"DỞ NHƯ HẠCH” mà không hiểu hạch là gì?
Ngày xưa, có người Chà và người Hạch qua Việt Nam sinh sống và làm việc. Người Chà là người đến từ Indonesia, trước đây được gọi là nước Nam Dương. Lấy địa danh Java (Chà Và) ở đây đặt cho họ.Cầu Chà Và là cầu, mà ngày xưa, có nhiều người Chà sinh sống.Còn người Hạch là người theo đạo Hồi đến từ Ả Rập.Đặc điểm của nhóm người này là có nước da ngâm, tóc xoăn, cao to hơn người Kinh chúng ta, như trong ảnh.Nhóm người Chà và người Hạch, qua Việt Nam, chuyên thức đêm, giữ cửa, canh gác cho mấy hãng buôn lúc bấy giờ.Dựa theo lời giải thích của cụ Vương Hồng Sển (1902-1996) (nhà văn hóa, học giả lớn miền Nam, được giới sử học và khảo cổ kính trọng): Cái tên hay danh tánh của người Hạch, thường đứng đầu bằng chữ Hadj. Cho nên, người Saigon gọi luôn là người Hạch.Chữ Hadj tiếng Ả Rập là hành hương. Bất cứ ai trong đời đã đến thánh địa Mecca, đều được phong tặng cho chữ Hadj ghép vào tên, và đây cũng là một vinh dự.Nhóm người Chà và người Hạch, đến Việt Nam, chỉ để làm nghề gác dan (tiếng Pháp là gardien), mà không hề biết làm bất cứ ngành nghề nào khác.Cho nên "Dở như Hạch" là xuất phát từ nhóm người Chà và người Hạch này ra.Tôi có nghe cha mẹ tôi và những người lớn tuổi dùng từ lâu, nay rảnh rỗi mới truy tầm nguồn gốc và hiểu ra. Đúng là "dở như Hạch".
*Tác giả: Trần Khắc Tường
No comments:
Post a Comment