Đây làTự thuật của 1 bác sĩ trẻ: Nhóm người
thất đức nhất trong xã hội đã xuất hiện!
Gần đây, trên các trang mạng ở Trung Quốc
truyền tải nội dung bài viết của một vị bác sĩ trẻ kể về những trải nghiệm ở
bệnh viện của bản thân mình. Xem xong thật khiến tâm tình của người ta không
khỏi nặng nề.
Ngành bác sĩ giờ đây có những góc tối mà khiến
người ta không khỏi bàng hoàng. (Ảnh qua docxem)
Tự thuật của một bác sĩ trẻ
Mỗi một bênh nhân ung thư đều không cam tâm ngồi chờ chết, xuất
phát từ bản năng cầu mong được sống, có biết bao nhiêu bệnh nhân đã trở thành
“miếng thịt Đường Tăng” tranh đi đoạt lại giữa các phòng khoa của một số bệnh
viện bất lương nào đó…
Năm 2009, sau khi tôi tốt nghiệp chuyên ngành khoa ung bướu của
trường Đại học y khoa Thiên Tân, tôi may mắn được trở thành bác sĩ khoa Ung
bướu của một bệnh viện 3A ở tỉnh Sơn Đông.
Ngày đầu tiên làm việc, tôi khoác lên bộ áo choàng màu trắng,
cùng với chủ nhiệm đi kiểm tra phòng. Kiểm tra phòng ca suốt một buổi sáng,
tổng cộng có hơn 40 bệnh nhân mắc bệnh ung thư, bệnh tình của mỗi người trong số
họ đều không giống nhau, đối với lời của chúng tôi họ đều là bảo sao nghe vậy.
Buổi sáng ngày hôm sau, tôi tiếp nhận khám cho một cụ già
mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối. Nhìn ảnh chụp X-quang của ông, tế bào ung thư
đã lan ra toàn thân, không có khả năng trị liệu nữa. Hơn nữa, từ cách ăn mặc
của ông có thể nhìn thấy được rằng, gia cảnh của ông cũng không phải khá giả
gì, nên không cần phải tốn tiền một cách uổng phí nữa.
Xuất phát từ lòng hảo tâm, tôi gọi cô con gái của ông đến phòng
làm việc, đề nghị cô ấy hãy từ bỏ việc trị liệu. Cô con gái của ông khóc ầm
lên, đau khổ dẫn ông cụ về nhà. Không ngờ, một tuần sau đó, tôi phát
hiện ông cụ lại nhập viện nữa!
Y tá trưởng kể lại rằng sau khi ông cụ về nhà đã không can
tâm ngồi “chờ chết”, nên đã bán căn nhà của mình với giá 300 ngàn tệ (khoảng
1 tỷ đồng), lại đăng ký với một chuyên gia khoa Ung bướu yêu cầu chữa trị,
lập tức đã được vị chuyên gia này cho vào nằm viện.
Y tá trưởng còn lén lén nói với tôi: ông cụ còn ở trong phòng
bệnh nói y đức của anh tệ hại, bản thân không có năng lực chữa bệnh cho ông ta
thì thôi, lại còn bảo ông về nhà chờ chết!
Cuối tháng 11/2009, khoa Ung bướu của chúng tôi phát tiền
thưởng, bình quân mỗi một người mới được hơn 2.000 tệ! Chủ nhiệm đóng cửa lại
mở cuộc họp kín với chúng tôi:“Bệnh viện chúng ta thực hành là kiểm tra đánh
giá thành tích, thu nhập trừ đi chi phí lại cộng với tỷ lệ phần trăm trong
trích phần trăm mới là tiền thưởng”.
Ông ấy cố tình dừng lại một chút, nói: “Không cần tôi
phải giải thích thêm nữa phải không? Các cậu dùng thuốc rẻ có được thêm mấy
đồng tiền, đó là tự do của các cậu, nhưng mà, các cậu không thể xem bản thân
mình như là Bồ Tát hạ phàm, để cho mọi người phải ăn không khí (nhịn đói) theo
các cậu được”. Lời của chủ nhiệm vừa dứt, ánh mắt của mọi người đều đổ dồn
về phía tôi, mặt của tôi lập tức nóng bừng…
Chuyện này chưa qua được mấy hôm, bệnh viện lại có một cán bộ
nghỉ hưu mắc ung thư tiền liệt tuyến nhập viện, tế bào ung thư đã di căn đến
vùng bụng. Bởi đã có giáo huấn từ bài học trước, tôi thử tìm đến vợ của ông nói
chuyện: “Tôi nghĩ nên dùng thuốc tốt một chút, bởi vì như vậy có thể
kéo dài mạng sống cho bệnh nhân…”.
