GIỮ LẠI ÁNH HÀO QUANG CỦA TIẾNG VIỆT
GS. ĐĂNG NGỌC SINH
Những người thật sự yêu quý tiếng nói của
dân tộc mình mới biết cách làm đẹp ngôn ngữ. Với âm nhạc, họ nhảy múa với ngôn
ngữ. Họ thăng hoa với ngôn ngữ. Với văn thi sĩ, họ bay bổng, họ nâng niu với
ngôn ngữ. Sự cuồng nhiệt trong tình yêu ngôn ngữ của họ đã tạo ra một nền văn
hoá đã toả ánh hào quang rực rỡ muôn màu muôn vẻ cho nền văn học Việt Nam như:
Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Phan Khôi, vũ Đình Liên, Vũ Hoàng Chương, Lưu
Trọng Lư, Thế Lữ, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Đinh Hùng, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Phạm
Duy, Bùi Giáng v,v…, Đối với họ, tiếng Việt vượt qua cả khái niệm ngôn ngữ như
là ký hiệu giao tiếp thuần tuý, mà vươn lên đến tột cùng, trở thành trừu tượng;
đó là linh hồn dân tộc. “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời.” (Phạm Duy).
Tình yêu ấy ngàn đời không phai “Tôi yêu tiếng Việt của tôi. Mẹ, Cha là tiếng đầu
đời ngàn năm…” (Ngọc Sinh)… Tình yêu của họ với tiếng Việt đã làm đẹp tiếng mẹ
đẻ, làm sang trọng tiếng mẹ đẻ, và cuối cùng đã làm nên một nền văn hoá đẹp đẽ
của dân tộc Việt Nam.
Chỉ có những giai đoạn tiếng Việt bay bổng,
thì nền văn hoá mới thăng hoa Ngược lại, chúng ta có thể đoan chắc rằng, một nền
văn hoá xuống cấp luôn đi đôi với việc ngôn ngữ và cách dùng ngôn ngữ xuống cấp.
Ngày nay khi nghe câu “tiếng Việt giàu và đẹp,”
thì không ít người trong chúng ta phân vân tự hỏi: “Tiếng Việt nào vậy? Tiếng
Việt trước năm 1975 hay tiếng Việt hiện nay?”
Tiếng Việt ngày xưa: Tiếng Việt đẹp là tiếng Việt “vang bóng một thời, hào quang toả
sáng,” là tiếng Việt trong ca dao, trong lời ru của mẹ, trong những bài tập đọc,
bài học thuộc lòng thuở xa xưa từ năm 1975 trở về trước. Thế hệ của người viết
bài này (tuổi đời nay đã ngoài 80) khi chúng tôi còn ngồi trên ghế nhà trường,
của những ngày xưa êm đềm và trong những áng văn chương thi phú mà những người
yêu tiếng Việt vẫn còn nhớ, còn cất giữ riêng cho mình.
Thật không may, tiếng Việt
ngày nay, chữ nghĩa bát nháo bèo nhèo, những câu
cú lủng ca lủng củng, những kiểu xưng hô đường phố, chợ búa, không có tôn ty trật
tự, kiểu cá mè một lứa, những lối nói năng tùy tiện như: cả nhà mình ơi, cực khủng,
bị đẹp, bức xúc, sự cố, đi phượt, chạy show, hàng hot, bảng top, đắng lòng,
tang chảy, siêu to khổng lồ, siêu đẹp, đốn tim,xe này thiết kế rất hầm hố, trận
cầu này vô cùng máu lửa… nhất định không phải là niềm “tự hào dân tộc” về
tiếng Việt.
Nhìn kỹ tiếng Việt trong nước
hiện nay. Bộ Giáo Dục đã làm gì từ ngày 30 tháng
4 năm 1975 đến nay, qua nhiều lần cải cách tiếng Việt, nhằm mục đích gì? Phục vụ
cho quyền lợi của ai?
Ngày 20-11-2017, Ông Bùi Hiền (nguyên hiệu
phó trường Đại Học Sư Phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên phó Viện trưởng Viện Nội
Dung & Phương Pháp Dạy - 2 Học Phổ Thông) tung ra một cuốn sách Cải Tiến Tiếng
Việt sử dụng tiếng Việt Mới.
