Từng đi tu dòng La San
rồi bỏ tu, làm nghệ sĩ, học Luật ở Sài Gòn, rong chơi Đà Lạt và kết hôn với Ngọc
Phụng tại đây. Ngu Yên là tác giả nổi tiếng trong văn học chúng ta bây giờ.
Ông là người nhiều
tài: làm thơ, viết văn, dịch thuật, sáng tác nhạc, đàn hát ò e í e, đạo diễn
sân khấu...
Gần đây, Ngu Yên một
mình thực hiện đặc san Đọc Và Viết bản PDF trên các trang mạng khiến mọi người thán
phục. Đặc San chứa đựng văn thơ tư tưởng thế giới, mở ra một chân trời rộng lớn,
lộng lẫy.
Chân Phương sinh thời từng viết về Ngu Yên: Nhà thơ Ngu Yên đăng thơ và nhận định khá sớm trên tờ Văn Học do Nguyễn Mộng Giác chủ biên từ giữa thập niên 80. Một nét nổi bật trong sáng tác Ngu Yên là tứ thơ thường bật ra từ óc quan sát thông minh điểm thêm nụ cười tinh nghịch khi thi sĩ chứng kiến những việc thường ngày trong cuộc sống. Bên cạnh Cao Tần, Nguyễn Bá Trạc, Đỗ Kh..., Ngu
Yên chụp bắt có ý thức hiện thực sinh động, khác xa sự uốn éo ráp chữ của vô số bài thơ thiếu máu chỉ biết nhai gặm cảm tính nghèo túng trên những trang mạng hôm nay.
Xin mời đọc tiếp những
bài thơ đặc
sắc của Ngu Yên.
SAO KHUÊ
trên cành mộc lan
Cây Mộc Lan hoa trắng
trước nhà nở ra tổ chim, một bầy
nhụy kêu ríu rít.
Cha bay mây sớm, mẹ
bay nắng trưa, thay nhau mang
mồi về xây dựng phiền
hà hạnh phúc.
Tất cả thực tế đều giống
huyền thoại khi không thể đến
gần.
Dù những chiều mưa
không như nhau, nhưng nỗi buồn
sẽ ướt cánh chim nhỏ.
Sao hoa Mộc Lan không
đỏ?
Lớn gấp chục lần hoa ổi
mẹ trồng
nhưng không có trái
ăn.
Mẹ rỉa lông mỗi ngày
mỗi rụng, dành dụm thành giường
êm cho con nằm.
Cha nhìn trứng chưa nở
có bao giờ tự hỏi mai này mưa
hay nắng?
Hương Mộc Lan thơm nồng
nàn.
Mẹ đẹp nhăn dần theo
hoa rụng.
Ai chẳng muốn con mau
lớn khôn?
Rồi thương xót khi
con khôn lớn.
Đó là một buổi xế chiều:
Mặt trời thường xuyên
cô độc cảm thấy cô đơn.
Chim già trở về tổ
mồi dở dang
không còn nhụy nào mừng
rỡ.
Nắng tàn vốn đã buồn
sao trời lại thêm
mưa?
Cây Mộc Lan lại nở
hoa trắng.
Thời gian đục tổ chim
những lỗ hổng tả tơi.
Những lỗ trống nhìn
thấy trời xanh
mà bên trong chồng chất nhiều thương khó.
No comments:
Post a Comment