Lời của tôi vừa dứt, vợ của ông liền gật đầu như gà mổ
thóc: “Thuốc nào tốt thì hãy dùng thuốc đó, tôi không tiếc bỏ tiền cho
lão Trương nhà tôi!”.
Có được câu nói này, tôi đã thả lỏng chân tay, thuốc gì đắt nhất
thì dùng thuốc đó. Cuối cùng, ông cụ ở trong bệnh viện hai tháng, tổng cộng đã
tiêu hết 1,3 tỷ đồng, cuối cùng vẫn mất.
Bệnh viện biến thành cơ sở thương mại, người
bệnh khẩn cầu được sống, nhưng lại bị lợi dụng để rút sạch tiền tài. (Ảnh
qua Drugoi – LiveJournal)
Trong lòng tôi tự cảm thấy áy náy với ông cụ. Nhưng điều khiến
tôi cười không được mà khóc cũng không xong, đó là sau khi lo liệu hậu sự
xong, lãnh đạo bệnh viện lại đặc biệt gửi tặng cho tôi một cờ thi đua, nói
tôi coi bệnh nhân giống như người trong nhà, cố gắng nâng cao chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân ung thư thời kỳ cuối.
Tháng 7/2010, tôi đã tiếp nhận trị liệu cho một bệnh nhân mắc
bệnh ung thư phổi thời kỳ đầu, cảm thấy cần phải làm phẫu thuật, liền giới
thiệu bệnh nhân cho một bác sĩ thuộc khoa lồng ngực. Không ngờ rằng, bệnh nhân
sau khi phẫu thuật, bác sĩ khoa lồng ngực đã đặc biệt mời tôi đi ăn một bữa
cơm, và đưa cho tôi 500 tệ tiền phong bì.
Tôi không nhận, anh ta lại nói: “Đây là thứ mà cậu đáng
được nhận. Sau này nếu như bên tôi có bệnh nhân cần làm hóa học trị liệu, cũng
sẽ giới thiệu cho cậu. Hai chúng ta còn phải hợp tác trong thời gian dài!”.
Sau đó, anh ta còn lấy thân phận người đi trước để dạy dỗ
tôi: “Cậu là học sinh vừa mới tốt nghiệp chưa được bao lâu, bây giờ
chưa nắm rõ công tác của khoa Ung bướu. Nói một cách đơn giản chính là thế
này, bệnh nhân ung thư đến đây, trước hết cần giới thiệu cho bệnh viện ngoại
khoa để cho họ làm phẫu thuật, để cho ngoại khoa kiếm được tiền phẫu thuật rồi,
rồi chuyển bệnh nhân đến khoa hoa hóa học trị liệu để hóa trị, sau đó rồi
chuyển đến khoa xạ trị để xạ trị, đợi đến khi những khoa này đều kiếm được tiền
cả rồi, rồi hãy quẳng bệnh nhân đến khoa Trung y uống thuốc”.
Một chuyện xảy ra sau đó đã cho tôi chứng nghiệm được lời của
vị bác sĩ ngoại khoa này. Có một bệnh nhân ung thư dạ dày thời kỳ cuối, tế bào
ung thư đã di căn đến màng bụng, nhưng vẫn được chuyển đến ngoại khoa làm phẫu
thuật, sau khi phẫu thuật xong rồi lại được lần lượt chuyển đến khoa Ung bướu
để hóa trị, khoa xạ trị để xạ trị, khoa Trung y uống thuốc bắc, dày vò như vậy
trong suốt 3 tháng, bệnh nhân đã chết. Tôi đã từng lén lén lấy tư liệu chụp
X-quang của bệnh nhân ra xem thử, vừa nhìn thì phát hiện không có yêu cầu làm
phẫu thuật.
Có một lần, bác sĩ ngoại khoa lồng ngực đã từng hợp tác trước
đó chuyển đến cho tôi một bệnh nhân ung thư phổi đã phẫu thuật. Người bệnh hơn
70 tuổi, ung thư phổi giai đoạn đầu, dù cho không có làm hóa học trị liệu cũng
có thể sống được một thời gian dài.
