Thời Covid khổ đủ mọi thứ, vợ đi chợ như chạy giặc, hấp tấp vớ món này, chụp món kia cho lẹ, mau rời khỏi chỗ đông người. Về đến nhà tay xách nách mang, miệng bít khẩu trang thở muốn không nổi, vào nhà thấy chồng nằm gác chân lên xem TV say mê, không hỏi được một câu:
À em đi chợ mệt không? Hay là: đi chợ có phải sắp hàng dài lâu không? Đại để hỏi một câu gì tỏ ra chút quan tâm. Không, hoàn toàn không!!!
Buồn nhưng ráng nhịn đi lo làm bếp cho
bữa ăn, làm mãi cũng không thấy chồng vào phụ giúp, vợ bèn lên tiếng nhắc
khéo để chồng biết vợ đang làm cơm mà xuống giúp một tay:
Vợ: xem tv anh thấy có gì trên tv vậy?
Chồng: à anh thấy trên tv có nhiều bụi bám lắm......
Thế là hai vợ chồng cải nhau, chén đĩa
bay. Thời Covid đúng là :
Đời mất vui khi hai đứa ...ở chung trong nhà....
Đời mất vui khi hai đứa ...ở chung trong nhà....
Sưu tầm
ĐÁNH THỨC TRÁI TIM
3 ngày nay cả nhà thực hiện cách ly xã
hội tránh dịch. Tôi những tưởng có cơ hội hâm nóng không khí gia đình. Nào ngờ,
tôi lại nhận sự thật phũ phàng.
Năm nay tôi 45 tuổi, chồng làm phó giám đốc công ty lớn cũng coi như thành đạt, ba con cũng khôn lớn, khỏe mạnh, 2 con vào đại học, 1 con đang học cấp 3, nhà khang trang, có xe hơi. Nhìn gia đình tôi ai cũng bảo tôi có số hưởng, hạnh phúc viên mãn.
Nhưng chỉ tôi biết, để có được gia đình như bây giờ, tôi đã không biết bao lần phải đi giật lùi. Tôi thi đại học với điểm giỏi, lúc bấy giờ có suất học bổng sang Nga nhưng tôi vì tình yêu lại không dám đi, vì người yêu bảo nếu đi chỉ có nước chia tay.
Vậy là tôi chỉ dám ở lại trong nước, học xong đại học, vừa đi làm thì lấy chồng. Vì giỏi ngoại ngữ nên tôi được công ty trọng dụng, dự định rèn luyện tôi nửa năm sẽ cất nhắc vào vị trí có cơ hội thăng tiến, đúng lúc đấy tôi có bầu. Ốm nghén khiến tôi rộc rạc nên tôi đành bỏ việc, ở nhà sinh con.
Con được 2 tuổi thì tôi đi làm lại, do chậm hơn đồng nghiệp cùng trang lứa đến hai năm nên tôi đã nỗ lực hết sức để có vị trí ổn định trong phòng maketing. Nhưng công việc bận rộn chiếm thời gian, mẹ chồng tôi thấy con giai ăn không đúng giờ, cháu đích tôn không được chăm bẵm nên có ý kiến gay gắt.
Tôi lại nhượng bộ, lui xuống làm nhân viên văn phòng. Rồi tôi sinh tiếp đứa thứ hai và hoàn toàn biến mình thành một bà nội trợ. Vì chồng tôi bảo tôi đi làm tiền không đủ thuê Osin mà con cái nheo nhóc, không yên tâm. Mẹ chồng cũng bảo phụ nữ không cần phải bươn chải làm gì, ở nhà chồng nuôi cho sướng.
23 năm qua, tôi toàn tâm toàn ý lo cho chồng con. Tôi luôn nghĩ mình ở nhà nhiều thời gian, chồng con bận đi làm, đi học nên chẳng đòi hỏi mọi người phải chia sẻ việc nhà với mình. Việc lớn nhỏ trong nhà, hiếu hỉ nội ngoại, tôi đều "tiện thể", "quen tay" làm hết. Chồng con tôi chỉ biết đi học đi làm về thì sà vào bữa ăn rồi lại ai về phòng nấy.
Hầu như tôi cũng không để ý lắm đến sự lệch lạc trong gia đình vì chồng bận làm, con bận học, cả ngày tôi cũng chỉ gặp mọi người vào bữa tối.
