Saturday, June 13, 2020

BA TÀU SÂN BAY MỸ CÙNG XUẤT HIỆN TẠI ẤN ĐỘ- TBD, THÔNG ĐIỆP NÀO CHO TRUNG QUỐC (VOA)

Ba tàu sân bay Mỹ cùng xuất hiện tại Ấn độ - TBD, thông điệp nào cho Trung Quốc?

 

AP

Tư liệu - Các tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN 76), USS Theodore Roosevelt (CVN 71) and USS Nimitz (CVN 68) trong vùng biển quốc tế trong cuộc diễn tập 3 tàu sân bay ở Tây Thái Bình Dương. Courtesy James Griffin/U.S. Navy/Handout via REUTERS/File Photo

 

Ba tàu sân bay Mỹ cùng lúc tuần tra vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương lần đầu tiên sau gần ba năm qua, một động thái có tính cách phô trương lực lượng của hải quân Hoa Kỳ trong một khu vực đang có căng thẳng với Trung Quốc, và cũng là một dấu hiệu cho thấy Hải quân Hoa Kỳ đã lấy lại sức mạnh sau những ngày đen tối vì dịch Covid-19.

 

Sự xuất hiện có hơi bất thường của ba tàu chiến Mỹ, cùng các tàu tuần dương, tàu khu trục, máy bay chiến đấu và các máy bay khác, diễn ra giữa lúc Hoa Kỳ đang leo thang những lời chỉ trích nhắm vào phản ứng của Bắc Kinh trước vụ bùng phát dịch corona, và các động thái của Trung Quốc siết chặt kiểm soát Hong Kong và tăng cường quân sự hóa các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đã bồi đắp và xây dựng trong Biển Đông.

Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Chuẩn đô đốc Steve Koehler, nói nhóm tác chiến tàu sân bay là biểu tượng của sức mạnh phi thường của hải quân Mỹ, và ông cảm thấy tự hào vì sự có mặt của 3 tàu sân bay đang khu vực trong lúc này.

 

Hôm thứ năm, các chiến của 3 nhóm tác chiến tàu sân bay đã được trải rộng trên khắp Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và nhóm tác chiến của tàu đang hoạt động ở Biển Philippine gần đảo Guam. Nhóm tác chiến của USS Nimitz đang ở Thái Bình Dương ngoài khơi Bờ Tây Hoa Kỳ. Trong khi đó tàu USS Ronald Reagan đã rời cảng ở Nhật Bản và đang hoạt động ở Biển Philippines.

Các Tư lệnh Hải quân Mỹ lưu ý rằng hàng chục tàu Hải quân Mỹ đã hoạt động trên khắp Thái Bình Dương từ lâu, nhưng sự có mặt của ba nhóm tác chiến tàu sân bay có lẽ đánh đi một thông điệp mạnh mẽ về sự cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực và đối với các đồng minh.

 

Chiến lược quốc phòng của Hoa Kỳ coi Trung Quốc là mối quan tâm an ninh hàng đầu, và các nhà lãnh đạo của Ngũ Giác Đài dồn nỗ lực để huy động thêm nhiều nguồn lực và khí tài quân sự tới khu vực để chống lại điều mà họ cho là ảnh hưởng kinh tế và khả năng quân sự ngày càng tăng của Bắc Kinh.

Chuẩn đô đốc Stephen Koehler, chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương, nói khả năng hiện diện một cách mạnh mẽ là một phần của cuộc cạnh tranh.

 

Trao đổi với AP, ông Koehler nói Trung Quốc đang dần dà xây dựng các tiền đồn quân sự ở Biển Đông một cách có kế hoạch, lắp đặt các hệ thống tác chiến tên lửa và điện tử tại những nơi này. Gần đây nhất Trung Quốc điều máy bay đến Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa.

Koehler cho biết các tàu sẽ tiếp tục hợp tác với các đồng minh và đối tác trong khu vực, thực hiện các cuộc tập trận trên biển và tuần tra các khu vực tranh chấp.


No comments: