Wednesday, December 30, 2020

NHỮNG MỐI TÌNH BUỒN CỦA NHẠC SĨ LAM PHƯƠNG

 

Những mối tình buồn của nhạc sĩ Lam Phương

  

Hà Thúy Anh trong ca khúc 'Kiếp nghèo' - Ảnh: Lý Võ Phú Hưng 

TTO - Người kể chuyện tình đêm 28-12 đã mang đến nhiều hoài niệm về những mối tình buồn nhưng đẹp của nhạc sĩ Lam Phương qua các tình khúc của ông.

Những cuộc tình của nhạc sĩ Lam Phương đã đi vào âm nhạc của ông rất tự nhiên. Trong đó, bóng hồng để Lam Phương viết nên những bản tình ca hay nhất nhưng cũng sầu thảm nhất chính là danh ca Bạch Yến. 

Bà là người mang đến cho nhạc sĩ cảm xúc lớn để viết các ca khúc: Chờ người, Thu sầu, Tình bơ vơ, Trăm nhớ ngàn thương, Tình chết theo mùa đông, Tiễn người đi… khiến người nghe nhạc say đắm cho đến tận bây giờ.

 

CHO EM QUÊN TUỔI NGỌC

https://www.youtube.com/watch?v=x4jBS1cWEt4

Ca khúc Cho em quên tuổi ngọc gắn liền với nhiều kỷ niệm giữa nhạc sĩ Lam Phương và danh ca Bạch Yến, giúp người xem cảm nhận được nỗi đau của ông khi lời cầu hôn dành cho Bạch Yến bị gia đình và chính bản thân cô từ chối.

Năm 1984, khi xa quê hương gặp lại danh ca Bạch Yến tại Pháp, ông viết tặng riêng cho bà ca khúc này. Đây cũng là bài hát duy nhất nhạc sĩ Lam Phương viết bằng hai thứ tiếng Pháp, Việt.

Một nhạc phẩm nổi tiếng Lam Phương sáng tác để nói lên mặc cảm khi phải sống trong cảnh nghèo khó của gia đình, được ông sáng tác vào năm 15 tuổi là Kiếp nghèo. 

 


KIẾP NGHÈO

https://www.youtube.com/watch?v=azlZbU3X-5A

Ngay sau đó, Nam Cường tiếp nối với Tình bơ vơ để khắc họa sâu hơn nữa về những chênh vênh của tình cảm giấu kín trong nỗi mặc cảm về thân phận. 

Tình bơ vơ cũng là bài hát Lam Phương dành riêng cảm xúc của mình cho nữ danh ca Bạch Yến. 

Lần ra đi thứ hai của bà sang Mỹ, ông viết nên ca khúc chất chứa đầy tâm trạng này. 

Với chất giọng đẹp, Nam Cường thể hiện đầy đủ những cung bậc cảm xúc của tác giả qua bài hát chủ đề đêm thi.


Một "bóng hồng" khác cũng mang đến cho Lam Phương nhiều khổ đau lẫn hạnh phúc là ca sĩ Minh Hiếu.

Cuộc đời ông sau đó từng có mối tình say đắm với ca sĩ Hạnh Dung. Hai ca khúc Bọt biển và Giọt lệ sầu ông viết cho Hạnh Dung khi chuyện tình yêu của họ rơi vào bế tắc.

Nhờ những cay đắng của cuộc đời, những sáng tác của Lam Phương trở nên sâu sắc, len lỏi vào tận tâm can người nghe và dần được người yêu nhạc đón nhận nồng nhiệt. 

Chính vì vậy, Lam Phương đã không còn sống trong kiếp nghèo và những cuộc tình mới cũng bắt đầu nảy nở.  

 TÌNH BƠ VƠ

https://www.youtube.com/watch?v=jp8cytsmO-Y

Phú Quí tiếp nối chương trình khi tái hiện lại khoảng trời mới trong cuộc tình của người nhạc sĩ. 

Anh lột tả chân thật nỗi buồn, nỗi cô đơn của ca khúc Thành phố buồn bằng chất giọng truyền cảm vốn có. 

Sau thời gian đau khổ với những chuyện tình, nhạc sĩ Lam Phương lập gia đình với diễn viên kịch Tuý Hồng. 

Khi đến Mỹ, ông gặp khó khăn về kinh tế phải kiếm tiền bằng những việc chân tay nặng nhọc, không may hạnh phúc gia đình ông cũng tan vỡ trong thời điểm ấy.

Ông vô cùng đau xót và viết hàng loạt ca khúc mà tiêu đề chỉ có một chữ. Trong đó nổi tiếng nhất có lẽ là bài Lầm với câu hát "Anh đã lầm đưa em sang đây". 

LẦM

https://www.youtube.com/watch?v=-JZD7YenM7I

 Đây cũng là mối tình để lại nhiều dư vị ngọt ngào nhất nhưng cũng đầy bi thương nhất

Do ca khúc Ngày em đi khá quen thuộc với đông đảo khán giả yêu nhạc xưa, nên Triệu Long đã thêm vào một chút jazz, thể hiện sự mới mẻ cho ca khúc. Đây cũng là lần đầu tiên anh thể hiện những bước nhảy điêu luyện cùng vũ đoàn ABC.  

Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, là con đầu trong gia đình nghèo có 5 năm anh em tại Rạch Giá, Kiên Giang.

Ca khúc đầu tay của ông là bài Chiều thu ấy, viết vào năm 15 tuổi. Khi ấy ông phải vay tiền của bạn bè để mướn nhà in in nhạc, rồi thuê xe chở nhạc đi bán lẻ khắp Sài Gòn.

Ba năm sau, Lam Phương tung ra hàng loạt ca khúc viết về quê hương, trong đó nổi tiếng nhất là Khúc ca ngày mùa được hầu hết các trường học ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long chọn để dạy cho học trò ca múa.


LAM PHƯƠNG & Những Cuộc Tình Vây Quanh | by Nguyễn Ngọc Ngạn

https://www.youtube.com/watch?v=ZbKrts2AtYQ&t=914s


No comments: