LỜI CUỐI CHO CON
Trong
Ngày Từ Phụ năm nay, PL xin phép được gửi bài thơ rất mượt mà và
cảm động "Lời Cuối Cho Con" do GS Ngô Đức Diễm sáng tác cũng
trong dịp này 6 năm về trước.
Tóc
cha đã đổi màu
Từng sợi buồn rơi mau
Thương con mưa nặng hạt
Mi ướt đời bể dâu
Mắt cha đã mờ hoen
Sữa mẹ chưa nguôi quên
Thương con đời lưu lạc
Đất tổ thoáng non tiên
Tay
cha mười ngón
mỏi
Lần đếm từng oan khiên
Thương con môi tuổi ngọc
Sớm khẽ nhấp muộn phiền
Chân
cha lấm bụi hồng
Giăng
trải mộng núi sông
Thương con xa nguồn cội
Đành lỡ gót tang bồng
Vai
cha sờn sương nắng
Nâng
nhẹ gót
phù vân
Thương con tròn mơ ước
Hoa nở thắm đường trần
Tim
cha mãi còn nóng
Gõ nhịp bước kình ngư
Thương con trời biển rộng
Khua
sóng dậy ngàn
thu
Ngô Đức Diễm
Bài thơ của Thầy
Diễm đã làm PL xúc động dạt dào và cảm họa bài Cha Tôi. Bài
thơ này đã được Ns Mộc Thiêng ưu ái phổ thành ca khúc.
Ca
khúc: Cha tôi
Thơ:
phamphanlang
Nhạc:
Mộc Thiêng
Ca
sĩ: Ngọc Quy
Hoà
âm: Quang Đạt
Hình
ảnh: Giethoorn, "Venice of the Netherlands" - phamphanlang
CHA TÔI - Thơ PhamPhanLang - Nhạc
Mộc Thiêng - Ca sĩ Ngọc Quy
Cha
tôi
Thương
cha tóc đổi màu
Lưng
cha gầy cong mau
Con
nhìn cha lệ ứa
Đời
cha lắm bể dâu
Nước
mắt cha mờ hoen
Năm
tháng vẫn chưa quên
Những
chuôi ngày lưu lạc
Xa
xóm làng tổ tiên
Giờ
đây chân cha mỏi
Cõng
đời lắm oan khiên
Đôi
vai cha trĩu nặng
Chất
chứa bao muộn phiền
Thương
con vó ngựa hồng
Sa
trường nợ núi sông
Một
ngày mây giăng phủ
Con
thôi hết tang bồng
Cha
thẫn thờ bắt nắng
Như
đuổi bắt phù vân
Trên
dòng đời xuôi ngược
Cha
bỗng lạc đường trần
Tim
cha không còn nóng
Như
một thuở kình ngư
Một
hôm cha nằm xuống
Vĩnh
biệt đời ngàn thu
phamphanlang
15/6/2017
PL
một lần nữa xin được cảm ơn Thầy Ngô Đức Diễm đã cho PL cảm hứng
sáng tác bài Cha Tôi và cám ơn anh Ns Mộc Thiêng đã phổ nhạc thật
xuất sắc bài Cha Tôi như anh đã từng phổ nhạc thật tuyệt vời trên 60
bài thơ của PL.
Xin kính chúc quý Thầy, quý anh một Ngày Của Cha
thật vui và hạnh phúc bên gia đình và những người thân thương.
Thân
kính,
PLang
TB.
Những hình ảnh trong clip Cha Tôi là của ngôi làng Giethoorn, một ngôi
làng cổ kính, yên bình, được mệnh danh là "Venice of Hòa
Lan", cách Amsterdam khoảng 120 km về phía Tây Bắc.
Ngôi
làng được thành lập từ năm 1230 bởi những người tị nạn đến từ miền
Nam Hòa Lan. Những người này đã tìm thấy những mỏ than
bùn ở đây. Họ đào hố khai thác trong nhiều năm. Sau đó
những hố than này đã trở thành những hồ nước.
Trong
làng không có đường cho xe chạy, phương tiện giao thông chỉ có thuyền
và xe đạp. Do đó ở đây 700 năm không phải sửa đường vì không có xe hơi
chạy. Thay vào đó là 176 cây cầu nhỏ bắc qua những con kênh đào
xinh xắn được phủ rợp bởi những hàng cây xanh râm mát.
Nhà
ở Giethoorn rất độc đáo, mái nhà được lợp bằng cỏ lau, rất bền
vững và chắc chắn, mát mẻ về mùa hè, ấm áp vào mùa đông, chịu
được nắng gió ít nhất 40 năm.
PL
đến thăm làng Giethoorn vào đầu mùa Xuân khi cây cỏ và hoa lá chưa xanh
thắm và nở rộ sắc màu. Dù vậy, được chèo thuyền trên những con sông
uốn khúc, sóng vỗ lăn tăn và dừng chân ở đầu cầu nghe tiếng chim hót
trong không gian yên tỉnh, thanh bình, PL tưởng như mình đang ở trong bức
tranh huyền thoại.
No comments:
Post a Comment