Không ngờ rằng, khi tôi tốt bụng nói với ông ấy rằng không cần
phải làm hóa học trị liệu, ông ấy lại chất vấn tôi: “Sau khi phẫu thuật
ung thư thì hóa trị, xạ trị là quy trình điều trị thông thường, nếu như nghe
lời cậu không cần phải trị liệu nữa, vậy thì nếu như bệnh ung thư của tôi tái
phát, cậu có gánh chịu trách nhiệm được không?”
Thật ra, hóa trị liệu có tác dụng phụ rất lớn, nhất là đối với
bệnh nhân ung thư đã tuổi cao sức yếu mà nói, tác dụng phụ càng có thể dẫn đến
cái chết. Gắng gượng trải qua hóa học trị liệu trong 4 tháng, khả năng miễn
dịch của ông cụ càng lúc càng giảm đi, căn bệnh ung thư cũng đã theo đó mà tái
phát.
Dưới yêu cầu mạnh mẽ của người nhà, chúng tôi lại làm phẫu thuật
bằng dao gamma cho ông cụ, kết quả khiến cho phạm vi di căn của khối u càng lớn
hơn… Bị dày vò hành hạ như vậy trong hơn một năm, cuối cùng ông lão đã chết
trong đau đớn!
Đọc đến đây, hẳn ai cũng cảm thấy thật thất vọng. Người bệnh thì
khẩn cầu được sống, nhưng lại bị lợi dụng để rút sạch tiền tài. Tuy nhiên, điều
đó dường như vẫn chưa là gì so với một sự thật thảm khốc đang diễn ra tại Trung
Quốc, khiến người ta không khỏi bàng hoàng khi nghe đến…
Trung Quốc: Nơi nhiều bác sĩ đến bệnh viện
không phải để cứu người, mà là để giết người!
Một ngày tháng 3 năm 2006, vì không thể chịu đựng thêm cảm giác
tội lỗi và ám ảnh day dứt, Anne, vợ cũ một cựu bác sĩ phẫu thuật Trung Quốc đã
đứng ra tiết lộ: Từ cuối năm 2001 đến tháng 10/2003, chồng cô đã lấy đi giác
mạc của 2.000 người tu luyện Pháp Luân Công còn sống, nội tạng của họ cũng bị
mổ cướp, sau đó thi thể bị hỏa thiêu mà không được sự đồng ý của người nhà.
Bà Anne (bí danh), vợ của cựu bác sĩ phẫu
thuật đã lấy đi giác mạc của 2.000 người tập Pháp Luân Công còn sống, cùng với
nhân chứng thứ hai tên là Peter, là những người đầu tiên phơi bày tội ác cưỡng
bức thu hoạch nội tạng. (Ảnh: Epoch Times)
Mặc dù chính quyền Trung Quốc vẫn liên tục phủ nhận việc lấy nội
tạng từ tù nhân lương tâm, nhưng ngày càng nhiều bằng chứng xuất hiện đã tiếp
tục chứng minh cho tội ác này.
Điển hình là năm 2009, Tổ chức Thế giới Điều tra về Bức hại
Pháp Luân Công (WOIPFG) dẫn lời một sĩ quan công an dấu tên từng làm việc
trong hệ thống Công an của tỉnh Liêu Ninh cho biết, vào ngày 9/4/2002, trong
một phòng trên tầng 15 tại Tổng y viện Quân đội Thẩm Dương, chính ông đã tận
mắt thấy 2 bác sĩ mổ lấy nội tạng của một cô giáo trung học 30 tuổi, vốn là học
viên Pháp Luân Công, trong khi cô vẫn còn sống mà không hề tiêm thuốc tê.
Ông nhớ lại: “Con dao cắt xuống thịt, máu tung toé ra
khỏi thân thể cô ấy… Ngay lúc đó, chúng tôi (công an vũ trang) đang đứng canh
gác với một cây súng trên tay mỗi người. Cô ấy đã bị mổ tung, cô hét to một
tiếng “Áaahhh!” Rồi thì cô hô lên: ‘Pháp Luân Đại Pháp Hảo!’…
Ngay lúc đó, bác sĩ, một bác sĩ giải phẫu quân
đội, ngại ngùng. Rồi ông ấy nhìn tôi, sau đó nhìn viên công an giám sát chúng
tôi. Rồi viên công an gật đầu, và ông ấy tiếp tục cắt vào các tĩnh mạch…
Tim của cô ấy bị cắt ra trước, kế tới là thận.
