Lên án “tội ác hận thù” nhằm vào người gốc Á thời COVID-19
Last updated Mar 18, 2021
Người phụ nữ 70 tuổi bị tấn công vì kỳ thị hôm 17-3. Hình chụp
qua FB PIVOT.
Bị một người đàn ông da trắng 30 tuổi
đánh bầm mặt vì kỳ thị, phụ nữ gốc Á 70 tuổi tấn công “đáp trả” khiến tay này
phải vô nhà thương. Điều này hiếm thấy.
Theo Facebook của tổ chức phi lợi nhuận The Progressive Vietnamese American Organization,
một vụ tấn công người do kỳ thị xảy ra ở San Francisco khoảng 10:30 sáng Thứ Tư
ngày 17-03. Người phụ nữ 70 tuổi bị người đàn ông da trắng đánh bầm mặt. Theo cảnh
sát đó là một vụ “hành hung nghiêm trọng” (aggravated assault). Người phụ nữ là
nạn nhân mới nhất trong làn sóng tấn công người châu Á ở Vùng Vịnh, nhưng đã lật
ngược tình thế là đánh trả kẻ tấn công, khiến anh ta bị thương và phải vào bệnh
viện.
Đánh phụ nữ, và bị đáp trả, người đàn ông da trắng phải vô nhà
thương. Hình: FB PVAO.
Trước đó, cũng tại San Francisco, ông
Danilo Yu Chang, một người gốc Á, vô cớ bị đánh tới mức bất tỉnh. Ông Chang, 59
tuổi, kể với ABC News: “Có một kẻ nào đó bất ngờ đẩy tôi từ phía sau và đánh
tôi tới mức bất tỉnh. Khi tỉnh dậy, người tôi đầy máu.” Ông Danilo Yu là người
Philippines gốc Hoa, một nhân viên du lịch, nói ông bị tấn công vào ngày 15-03,
khi ông đang ra ngoài ăn trưa ở Market Street, quận Mission, San Francisco. Đó
cũng là đầu tiên trở lại làm việc sau thời gian dài phải ở nhà vì COVID-19.
Cùng ngày Chang bị tấn công, cảnh sát
San Francisco cũng nhận được tin báo một người đàn ông 64 tuổi bị đâm vào mặt,
gây nguy hiểm tới tính mạng. Ngày 16-3 cảnh sát bắt Jorge Davis Milton, 32 tuổi,
bị nghi ngờ liên quan vụ tấn công cả Chang và người đàn ông 64 tuổi này.
Hiện, đó vẫn là “kẻ bị tình nghi”, và
vì kẻ tấn công dấu mặt, ông Chang không có bằng chứng trình với cảnh sát xem đó
có phải là kẻ kỳ thị nhắm mục tiêu vì người gốc Á hay không. Vì thế, vụ việc
xem như bị “chìm xuồng”. Nhưng với Chang, cho dù các vết thương trên thân thể sẽ
lành, nhưng sự hoảng loạn và nỗi đau tinh thần không bao giờ mất. Ông nói, bây
giờ ông rất sợ San Francisco và sẽ tìm cách chuyển về gần gia đình ở Indiana hoặc
Nevada. “San Francisco đang xuống cấp. San Francisco cũ đã biến mất. Mọi thứ đã
biến mất và giờ đây chỗ này trở thành nơi nguy hiểm để bạn đi bộ ngoài đường phố.
Nó không còn an toàn nữa”, Chang nói.
Ông Danilo Yu Chang trước và sau khi bị tấn công ở San
Francisco. Hình chụp qua video. Credit: NBC News.
Kể từ khi đại dịch COVID-19 làm ngưng
trệ mọi hoạt động vào Tháng Ba năm ngoái, hàng ngàn người Mỹ gốc Á phải đối mặt
với nạn phân biệt chủng tộc qua các cuộc tấn công bằng lời nói và thể xác, hoặc
bị người khác xa lánh, theo một nghiên cứu được đăng tải trên Los
Angeles Times.
Báo cáo của tổ chức Stop AAPI Hate cho
thấy trong khoảng thời gian từ Tháng Ba, 2020 đến Tháng Hai, 2021 có tới 3,795
vụ tấn công có chủ ý phân biệt chủng tộc nhắm vào người
Mỹ gốc Á. Tuy nhiên, con số này có thể chỉ là một phần nhỏ của các
cuộc tấn công đã xảy ra, vì có rất nhiều vụ không được báo cáo. Stop AAPI Hate
được thành lập vào Tháng Ba năm ngoái để đối phó với các cuộc tấn công liên
quan đến ý nghĩ cho rằng người Châu Á phải chịu trách nhiệm về COVID-19 vì có
nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Quốc.
Nạn kỳ thị chủng tộc ngày càng gia
tăng ở Orange County - Saigon Nhỏ
Hàng xóm ước tính nhóm thiếu niên có
hành động kỳ thị chủng tộc khoảng 10-20 người, với người nhỏ nhất khoảng 10...
Nhóm này không thu thập dữ liệu của những
năm trước để có thể so sánh rằng liệu các cuộc tấn công nhằm vào người Châu Á
có gia tăng trong thời kỳ đại dịch hay không.
Khoảng 68% các cuộc tấn công chống người
Châu Á được ghi nhận trong nghiên cứu là quấy rối bằng lời nói, 21% là hành vi
xa lánh, và 11% là hành hung thể xác. Khoảng 9% số vụ khác là vi phạm quyền
công dân như phân biệt đối xử tại nơi làm việc hoặc bị từ chối phục vụ tại một
doanh nghiệp. Gần 7% các cuộc tấn công là quấy rối trực tuyến. Hầu hết các vụ
này xảy ra tại các cơ sở kinh doanh hoặc trên đường phố công cộng.
Bà Nancy Toh, 83 tuổi, người Mỹ gốc
Hàn bị tấn công khi đang đi bộ một mình gần một trung tâm thương mại ở New
York.
Một số vụ phân biệt chủng tộc được báo
cáo: Tại một ga tàu điện ngầm ở Annandale, Virginia, một phụ nữ Mỹ gốc Á đang
đi cầu thang cuốn thì bị một người đàn ông liên tục đấm vào lưng và đuổi theo
cô, giả ho và hét lên: “Đồ Tàu khựa…” và sau đó tuôn ra lời tục tĩu. Trong một
ví dụ về sự tránh né, một tài xế gọi xe ở Las Vegas nói với một khách người Mỹ
gốc Á: “Hôm nay có một người Châu Á khác đi cùng tôi, tôi hy vọng bạn không có
một tí COVID-19 nào nhé!”
Hơn hai phần ba số vụ bị tấn công mang
tính kỳ thị chủng tộc trong nghiên cứu là do phụ nữ báo cáo. Trong số vụ tấn
công, có hơn 40% do người Mỹ gốc Hoa báo cáo, 15% do người Mỹ gốc Hàn báo cáo,
và 8% do người Mỹ gốc Philippines thuật lại.
“Chúng tôi yêu cầu các nhà hoạch định
chính sách ở cấp địa phương, tiểu bang, và liên bang hợp tác với chúng tôi để
thực hiện các giải pháp dựa vào cộng đồng sẽ giúp bảo đảm người Mỹ gốc Á có quyền
bình đẳng,” bà Manjusha Kulkarni, đồng sáng lập Stop AAPI Hate và giám đốc điều
hành Hội Đồng Chính Sách và Kế Hoạch Châu Á Thái Bình Dương, nói.
Bà Cynthia Choi, đồng sáng lập Stop
AAPI Hate và đồng giám đốc điều hành Tổ Chức Người Hoa Ủng Hộ Sự Bình Đẳng, cho
biết: “Chúng ta cần tính đến cả tác động lịch sử và tác động liên tục mà phân
biệt chủng tộc, thù hận và bạo lực đang gây ra đối với cộng đồng, đặc biệt là đối
với phụ nữ, thanh niên và người cao niên, những người dễ bị ăn hiếp.”
Hành vi phân biệt đối xử, chống người
gốc Á ngày càng lan rộng ở Mỹ. Làn sóng bài Á này phần nào xuất phát từ cựu tổng
thống Donald Trump, người nhiều lần gọi nCoV là “virus Trung Quốc”, bất chấp
sự phản đối từ Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) và giới khoa học.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lên án những
“tội ác hận thù” nhằm vào người gốc Á thời COVID-19. Ông nói thêm trong cuộc
chiến chống COVID-19 ở Mỹ, rất nhiều công dân gốc Á đang xông pha nơi tuyến đầu
để cố gắng cứu đồng bào, nhưng lại phải đối mặt với nỗi sợ bị tấn công khi bước
chân xuống đường. “Điều đó thật sai lầm. Nó phải chấm dứt ngay. Người Mỹ không
làm thế,” TT Biden nhấn mạnh. (Đ.T)
No comments:
Post a Comment