Máy bay
C919 của Trung Quốc đang trình diễn tại Triển lãm hàng không ở Chu Hải, Quảng Đông hồi cuối năm 2022
Mẫu máy bay
thân hẹp C919
là bước tiến lớn của con đường chinh phục ngành hàng không dân dụng nhưng sẽ còn rất lâu Trung Quốc mới có thể thách thức được hai hãng Boeing và
Airbus, các chuyên gia cho biết.
Hồi cuối tháng 5 năm nay,
C919 đã có chuyến bay
thương mại đầu tiên từ Thượng Hải đến Bắc Kinh
của hãng
China Eastern Airlines chở khoảng 130 hành khách. Đây hiện là chiếc C919 duy nhất được sử dụng bay
thương mại.
Thế độc tôn
Airbus-Boeing
Mỗi năm có hàng triệu chuyến bay
cất và hạ cánh tại Trung Quốc, gần như tất cả đều sử dụng máy bay của
Boeing và
Airbus, hai hãng máy bay hàng đầu thế giới,
theo New York Times.
Năm
ngoái, khoảng 42%
trong số hơn 4,1 triệu chuyến bay nội địa thường xuyên của
Trung Quốc là
dùng máy bay Boeing và 54% là máy bay của Airbus, theo Cirium, hãng cung cấp dữ liệu hàng không.
Airbus,
vốn gia nhập thị trường hàng không
Trung Quốc vào năm
1985, cho biết họ sẽ xây dựng một dây chuyền lắp ráp thứ hai tại nhà máy của họ ở Trung
Quốc. Hiện có khoảng
2.100 máy bay
Airbus đang được sử dụng ở Trung Quốc.
Về phần mình, Boeing đã bị cấm bay
mẫu 737 Max trên toàn cầu hồi năm 2019 sau hai tai nạn làm 346
người thiệt mạng. Trước đó, khoảng một trong bốn máy bay mà
Boeing sản xuất là được giao
đến
Trung Quốc. Các chuyến bay
thương mại trên máy bay 737 Max mới được nối lại ở Trung Quốc hồi đầu năm nay.
Cơ hội cho COMAC
C919
là máy bay thân hẹp một lối đi tương tự với
Boeing 737 hay Airbus A320. COMAC cho biết họ có kế hoạch bắt đầu sản xuất 150
máy bay C919 mỗi năm
trong vòng 5 năm tới, mặc dù các nhà phân tích hoài nghi về năng lực sản xuất của họ, nhất là sau
nhiều năm trì hoãn.
Hiện giờ C919
vẫn chưa được chứng nhận để bay
quốc tế, nhưng theo thời gian
nó có thể đáp ứng nhu cầu bay
nội địa ngày càng
tăng ở Trung
Quốc. Đến năm
2030, Trung Quốc dự kiến sẽ cần khoảng 4.800 máy bay
thân hẹp một lối đi, Herman Tse, nhà phân tích tại
Cirium, được New York Times dẫn lời cho
biết.
Nếu Comac có thể tăng sản lượng
C919, nó có thể sẽ trở thành lựa chọn phổ thông
cho các hãng hàng không Trung Quốc, nhưng thị phần của họ vẫn sẽ thua
xa Boeing và
Airbus, ông
Herman Tse nói.
C919
có sức chứa 168 hành khách và có thể chở tối đa là 192
người, với tầm bay
từ 4.075 đến 5.555 km, theo dữ liệu từ COMAC. Sức chứa của nó tương tự như phiên bản tầm trung của
Boeing 737 của
Boeing hay A320neo của
Airbus, mặc dù tầm bay
thấp hơn đáng kể.
C919 bay lần đầu tiên vào tháng 5 năm
2017. Sau khi hoàn thành chương trình thử nghiệm, nó đã được Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC)
chứng nhận an
toàn vào tháng 9 năm
2022. Đến tháng 12,
những chiếc C919
đầu tiên đã được bàn giao cho hãng China Eastern và hãng này dự tính sử dụng C919 cho các đường bay nội địa, chẳng hạn từ Thượng Hải đến Bắc
Kinh, Côn
Minh, Thành Đô, Thâm Quyến, Tây An và Quảng Châu.
Có đe dọa được Boeing-Airbus?