Khi chiếc kéo cắt vào các tĩnh mạch tim của cô, thân hình cô bắt đầu co giật.
Cảnh tượng thật là hãi hùng. Tôi có thể bắt chước giọng của cô ấy cho các bạn
nghe, mặc dầu tôi không thể bắt chước hết được. Nó nghe giống như có cái gì
đang bị cắt đứt, và sau đó cô ấy tiếp tục kêu “Áaahhh!” Từ đó miệng của cô ấy
mở rộng, với hai con mắt của cô ấy trợn lên. Trời ơi… Tôi không muốn nói thêm
nữa”…
Tranh minh họa tội ác mổ cướp nội tạng sống do
quân đội nhà nước thông đồng với các bác sĩ gây ra ở Trung Quốc. (Ảnh qua
Pinterest)
Bên cạnh đó, mặc dù chính quyền Trung Quốc biện minh rằng họ chỉ
tiến hành khoảng 10.000 ca cấy ghép mỗi năm, nhưng theo báo cáo điều tra
của 2 nhà hoạt động nhân quyền David Matas, David Kilgour và phóng viên Ethan
Gutmann được công bố vào tháng 6/2016, mỗi năm số ca ghép tạng thực tế ở Trung
Quốc rơi vào khoảng từ 60.000 đến 100.000 ca, vượt xa con số mà chính quyền
Trung Quốc đưa ra.
Ngoài ra tại Trung Quốc, bệnh nhân bao gồm cả người nước ngoài,
được hẹn là sẽ có nội tạng khỏe mạnh để cấy ghép trong vài ngày, trái ngược với
hầu hết các nước phương Tây tiên tiến, nơi một bệnh nhân chờ đợi nhiều tháng,
đôi khi nhiều năm, cho một ca cấy ghép. Các nhà điều tra đóng giả là bệnh nhân
gọi điện thoại đến các bệnh viện Trung Quốc đã xác nhận điều này.
Báo cáo điều tra của tổ chức WOIPFG công bố vào tháng 6/2015
cũng xác định: “Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dưới sự chỉ huy của
cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đã giết trên 2 triệu học viên Pháp Luân Công để mổ
sống lấy nội tạng”. “Đây là con số vô cùng ghê rợn, nhưng hoàn toàn
đáng tin”,phát ngôn viên của WOIPFG, ông Uông Chí Viễn nói thêm.
Theo ông Uông Chí Viễn, Báo cáo điều tra do WOIPFG bắt đầu thực
hiện từ ngày 20/1/2003, trải qua hơn 10 năm theo dõi và điều tra về tội ác tàn
sát các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ, trên cơ sở thu thập và nắm vững số
lượng lớn chứng cứ, dùng phương pháp điều tra thực chứng kết hợp phân tích
chứng nghiệm mới đưa ra kết luận.
Cũng theo điều tra của ông Uông, hơn 9.500 bác sỹ cấy ghép nội
tạng từ 865 bệnh viện bị nghi là đã tham gia vào việc mổ cướp nội tạng sống
này.
Anh Vương Bân, một người tập Pháp Luân Công bị
tra tấn và mổ lấy nội tạng vào ngày 24/9/2000. (Ảnh qua Flabber)
Gần đây nhất hôm 6-7/4/2019, Tòa án Độc lập Điều tra về Thu
hoạch Nội tạng cưỡng bức từ tù nhân lương tâm tại Trung Quốc, bao gồm các luật
sư, một học giả, một chuyên gia y tế, và một doanh nhân, đã tổ chức các phiên
điều trần tại London và sẽ công bố phán quyết cuối cùng vào tháng 6.
Nếu phán quyết của toà án trên thực sự mang sự thật ra ánh sáng,
thì rõ ràng phán quyết đó thúc ép cộng đồng quốc tế có nghĩa vụ thực hiện công
lý, và đưa những người phải chịu trách nhiệm ra chịu tội.
Giờ đây, ĐCSTQ và cả những người liên quan đang phải đối mặt với
áp lực vô cùng lớn trước luật pháp và cộng đồng quốc tế về tội ác được xem là
diệt chủng nhân loại này.
Video: Tội ác mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc
bị phơi bày trước diễn đàn TED
No comments:
Post a Comment