã chết lúc 11:30 sáng, trong khi cảnh sát hỏi Gaiyathiri tại sao bà không gọi xe cấp cứu. Gaiyathiri trả lời rằng tình trạng của nạn nhân “không nghiêm trọng” và Piang “chỉ yếu”.

 

Qua khám nghiệm, cơ quan điều tra tìm thấy 31 vết sẹo, và 47 vết thương. Piang chết vì máu không chạy lên não, và cổ bị chấn thương nặng. Nếu Piang không chết vì bị đánh vào đầu và cổ hôm đó, các nhà điều tra tin rằng cô cũng sẽ chết trong thời gian ngắn vì đói, nếu khẩu phần ăn hàng ngày của cô vẫn như thế.

Bác sĩ phát hiện ra rằng việc nạn nhân bị nghẹn nhiều lần đã dẫn đến chấn thương sọ não, và việc Gaiyathiri ôm cổ nạn nhân và lắc cô như một con búp bê giẻ rách có khả năng đã làm gãy xương lồi ở cổ họng của nạn nhân.

 

Bản thân vết gãy xương không gây tử vong, nhưng chỉ ra một cú đánh rất dữ dội và mức độ của lực có thể là điểm mạnh dẫn đến tổn thương không thể phục hồi trong não, với chế độ dinh dưỡng kém của nạn nhân khiến cô ấy không thể chịu đựng được chấn thương cổ.

 

Bản án vẫn còn bỏ ngỏ

Bên công tố, do luật sư cao cấp Mohamed Faizal dẫn đầu, đã yêu cầu mức án tù chung thân. Ông nói rằng đây là bản án duy nhất “nói lên được những tác hại đã từng xảy ra và sự phẫn nộ của cộng đồng trước một chuỗi sự kiện ghê tởm như vậy.”

 

Ông nói Gaiyathiri đã lạm dụng, bỏ đói, tra tấn và cuối cùng là giết người giúp việc 24 tuổi theo cách có thể khiến lương tâm của bất kỳ ai cũng bị sốc.

“Việc một con người đối xử với người khác theo cách xấu xa và hoàn toàn vô nhân đạo này là nguyên nhân dẫn đến sự tức giận chính đáng của tòa án; và pháp luật phải ra tay với đầy đủ sức mạnh để minh oan một cách thích đáng các giá trị cơ bản của xã hội và phẩm giá con người đã bị vi phạm trong trường hợp này.”

 

Các luật sư bào chữa Sunil Sudheesan và Diana Ngiam thay vào đó yêu cầu 14 năm tù. Ông Sudheesan nói “không cần thiết phải ngồi tù chung thân”, đồng thời nói thêm rằng “sự tức giận dành cho đám đông, nhưng sự khôn ngoan và tiết độ là của tòa án”.

Ông cho biết câu chuyện của khách hàng của mình là “một câu chuyện khá bi thảm”. Cô đã bị trầm cảm sau sinh từ tháng 2 năm 2015, trầm trọng hơn khi cô phá thai một năm sau đó, và lý trí của cô “bị tổn hại”.

 

Vụ án Piang vẫn còn chờ kết luận từ táo án, trong khi đó chồng bà Gaiyathiri – Trung sĩ cảnh sát Kevin Chelvam, 42 tuổi – cũng đối mặt với cáo buộc lạm dụng và hành hạ người giúp việc.

Ông Kevin bị đình chỉ công tác ngay sau khi người giúp việc Piang bị vợ ông hại chết.

 

Ông bị cáo buộc tham gia đánh cô Piang hai lần. Ngày Piang chết (26 Tháng Bảy, 2016), ông bị cáo buộc đã gỡ bỏ hệ thống ghi video kỹ thuật số CCTV khỏi hiện trường vụ án mặc dù ông ta có lý do để tin rằng vợ và mẹ vợ đã giết nạn nhân.

 

(T.V)

No comments: