TRĂM
NĂM HUY CẬN?
Huỳnh
Hậu
"
Huy Cận là một người yêu nước nhiệt thành, thể hiện trước hết trong thơ của ông
diết da tình yêu quê hương và con người xứ sở. Trong bối cảnh Việt Nam bị thực
dân Pháp rồi phát xít Nhật đô hộ thì lòng yêu nước (patriotism) ở cha tôi tất
yếu đưa ông đến với chủ nghĩa dân tộc hay chủ nghĩa quốc gia (nationalism) để
giành Độc lập cho đất nước.
Phận làm con, tôi có
nghĩa vụ phát huy chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa dân tộc – chủ nghĩa quốc gia
mà cha tôi từng theo đuổi. Thế nhưng bối cảnh đất nước thay đổi thì trọng tâm
của hai giá trị quốc gia ấy cũng phải khác. Yêu nước bây giờ phải là đấu tranh
cho Dân chủ và các Quyền Con Người Cơ Bản cũng như kiên quyết chống quốc nạn
tham nhũng. Có tinh thần dân tộc hay quốc gia bây giờ phải là bảo vệ tuyệt đối
chủ quyền và lãnh thổ quốc gia, đặc biệt ở Biển Đông, chống lại mọi cuộc xâm
lăng của Trung Quốc, bất luận “cứng” (bằng vũ lực) hay “mềm” (sử dụng hối lộ,
bẫy nợ và di dân bất hợp pháp để thuộc địa hóa Việt Nam).
Tin rằng ở nơi cao ấy,
Huy Cận cha tôi vẫn tiếp tục làm thơ, không chỉ vì ông là “Người Thơ” – sinh ra
để làm thơ, mà còn vì ông yên tâm rằng những lý tưởng Vì Dân, Vì Nước của
ông đã và đang được Cù Huy Hà Vũ phát
huy xứng đáng." ( Hết trích )
Thưa các bạn,
Nhân kỷ niệm 100 năm
ngày sinh của nhà thơ Huy Cận, ông Cù Huy Hà Vũ đã viết một bài khá
dài về thân phụ của ông với tựa đề TRĂM NĂM HUY CẬN, và đoạn văn trên
là phần kết luận của bài viết.
Trước khi có ý
kiến về đoạn văn này, có lẽ tôi nên nêu lên cái nhìn của cá nhân
mình về nhà thơ Huy Cận, người mà cùng với Xuân Diệu được giới
yêu thơ từ đầu thập niên 1940 so sánh với Rimbaud với Verlaine của
trường phái thi ca lãng mạn Pháp.
Trước 1975, trong
tuần san Tuổi Ngọc của nhà văn Duyên Anh Vũ Mộng Long, tôi rất thích
đọc truyện dài Áo Tiểu Thơ của nhà văn này. Đây là một truyện dài
cho tuổi vừa lớn nhiều mộng mơ.
Và mở đầu cho truyện
dài này là bốn câu thơ :
Vậy đó bỗng nhiên mà
họ lớn
Tuổi hai mươi đến có
đâu ngờ
Một hôm trận gió
tình yêu lại
Đứng ngẩn trông vời
áo tiểu thơ
Bốn câu thơ nhẹ
nhàng, dễ thương đó, có lẽ chẳng một cậu học trò nào mới lớn mà
không biết. Nhưng với tôi, bốn câu thơ đó đã dẫn dắt tôi tìm tới thi
ca của nhà thơ Huy Cận.
Trong phong trào
THƠ MỚI của đầu thập niên 40, không ai dám chối bỏ tài năng sáng chói
của hai ông nhà thơ Huy Cận và Xuân Diệu. Với LỬA THIÊNG, Huy Cận thực
sự xứng đáng là nhà thơ tiên phong, đầy tài năng, đã góp phần khai
mở một dòng thơ đầy sáng tạo, khác hẳn với dòng thơ Hán Nôm Đường
Luật của những thế kỷ trước .
Trước đây tôi
đọc thơ Huy Cận khi còn là cậu học sinh trung học nên nhớ nhiều nhất
là những bài có tình ý nhẹ nhàng:
Gió thổi sân trường
chiều Chủ Nhật
Ôi ! thời thơ bé tuổi
mười lăm
Nắng hoe rải nhặt hoa
trên đất
Đời dịu vừa như
nguyệt trước rằm.
hay
Áo trắng đơn sơ mộng
trắng trong
Hôm xưa em đến mắt như
lòng
Mở bừng ánh sáng em
đi đến
Gót ngọc dồn hương
bước tỏa hồng .