Vẫn còn quá sớm để nói liệu C919
có thể đe dọa
Airbus và
Boeing ở trong
hay ngoài
Trung Quốc hay
không. Nó vẫn còn
trong giai đoạn hoạt động ban
đầu, và khả năng và độ tin cậy của nó vẫn còn chưa biết, theo trang Simple Flying vốn chuyên theo
dõi ngành hàng không dân dụng thế giới.
Theo trang này thì giá cả máy bay
sẽ rất quan
trọng. Các báo cáo ban đầu cho
các đơn đặt hàng
C919 của
China Eastern cho thấy giá bán là 99 triệu đô la mỗi chiếc,
theo South China Morning Post. Giá A320neo của Airbus cao hơn ở mức 110,6 triệu đô la.
Miễn là COMAC
có thể đáp ứng đơn hàng và máy bay
của họ chứng tỏ khả năng thì chắc chắn cơ hội của
Boeing và
Airbus tại
Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng.
Cirium dự đoán C919
cuối cùng có thể chiếm từ 20 đến 30%
thị phần máy bay thân hẹp của
Trung Quốc,
Richard Evans, cố vấn cấp cao
tại Cirium, được Simple Flying dẫn lời cho
biết.
“Con số này có thể cao hơn nhưng còn phụ thuộc vào độ tin cậy được chứng minh và giá cả cạnh tranh. Kịch bản đáng
tin sẽ là từ 1.000
đến
1.500 chiếc C919
được giao
cho các khách hàng
Trung Quốc
trong vòng 20
năm tới,” ông nói.
Tính đến tháng 1 năm 2023, Simple Flying cho biết COMAC đã nhận được hơn 1.200 đơn đặt hàng
C919 từ các hãng hàng không và hãng cho
thuê máy bay Trung Quốc.
Boeing ước tính các hãng hàng không của
Trung Quốc sẽ cần
8.485 máy bay
chở khách và chở hàng mới trị giá gần 1,5 nghìn tỷ đô la
cho đến năm
2041.
Ông
Dave Calhoun, Giám đốc điều hành Boeing, được New York Times dẫn lời gọi C919 là ‘máy bay
tốt’ và cho rằng cuối cùng nó sẽ đáp ứng nhu cầu nội địa ở Trung
Quốc. Ông cũng tin rằng thị trường toàn cầu với quy mô như hiện nay đủ chỗ cho một hãng sản xuất máy bay
thứ ba.
Tuy
nhiên, giám đốc
Boeing cho rằng để cho
COMAC xây dựng năng lực sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu nội địa sẽ mất ‘thời gian dài’.
Bên
ngoài Trung Quốc, vẫn chưa có đơn đặt hàng được xác nhận. Hãng hàng không mới
Nigeria Air hồi năm 2022 cho biết họ có thể xem xét mua C919 khi xây dựng đội bay.
Trung Quốc và Nigeria có mối quan hệ chặt chẽ.
Chưa có dấu hiệu nào cho thấy liệu các cơ quan an toàn hàng không như CAA của Anh,
FAA của Mỹ và EASA
của châu Âu sẽ chứng nhận an
toàn cho dòng máy bay này. Điều này sẽ tác động đến doanh số C919
bên ngoài
Trung Quốc.
‘Sẽ nắm thị phần Trung Quốc’
Hiện nay mỗi năm hai hãng
Boeing-Airbus bán khoảng 500-600 máy bay cho thị trường nội địa Trung Quốc, và với kế hoạch
COMAC sản xuất mỗi năm 150 chiếc
C919, Boeing-Airbus có thể mất khoảng từ 15 đến 20%
thị trường
Trung Quốc vào tay COMAC, Giáo sư-Tiến sỹ Khương Hữu Lộc, vốn giảng dạy chương trình MBA tại trường Keller Graduate School of
Management, nhận định với VOA từ Fort
Worth, bang Texas.
“Thị phần dành cho
Airbus và
Boeing ở Trung
Quốc vẫn còn rất nhiều,” ông nói. Tuy
nhiên, ông cảnh báo về lâu dài nếu
COMAC khẳng định được uy tín của chiếc C919 và nâng cao được năng lực sản xuất thì có khả năng ‘COMAC sẽ chiếm lĩnh thị trường
Trung Quốc’.
