THƠ LỤC BÁT VIẾT BẰNG CHỬ
CÁI TIẾNG VIỆT
M K M H U Ơ,
M K M H M R C N.
Tôi không phải là tác giả
hai câu thơ này, tôi chỉ thích và trích nó ra từ câu chuyện có thiệt viết về một
người lính trẻ Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam mang hai giòng máu Việt -Pháp.
Binh nhì Nguyễn văn Quang 18
tuổi đời ,quê ngoại từ Cần Thơ.
Lý do gì?Khiến cho anh có
cái tên NGUYỄN VĂN QUANG và trở thành người lính và câu chuyện như hi hữu này
được Thiếu Uý Nguyễn Ngọc Minh kể lại :
“(..trích ..)
Khi Hiệp Định Ba Lê có hiệu lực, tại
phòng kháng tuyến cực bắc bên nầy bờ sông Thạch Hản, thuộc thị xã Quảng Trị các
chiến sĩ TQLC đã nghiêm chỉnh thi hành lệnh đình chiến tại chổ.Tiểu đoàn 7 TQLC
ra lệnh các đơn vị vẫn phải làm những công tác phòng thủ hàng ngày như :lập
hàng rào phòng chống trực xạ..Đào hố cá nhân ...trong những lúc nghỉ ngơi, giờ
giải lao các binh sĩ có thể tự do.Có người đi lòng vòng, lục lọi các căn nhà xụp
đỗ. Thử tìm kiếm xem có gì còn xử dụng được thì lượm chơi...vài người thích ngồi
tán gẩu, cười đùa với nhau, hay hút thuốc tư lự nhớ nhà!
Một hôm tình cờ thấy binh nhì Quang như
đang vui với quyển sách trên tay khiến tôi tò mò hỏi:
-Mày đọc sách gì?-ồ !cuốn sách này
tiếng Tây, mày đọc được không?
-Dạ được!
-Đọc thử một đoạn coi.
Nó gật đầu mấy cái ..rồi đọc một cách
thoải mái, tự tin làm cho tôi sửng sốt.Tôi cũng được học một số bài trong sách
này năm đệ nhất và đã được học 3 khoá Pháp văn tại Centre Cultural Francaise
vào năm 67-68, mà tôi còn phải giật mình.
-Mày học tiếng pháp ở đâu vậy?
-Dạ em học ở Paris ạ.
-Mẹ mày!Giỡn mậy.
-Nó bên Tây về đó Thiếu Uý
ơi!
Một người kể bên nói.
Tôi ngạc nhiên nhìn kỹ lại anh lính trẻ.
Anh vào khoảng chừng 18,19 tuổi,sống mủi cao, tóc vàng, mắt xanh lơ,mà ngạc
nhiên không ít.
- Có thiệt mày ở bên Tây về
không?
-Dạ phải, Thiếu uý.
Quang nói tiếng Việt lơ lớ, tôi muốn hỏi
thêm nhưng rồi quá bận với công việc nên tôi phải đi...chờ dịp nào đó thuận tiện
tôi sẽ hỏi thăm cho rỏ.
Trong thời gian này mặt trận Quảng Trị
ngừng hẳn tiếng súng đạn.Người lính TQLC rảnh rang thì giờ hơn .Do đó lệnh từ Bộ
Tư Lệnh Sư Đoàn: Các đại đội phải lập danh sách quân nhân không biết đọc và viết,
tổ chức lớp học cho các quân nhân mù chử, học từ các mẫu tự, ráp vần, ráp chử,tập
đọc tập viết.
Quang tình nguyện ghi tên vì lý do không
đọc và viết chử có dấu tiếng Việt.
Một hôm có anh lính viết hai câu thơ lục
bát:
M K M H U Ơ.
M K M H M R Q N.
Quang đọc tỉnh bơ vì có trinh độ, tất cả
mọi người cười rộ.Quang cứ lập đi lập lại ngỡ ngàng :
Em ca em hát u ơ...
Em ca, em hát em rờ cu anh
Nhìn gương mặt của chàng trai mới lớn hiếu
học, ham tìm hiểu tiếng mẹ đẻ mà thấy dể thông cảm với em hơn.
Trong cuốn sổ tay của tôi ghi từng chi
tiết cá nhân,trang của Quang tôi viết như sau:
Binh nhì NGUYẾN VĂN QUANG.
Ngày và nơi sinh: 1955. - Cần
Thơ
Trình độ: Tú tài ( vở lòng).
Hoàn cảnh: Độc thân.
Sở thích: Đọc sách tiếng
Pháp.
Súng cá nhân:M16.
Cá tính: ngủ gật khi gác.
Quyển sổ tay nhỏ này giúp tôi nhiều khi
biết từng cá tính của trung đội. Một hôm Trung đội phó của tôi hỏi:
-Sao ông viết Tú tài rồi còn vở
lòng nửa?”.
-Nó có tú tài Tây nhưng vở
lòng Việt Ngữ
...
Thời gian sau này rảnh một chút là tôi bắt
đầu tìm hiểu thêm về cuộc đời của Binh II Nguyễn Văn Quang.
Một hôm tôi gọi Quang đến để hỏi thăm về
hoàn cảnh của em.
– Lúc trước mày ở đâu bên
Pháp?
– Em ở phía Nam của thủ đô
Paris.