Và lãng mạn biết bao
:
Một buổi trưa không
biết ở thời nào
Một buổi trưa nhè
nhẹ trong ca dao
Có cu gáy, có bướm
vàng nữa chứ
Mà đôi lứa đứng bên
vườn tình tự .
Tôi đã một thời mê
thơ Huy Cận, nhất là khi bài thơ NGAM NGÙI của ông được phù thủy âm
nhạc Phạm Duy phổ thành ca khúc . Với ý tình thương cảm mà ông Huy Cận
dành cho người em gái út đã qua đời, nhưng ta lại nghe dậy trong ta một tình cảm
khác vô cùng tuyệt diệu:
Nắng chia nửa bãi
chiều rồi
Vườn hoang trinh nữ
xếp đôi lá rầu
Sợi buồn con nhện
giăng mau
Em ơi hãy ngủ anh hầu
quạt đây
Lòng anh mơ với quạt
này
Trăm con chim mộng về
bay đầu giường
Ngủ đi em mộng bình
thương
Ru em sẵn tiếng thùy
dương mấy bờ
Cây dài bóng xế ngẩn
ngơ
Hồn anh đã chín mấy
mùa buồn đau
Tay anh em hãy tựa
đầu
Cho anh nghe nặng trái
sầu rụng rơi.
Thưa các bạn,
Tôi không có khiếu
bình thơ. Những giòng trên chỉ để nhắc lại một thời tôi mê đắm khi
tiếp xúc với thi ca của nhà thơ Huy Cận.
Sau 1975, tôi đã có
dịp tiếp xúc với dòng thơ Huy Cận sau LỬA THIÊNG, và đối với tôi, đó
là một thất vọng lớn.
Những cây bút
bưng bô của chế độ CSVN khi viết về Huy Cận đã nhận định :
" Cách mạng
tháng 8 năm 1945 là một bước ngoặt lịch sử, đưa trang thơ Huy Cận vượt
khỏi những ám ảnh, những giới hạn chật hẹp do mặc cảm nặng nề về
thân phận nô lệ tạo nên "
Toàn là những
lời láo khoét !
So với những văn nghệ
sĩ miền bắc khác, có thể nói ông Huy Cận là người cúc cung tận tụy
với bác, với đảng số một. Chính vì như thế mà mới 26 tuổi, ông đã
được HCM phong cho chức Bộ Trưởng Canh nông trong Chính Phủ Lâm Thời
của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa .
Khi
ông đã tự đặt mình vào vai trò công bộc, phục vụ cho bác đảng thì
tâm hồn ông, thi ca của ông cũng đã được định hướng; ông
đã trở thành một ngòi bút được đảng đặt hàng, viết theo chỉ thị, làm
gì mà còn cảm xúc lai láng của một chàng Rimbaud Việt Nam vào đầu
thập niên 40 ?
Và khi phong
trào NHÂN VĂN GIAI PHẨM nổ ra ở miền bắc, Huy Cận cùng Tố Hữu, Hà
Xuân Trường được HCM cử qua Bắc Kinh học tập cách đối phó. Có thể
nói Tố Hữu, Huy Cận là những hung thần, quyết đạp người ta dưới gót
chân để ngoi lên ngôi vị quyền lực.
Tôi thật sự rất
chán nên không muốn đưa ra đây những câu thơ rặc mùi hô hào, tuyên
truyền mị dân của cá nhân ông Huy Cận khi ông tự nguyện bán linh hồn
cho quỷ. Chỉ xin tiết lộ một chi tiết để các bạn thấy, về tài năng
thi ca, ông Huy Cận quả là một thi nhân kiệt xuất ( trước
năm 1945, nhưng ông mờ mịt trong u minh, không có chút biểu
hiện nào của tìm về với chân lý ! Về phương diện này , ông thua xa
Xuân Diệu, lại càng kém xa Chế Lan Viên .
Khi Xuân Diệu
chết đi, người ta khám phá ra hơn 400 bài thơ của ông trong ngăn kéo mà
thiên hạ chưa từng biết đến. Có lẽ nội dung của những bài thơ này
làm xấu mặt chế độ quá nên chúng bị giấu biệt, chỉ có những bài
thơ gọi là DI CẢO của Chế Lan Viên mới có cơ hội qua mắt người đời .
Tôi nhớ trong
những bài di cảo của Chế Lan Viên có những bài thật cảm động. Ông
tự nhận lỗi của mình khi viết những bài thơ với lời lẽ không thật,
chỉ có dụng ý tuyên truyền, xúi người ta làm con thiêu thân trước hỏa
lực. Trong một bài khác, ông chỉ ra cho mọi người thấy, ông và nhiều
người khác biết đảng cho ăn bánh vẻ, nhưng vẫn phải hít hà khen ngon
!