Đó là một loại tiếng Việt bị Hán hoá,
phiên âm theo tiếng Tàu Bắc Kinh như: “Giáo dục” thành “Záo zụk”, “dân tộc”
thành “zân tộk”. Quý vị nghĩ sao? Phải chăng đây là tổng hợp gồm đơn âm Quan
Thoại và Bạch Thoại? Nếu đem áp dụng cải tiếng này thì có phải toàn dân Việt sẽ
trở thành mù chữ? Con cháu sẽ không đọc được sách của tổ tiên để lại, làm sao biết
được lịch sử oai hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc! Làm sao thưởng thức được
nhữ áng văn tuyệt tác của tiền nhân! Nền văn hoá Việt ắt phải bị tiêu diệt do
“cái cải tiến tiếng Việt” của Bùi Hiền.
Như trên ta đã thấy, đây là một kiểu chữ
Tàu áp dụng riêng cho người Việt Nam vào những thập niên sắp tới, phiên âm từ
tiếng Tàu, nhằm địa phương hoá ngôn ngữ, tương tự như tiếng Tàu Quảng Đông, Hồ
Nam, Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông …trong thời gian tự trị trước khi sát nhập
vào nước Tàu.
Đây cũng là một chiến dịch quy mô được
phát động có kế hoạch, có âm mưu, có chiến lược, phổ biến rộng rãi để chuẩn bị
tư tưởng cho người Việt, nhằm tránh sự ngỡ ngàng một ngày nào đó, tiếng Việt sẽ
bị xoá bỏ hoàn toàn, thay vào đó thứ tiếng Việt mới của Bùi Hiền đã đưa ra.
Người ta tạo ra một thứ tiếng Tàu riêng
cho từng vùng, từng khu vực với mục đích đánh lừa một dân tộc trước khi tiêu diệt
ngôn ngữ của dân tộc đó, đồng hoá dân tộc đó một cách êm thắm do người bản xứ
lãnh đạo, chỉ huy và thực thi kế sách sát nhập trong thời hạn 60 năm bắt đầu
năm 2020. (theo tinh thần triệt để hợp tác Việt - Trung, Nguyễn Văn Linh Tổng
Bí Thư Đản Cộng Sản Việt Nam (18-12-1986 đến 28-6- 1991) đã “thoả hiệp ngầm” với
Bắc Kinh ký tại Thành Đô Tứ Xuyên ngày 4-9-1990, gồm 10 điều khoản. Trong đó có
Điều thứ 9 Sát nhập văn hoá. Điều thứ 10: Trước khi sát nhập sẽ có thời hạn 17
năm sát nhập ngôn ngữ.)
Ông Hồ Ngọc Đại cũng cho ra cái gọi là
Giáo Khoa Công Nghệ, không dùng mẫu tự mà chỉ dùng các hình vuông, tròn, tam
giác… để dạy tiếng Việt. Không cần chữ cái, không cần biết ráp vần…hòng xoá bỏ
chữ viết mà người Việt đang dùng. Thật hết chỗ nói!
Nếu chúng ta, những người Việt tại hải
ngoại hôm nay không cứu tiếng Việt thì tiếng nước ta sẽ đi về đâu?!
Ngược dòng lịch sử nước nhà
để thấy rõ âm mưu của giặc Tàu phương Bắc.
Năm 42, Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú {Emperor
Guangwu of Han Liu Xiu} hạ lệnh Thống Tướng Mã Viện {Ma Yuan} thống lãnh 20
ngàn quân sang xâm lăng Việt Nam.
Giao chiến lâu ngày, quân Hai Bà Trưng
vì thiếu trang bị và kinh nghiệm nên không chống cự nổi đạo quân đông hơn gấp bội
và thiện chiến của Mã Viện. Sau khi chiến thắng Hai Bà Trưng, Mã Viện cho xử
chém 1/3 dân số Việt Nam!
Mã Viện tâu lên vua Lưu Tú (người sáng lập
nhà Đông Hán) rằng: “Việt Nam có luật lệ riêng, có phong tục riêng, có tiếng
nói khác với tiếng Hán, muốn đồng hoá chúng nó thì phải xoá ngôn ngữ chúng nó.”