– Tại sao mày lại về Việt
Nam đi lính?
– Hè năm 72 sau khi tốt nghiệp
Trung học, ba má cho em về Việt Nam thăm bà ngoại.
– Bà ngoại mày ở đâu?
– Dạ, ở Cần Thơ.
– Rồi tại sao hết hè mày
không về Pháp mà lại ở đây?
– Em không biết nữa, không
nghe ba má nói gì hết.
– Mày làm gì ở nhà bà ngoại?
– Không có làm gì, chỉ đi
chơi, đói thì về nhà ăn, rồi ngủ.
– Tại sao mày lại đi lính
TQLC?
– Một hôm em đi theo tụi bạn
cùng xóm lên chợ, tụi nó tình nguyện đăng lính. Một anh lính trong ban tuyển mộ
hỏi em, “Ê, còn mày đi không? Tao có giấy tờ cho mày nè!”. Rồi anh làm hết thủ
tục giấy tờ cho em.
Sau vài ngày chờ đợi ở trung tâm 4 tuyển
mộ và nhập ngũ, Quang và các bạn được đưa về trung tâm huấn luyện TQLC ở rừng Cấm.
Thế rồi tiếp theo 9 tuần căn bản quân sự, một khóa học đổ bộ và leo lưới, em đã
trở thành một chiến binh TQLC tên Nguyễn Văn Quang. (Tôi không còn nhớ tên Pháp
của em).
Quang sống vô tư, không biết lo lắng,
chưa ý thức được hiểm nguy, nên khi gác em thường ngủ gật, hoặc mang theo ghế
ngồi gác, dựa vào tường vôi, hút thuốc tỉnh bơ. Tôi phạt Quang và giải thích
cho em rất nhiều lần về nhiệm vụ gác giặc, ngày và đêm phải luôn luôn thức tỉnh,
kín đáo phát giác kịp thời các hoạt động của địch để bảo vệ sinh mạng của mình
và đồng đội.
Một hôm tôi hỏi Quang:
– Mày có thường coi cinéma
không?
– Dạ có.
– Có biết tài tử Alain Delon
không?
– Dạ, ở Pháp Alain Delon nổi
tiếng như Hùng Cường ở đây vậy.
Quang là một người con lai, cha Pháp mẹ
Việt. Tôi cố gắng tìm hiểu kỹ càng thì được biết về cuộc đời em như sau:
“Cha em là một người lính viễn
chinh Pháp tại Việt Nam, yêu thương mẹ em là một cô gái Việt nhưng bên nội ở
Pháp không đồng ý. Hai người muốn đặt bên nội trước tình thế đã rồi nên xin một
đứa con nuôi lai Pháp của một người bạn gái mẹ em đem về Pháp vào khoảng 1956
khi lực lượng viễn chinh Pháp cuối cùng rút về nước. Đứa bé nuôi đó chính là em
bây giờ”.
– Ở Paris mày có chú thím,
cô bác gì không?
– Chỉ có Grand père et
Grande mère.
– Ông bà nội có thương mày
không?
– Thương lắm nhưng bây giờ
chết rồi.
– Mày có em không?
– Dạ có hai em gái. Hồi chưa
có thêm em gái thì ba má thương, sau đó rồi thì ba má không thương nữa.
– Có viết thư cho ba má mày
không?
– Không.
– Cậu mợ dì dượng mày ở đây
có liên lạc với má mày ở bên Pháp không?
– Có, nhưng không thấy nói
gì hết. Có lần họ nói em là con hoang, muốn đi đâu thì đi.
Tôi giật mình vì câu nói của em, không
thể tin được ở tai mình. Thật tội cho em, nếu em ở lại Việt Nam thì đáng thương
cho một kiếp người.
Khi tiểu đoàn ra dưỡng quân tại làng
TQLC trước khi về Saigon, tôi gọi em đến và bảo:
– Để dành tiền lương tháng này và
tháng tới, chỉ xài chút đỉnh khi nào cần thiết mà thôi.
Lấy một tờ giấy, tôi vẽ cho em một bản đồ
nhỏ và ghi rõ chú thích: Từ bến xe Phú Lâm gọi taxi hoặc xích lô đi đến ngã tư
Hồng Thập Tự và Hai Bà Trưng, vừa qua khỏi ngã tư bên tay phải là tòa Tổng Lãnh
Sự Pháp.
– Về nhà bà ngoại ở Cần Thơ, ráng
tìm cho được các giấy tờ hồi mày ở Pháp, đi xe đò lên Phú Lâm, tới chỗ này, tôi
chỉ tay vào bản đồ. Dù có giấy tờ hay không cũng không cần thiết, vào nói với họ
mày xin về Pháp. Tên ba mày, địa chỉ ở Pháp, giọng nói và hình dáng mày thì người
ta sẽ cho mày về. Ở đây không phải là chỗ thích hợp cho mày đâu.
Cuối tháng 7 năm 73 tiểu đoàn về hậu cứ.
Đầu tháng 9 năm 73 tiểu đoàn trở ra hành quân và trong đoàn chiến binh TQLC trở
lại Quảng Trị lần này vắng mặt Binh II Nguyễn Văn Quang.
“Chúc em được nhiều may mắn nơi quê cha ở
trời Tây!”.
(Viết trích theo NNM -Dong
song cu)
No comments:
Post a Comment