Ông nói Chính phủ Trung
Quốc có thể khuyến khích hay yêu cầu các hãng hàng không của họ chuyển sang
mua máy bay của
COMAC để bay nội địa. Khi
đó, ‘khách hàng sẽ không còn lựa chọn nào khác’.
Vị giáo sư này nói nếu được lựa chọn thì ông ‘sẽ không bao giờ dám ngồi trên máy bay
C919 để bay nội địa ở Trung Quốc’. Tuy nhiên, nếu các hãng khai thác C919
có thể bán với mức giá rẻ đến 50% thì nhiều hành khách sẽ vẫn đi mà không sợ.
Tuy nhiên, hiện giờ điều này là không khả thi vì giá mỗi chiếc C919
‘một chín một mười’ so với A320
neo trong khi chở ít khách hơn và tầm bay ngắn hơn, ông chỉ ra.
Còn thị trường quốc tế, ông Lộc chỉ ra yêu cầu tiên quyết là phải được các cơ quan
quản lý hàng không của Mỹ, châu Âu và Anh chứng nhận thì C919
mới bay được các đường bay quốc tế ngắn.
“Điều này không phải dễ. Phải mất đến 7-8 năm thử thách bay
trong đủ các điều kiện thời tiết khác nhau,” ông nói.
Cũng như trên thị trường Trung Quốc, nếu
COMAC đi theo
chiến lược cạnh tranh về giá trên thị trường quốc tế thì sẽ có nhiều hãng hàng không giá rẻ của các nước nghèo sẽ cân nhắc mua
C919 nếu sau
một vài năm họ thấy C919 bay an toàn, cũng theo lời vị giáo sư này.
“Nhưng hiện tại
70-80% phụ tùng chính yếu của máy bay C919 là mua từ nước ngoài, cho nên cho
dù họ có gia tăng năng lực sản xuất lên gấp đôi đi nữa thì giá thành cũng không thể nào hạ xuống cho được,” ông giải thích.
Tự chủ được không?
Ông lưu ý hiện nay
hầu hết các bộ phận chủ chốt của C919
như hệ thống lái và kiểm soát, radar, bánh xe,
bộ hạ cánh và nhất là động cơ COMAC đều phải mua
từ các hãng Mỹ và châu Âu.
Giáo sư Lộc chỉ ra sản xuất máy bay là một ngành đòi hỏi sự kết hợp của nhiều công nghệ rất cao mà Trung
Quốc chưa thể tự chủ được, nhất là động cơ máy bay
mà ông cho
biết hiện trên thế giới chỉ có vài hãng như
General Electrics, Raytheon của Mỹ, Roll-Royce của Anh và
Safran của Pháp làm được. Ông cho biết động cơ của C919
là do liên
doanh General Electrics-Safran cung cấp.
Khi được hỏi liệu
Trung Quốc có thể tự chủ được công nghệ động cơ máy bay
hay không, ông nói: “Nếu có sự cộng tác của Nga thì làm được nhưng hiện tại Nga đang bế tắc
trong chiến
tranh.”
Và ngay cả khi
Trung Quốc có thể chế tạo được động cơ máy bay
thì ‘cũng không thể cạnh
tranh được’ với bốn hãng kể trên, ông nói, mà giá thành lại cao
hơn. Cho nên, mua
động cơ từ nước ngoài vẫn là lựa chọn khả thi
nhất cho COMAC.
Tuy nhiên, việc tùy thuộc vào nước ngoài dẫn đến nguy
cơ tham vọng hàng không
Trung Quốc bị chặn đường do
rủi ro địa chính trị, Giáo sư Lộc chỉ ra.
“Trong giai đoạn này,
trong 5 năm tới nếu
Trung Quốc bị phong tỏa về công nghệ máy bay
thì tương lai
của C919 sẽ bị sụp đổ ngay
lập tức,” ông
nói.
Ông cũng chỉ ra để nghiên cứu phát triển chiếc C919, COMAC đã bỏ ra đến 49 tỷ đô la và số tiền này ‘còn rất là lâu mới thu
hồi lại được’.
“Một chiếc C919 bây giờ bán với giá 100
triệu đô mà lời chẳng hạn 20%
thì còn lâu lắm mới lấy lại vốn đầu tư. Nhưng số tiền đó có thể là được chính phủ Trung
Quốc trợ cấp.”
No comments:
Post a Comment