Dịch COVID-19, con tôi nghỉ học dài ngày nhưng trước đó chúng vẫn ra cửa đi chơi với bạn hoặc học nhóm, bận rộn không khác gì đi học nên tôi cũng ít gặp. Nhưng ba ngày nay, khi Chính phủ yêu cầu cách ly xã hội, mọi người ở nhà, chồng con tôi cũng giam chân ở nhà. Tôi rạo rực với ý nghĩ cả gia đình cũng có lúc sum họp dài ngày, nhiều thời gian hơn để nói chuyện.
Thế nhưng cả chồng con dù ở nhà cả ngày vẫn không có thời gian dành cho tôi. Ba đứa đều mất hút trong phòng riêng và tỏ vẻ khó chịu khi tôi gõ cửa hỏi han. Cả ngày, câu nói mà con tôi nói với tôi nhiều nhất là:
- Có gì ăn không mẹ?
Nếu tôi nói thêm vài câu khuyên răn vài câu thì chúng phẩy tay:
- Ui dào, mẹ suốt ngày trong nhà, biết gì mà nói.
Tôi nằm trên ghế và thấy sức lực như rút cạn. Nhưng con tôi chạy ra ngoài uống nước, nhìn thấy tôi nằm không hỏi. Chồng tôi chạy ra ban công hút thuốc, thấy tôi ôm đầu không nói. Đến chiều, các con tôi đến lúc đói chạy ra, nhìn bàn ăn không có gì thì hỏi:
- Mẹ không nấu cơm mà còn làm gì thế?
Chồng tôi cũng cau có:
- Suốt cả chiều làm gì mà không nấu cơm?
Tôi đi ra đi vào trong ngôi nhà đông đủ mọi người mà lại như không có ai. Lần đầu tiên, tôi chợt nhận ra địa vị trong nhà của mình. Sau hai ngày bày vẽ đủ các món ăn hầu hạ chồng con đến ngày thứ 3, tôi thấy đầu đau, lưng còng rạp.
Chồng tôi cũng trong phòng làm việc, chơi với cái máy tính, dù tôi ngó đang xem phim nhưng lại bảo tôi “bận việc”. Hoặc anh ấy sẽ ôm điện thoại và buôn chuyện trên giời dưới bể với ai đó, cười ha ha một cách rất khoái chí. Nhưng khi tôi gợi ý vài câu chuyện chỉ ừ hữ với vẻ mặt lạnh nhạt rồi lại mải mê làm việc khác, quên ngay tôi đang ngồi cạnh.
Lúc này thì tôi nổi đóa thực sự, tôi gào lên:
- Các người muốn ăn thì tự đi mà nấu!
Thế là chồng tôi ngạc nhiên:
- Em lại dở quẻ gì thế?
Không ai hỏi tôi đau ốm hay mệt mỏi gì. Như suốt bao lâu nay họ nhìn tôi như lực sĩ, tôi đau cũng không kêu, tôi mệt cũng không phàn nàn.
Tôi đã chờ chồng con hỏi tôi:
" Em mệt ra sao để anh giúp”, hay “Mẹ đau thế nào để con mua thuốc”.
Tôi chỉ cho và cho, miệt mài hầu hạ chồng
con bằng tất cả sức lực, bằng cả trái tim và khối óc, đến nỗi họ tưởng tôi là…
con trâu sắt, không biết mệt mỏi, không biết đau buồn.
Tôi đã cho mà không đòi hỏi gì, nên đã tạo ra người chồng chỉ quen hưởng thụ, những đứa con ích kỷ chỉ biết nhận. Nhưng tôi lại chờ đợi những người ích kỷ ấy hiểu được sự hy sinh của mình. Tôi đã sai lầm cả 1 đời, hoặc chí ít cũng là sai lầm suốt 23 năm đẹp nhất của cuộc đời mình.
Tôi hối hận, tôi muốn thay đổi. Nhưng tôi đã 45, không có nghề nghiệp, không có thu nhập, liệu tôi có thể thay đổi được gì? Liệu có quá muộn hay không?
Nguyễn Thị Lan
( Theo PNO)
( Theo PNO)
No comments:
Post a Comment