LÝ TỐNG
(1946-2019)
Lý Tống sinh ngày 1 tháng
năm1946 tại Thừa Thiên – Huế, Việt Nam. Bắt đầu phục vụ trong Không lực Việt
Nam Cộng hòa năm 1965.
* Tháng 4 năm 1975,
chiếc A-37 thuộc
biên đội Ó Đen do ông lái bị bắn rơi; ông bị giam giữ cải tạo trong vòng 5 năm.
Ông vượt ngục bằng đường bộ đến Thái Lan, đi qua Campuchia, rồi xin tị nạn chính trị tại Singapore. Ông đến Hoa Kỳ năm 1984. Sau đó theo học cao học
tại Đại
học New Orleans.
* Năm 1992, Lý Tống uy hiếp phi
công Chuyến bay 850 của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bay
qua Thành phố Hồ Chí Minh rồi
thả truyền đơn xuống kêu gọi nhân dân Việt Nam nổi dậy chống lại chính quyền.
Lý Tống nhảy dù xuống một ao rau muống. Thấy một anh dân phòng mặc đồ dân
sự đi ngang, Lý Tống nói mình là Việt kiều mới về nước, muốn thăm nhà bạn nhưng
không nhớ đường và đưa địa chỉ nhờ chở đến. Anh dân phòng đồng ý rồi chở Tống lại công an; Lý Tống bị cơ quan chức năng Việt Nam
bắt và kết án 20 năm tù vì tội cướp máy bay. Tháng 9 năm 1998,
chính quyền Việt Nam quyết định tha và trục xuất Lý Tống trong một đợt đặc
xá...
(Tài liệu Google).
Lý Tống qua đời Ngày 5 tháng 4 năm 2019,
tại thành phố San Diego, Nam California,
Hoa Kỳ.
TÔI VIẾT CHO
NGƯỜI HÙNG LÝ TỐNG
Gia đình tôi vượt biên sau 30 tháng 4
năm 1975 (năm 1979) vào Mỹ tháng 1 năm 1980 và tạm dung ở Chicago. Xuân nơi đây
luôn vào mùa bão tuyết, năm đó các hội đoàn, đoàn thể tổ chức buổi tưởng niệm “Quốc
Hận 30 tháng 4” ở nhà hàng “Chiều Tím” trên đường Broadway (vùng có đông người
Việt tị nạn Cộng sản). Buổi họp mặt hơn 300 người, gồm có: Dân, và cựu quân,
Cán, Chánh Việt Nam Cộng Hòa lưu vong.
Sau chào Quốc kỳ, phút tưởng niệm thì giới
thiệu thành phần đến tham dự. Chúng tôi biết được vị ngồi bên cạnh tên Lý Tống.
Dáng anh cao, ốm, thâm trầm ít nói, dù ban tổ chức mời phát biểu ý kiến, anh đứng
lên khoát tay và mỉm cười chào mọi người thôi.
Nhân vật Lý Tống khiến tôi chú ý vì có
nhiều điểm rất lạ hơn những người vượt biên khác. Anh vượt tuyến bằng đường bộ,
qua rừng núi, lội qua suối qua sông... đến được Singapore rồi vào Mỹ...
Bẵng đi thời gian thì có một hôm truyền
thông Mỹ và Việt (thuở đó rất hạn hẹp của người Việt) rộ lên: “...Lý Tống
cưỡng chiếm máy bay về Việt Nam rải truyền đơn kêu gọi chống lại Việt Cộng...” Tôi
chỉ là một thuyền nhân (vượt biên bằng thuyền) bình thường có chồng là thương
binh, cùng 3 con nhỏ, tôi bị xúc động và không ngăn được dòng lệ cảm phục, kính
ngưỡng...
Không biết có phải “Văn chương là phản ảnh
của tâm hồn” không, mà việc làm ích nước lợi dân, vô cùng nguy hiểm không ai
dám, mà ông Lý Tống đã làm khiến tôi viết nên bài “Anh Đã Về”
ANH ĐÃ VỀ
“Viết sau khi được tin anh hùng
Lý Tống cướp máy bay về rải truyền đơn
ở Sài Gòn, năm 1992” DTDB
Tuyết rơi trắng trên
nẽo đường cuối phố
Tết đến rồi đông còn
đọng quanh đây
Loài di điểu chưa
tìm bay về tổ
Lạnh vào tim và lạnh
buốt vai gầy
Mặt trời hồng trở
mình tuôn nắng ấm
Gió rét căm căm,
phòng họp đông người
Các bằng hữu đứa lặng
yên suy gẫm
Đứa ồn ào kể lại những
buồn vui...
Ở cuối phòng một
dáng gầy yên lặng
Khói thuốc suy tư
vàng xám ngón tay
Môi dốc cạn dần vơi
ly rượu đắng
Mắt đăm chiêu hằn đậm
nét u hoài
Từ xa xôi anh về đây
họp mặt
Phút tưởng niệm những
chiến sĩ trận vong
Lặng cúi đầu vai
rung lời nguyện khắc
Gác tình nhà thề trở
lại non sông...
Tin đưa về, tôi bàng
hoàng tự hỏi
Đã đi rồi sao, chỉ một
mình anh?
Quê hương ta đang ngập
tràn bóng tối
Truyền đơn tung bay
mở lối trời xanh
Anh thật sự đã về
cùng dân Việt
Về quê hương đang quằn
quại tả tơi
Chí sắt đá, anh
không hề hối tiếc
Chỉ một mình anh,
anh Lý Tống ơi!
Xin cho tôi được
nghiêng mình ngưỡng mộ
Những người đi làm rạng
rỡ sử xanh
Ở trong tôi, anh lưu
phương vạn cổ
Xin vinh danh người
chiến sĩ hùng anh
Anh sẽ sống trong
lòng dân muôn thuở
Trong tâm hồn kẻ dõi
bóng cờ vàng
Cho tim tôi bao bông
hoa bừng nở
Để chờ ngày lịch sử
lật sang trang
Trích trong tuyển tập
truyện:
“Bóng Thời Gian” phát
hành đầu xuân 2021
DƯ THỊ DIỄM BUỒN
No comments:
Post a Comment