Về Xuân Diệu,
tôi nghe kể lại một giai thoại. Một hôm ông ta đang diễn thuyết về
" thơ của bác ", thì có người cắc cớ đặt câu hỏi : "
Trong những câu thơ mà ông khen nức nở kia, có thật là chúng hay lắm
hay không ? Và sao tôi thấy vào lúc đầu ông cũng khóc, khúc giữa ông
cũng khóc, kết luận ông cũng khóc ? "
Người kể chuyện thuật
lại câu trả lời của Xuân Diệu là "
Tôi phải khóc như thế thì mới có vài lạng thịt, còn không thì chúng
cúp . "
Tôi không tin vào giai
thoại này lắm, vì tôi nghĩ Xuân Diệu không có cái gan lớn như thế,
nhưng qua đó cũng thấy rằng cả một nền học thuật của CSVN toàn là
MỘT CHIỀU, đi ngược lại ý đảng là phản động, là yếu kém lý tưởng
cách mạng !
Với ông Huy Cận
thì ông hoàn toàn không có những BACK FIRES như hai ông Xuân Diệu và
Chế Lan Viên .
Vì thế, trong
bài viết của Cù Huy Hà Vũ, phần bốc thơm cho thân phụ của ông thì ta
có thể hiểu được và cũng đồng tình, ít ra là thời gian trước năm
1945, chứ thời gian sau đó và cho
mãi tới ngày ông nhắm mắt, ông không còn là ông, mà chỉ là một
thành phần góp tay với chế độ CSVN để đày đọa dân tộc này bằng một
chủ nghĩa ngoại lai, không tưởng, ác độc.
Cù Huy Hà Vũ
viết rằng " Lòng yêu nước , Patriotism, đã đưa cha tôi tới chủ
nghĩa quốc gia, chủ nghĩa dân tộc để giành độc lập cho đất nước.
"
Ông Cù Huy Hà
Vũ có lộn không vậy? Thân phụ của ông trung thành từ đầu tới cuối
với Hồ Chí Minh, đem chủ nghĩa cộng sản khốn kiếp về trói buộc đất
nước và dân tộc, chớ chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa quốc gia cái con
mẹ gì ?
Ông Cù Huy Hà
Vũ càng trơ tráo hơn khi nói rằng ông nguyện tiếp tục cái chủ nghĩa
quốc gia, cái chủ nghĩa dân tộc mà cha ông đã từng theo đuổi, và cụ
thể bây giờ là phải chống lại thế lực xâm lăng của Trung Quốc, dù
đó là CỨNG ( quân sự ) hay mềm ( hối lộ, bẫy nợ, di dân bất hợp
pháp v.v. )
Ông Cù Huy Hà
Vũ à,
Từ ngày ông chạy qua
Mỹ tị nạn cộng sản đến giờ, ông đã làm được những gì để tiếp nối
cái mà ông gọi là CHỦ NGHĨA QUỐC GIA, CHỦ NGHĨA DÂN TỘC mà thân phụ
ông đã từng theo đuổi hở ông ?
Theo tôi thấy,
ông không đi theo NATIONALISM ông ạ, cái mà ông tiếp nối cha ông chính
là COMMUNISM, một chủ nghĩa sai lầm, cực kỳ hoang tưởng mà trong gần
một thế kỷ qua, đã dìm dân tộc vào trong bóng đêm của đọa đày, bóc
lột, khủng bố .
Ông có muốn tôi
nêu lên bằng chứng không vậy ? Xin thưa, có ngay đây :
Trong
suốt những năm ông về sống tại Chicago, USA, đã bao nhiêu lần ông viết
bài ca ngợi sự lãnh đạo của ông TBT, CTN Nguyễn Phú Trọng vậy ông Cù
Huy Hà Vũ ? Nếu tôi không lầm thì ít nhất ông đã 2 lần ca ngợi tập
đoàn độc tài Nguyễn Phú Trọng , trong khi Trọng kia chính là thằng
đầu sỏ , tham quyền cố vị, mặc kệ đất nước, dân tộc chìm đắm vào
vũng lầy không lối thoát, vẫn cứ muốn ôm trọn quyền lực cho cá nhân
và cho cái đảng chết tiệt của nó.
Cái đó mà ông gọi là tiếp nối một cách
xứng đáng lý tưởng quốc gia, lý tưởng dân tộc của cha ông đấy ư
? Thật là mỉa mai và khốn kiếp !
Huỳnh Hậu .
No comments:
Post a Comment