Nhưng với ý chí bất khuất, người Việt
“đánh du kích chiến” ròng rã hàng trăm năm, đến năm 939 Ngô Quyền tuyên bố độc
lập. Một mặt, giả vờ hợp tác với các Thái Thú Tàu, người Việt học chữ Hán nhưng
áp dụng phương pháp chuyển tự (transliteration) mà mãi đến thế kỷ 19 mới xuất
hiện ở châu Âu: viết chữ Hán theo cách của người Việt, đọc chữ Hán theo cách
người Việt gọi là chữ Nho, nói chuyện bằng tiếng nói của nước mình; người Tàu
không thể nghe hiểu được.
Tiền nhân của chúng ta đã kiên trì giữ vững
phong tục, luật lệ, tiếng nói của dân tộc mình nên Việt Nam là quốc gia độc nhất
trong nhóm Bách Việt không bị Tàu đồng hoá, đã trường tồn gần 5000 năm nay.
Nhà văn hoá Phạm Quỳnh đã để
lại câu nói lịch sử:
“Tiếng Việt còn, nước Ta
còn. Tiếng Việt mất, nước ta sẽ không còn.” Văn
hào Voltaire cũng đã nói: “Tổ quốc chính là điểm mà trái tim chúng ta buộc
vào. Tiếng nói bị xoá mất, dân tộc sẽ mất theo! Bởi vì, tiếng nói làm nên con
người. Con người lập thành tổ quốc.”
Triết lý giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa
đã ghi rõ là Nhân Bản, Dân Tộc, Khai phóng
Nhân bản: chủ trương con người có địa vị quan trọng trong thế giới; lấy
con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người trong cuộc đời làm căn bản; xem
con người như một động lực của sự phát triển chứ không phải như một phương tiện
hay công cụ phục vụ. Tiếng nói là phương tiện để con người truyển đạt tâm tư
nguyện vọng cho nhau giữa người và người của một dân tộc.
Dân tộc: tôn trọng giá trị đặc thù, các truyền thống tốt đẹp của dân tộc
trong mọi sinh hoạt gắn bó với gia đình, nghề nghiệp, và quốc gia. Giáo dục phải
biểu hiện, bảo tồn và phát huy được những tinh hoa hay những truyền thống tốt đẹp
của văn hoá dân tộc để không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn hoá
khác. Giáo dục còn nhằm bảo đảm sự đoàn kết và trường tồn của dân tộc, sự phát
triển điều hoà và toàn diện của quốc gia. Để phân biệt được dân tộc này với dân
tộc khác nhờ có tiếng nói. Mất tiếng nói, dân tộc đó không tồn tại.
Khai phóng: Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất
thiết phải đóng cửa. Ngược lại, giáo dục phải không ngừng hướng tới sự tiến bộ,
tôn 4 trọng tinh thần khoa học, mở rộng tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ
thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội,
tinh hoa văn hoá nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hoá quốc gia và xã hội.
Có như vậy mới làm cho xã hội tiến bộ, mới tiếp cận với văn minh thế giới nhằm
góp phần phát triển sự cảm thông và hợp tác quốc tế, tích cực đóng góp vào sự
phát triển chung của nhân loại.
Tiếng nói không còn, dân tộc
diệt vong, con người biến thành nô lệ và tổ quốc
bị xoá tên trên bản đồ thế giới, trái tim vở nát, nước mắt sẽ chảy thành sông,
vì: “Nước đi mãi không về cùng non.” (Tản Đà)
Ngày nay, kể từ sau năm 1975 đến nay, tiếng
Việt trong nước bị dùng sai, bị xem thường là điều đáng nói. Khi tiếng Việt
không còn được tôn trọng, văn hoá và xã hội sẽ không còn được tôn trọng. Con
người Việt cũng sẽ không còn được tôn trọng. “Tiếng Việt còn, Người Việt
còn, nước ta còn.” Nhưng tiếng Việt bầy hầy, ngôn ngữ đường phố “lên ngôi”
như đang thấy trên báo chí hàng ngày, trong các ca khúc được hàng triệu người
nghe, thì “nước ta” “Tiếng Việt” còn gì? không biết sẽ còn bao nhiêu nhà giáo
như ông Hiền, ông Đại tiếp tục cho ra những quái thai để cải cách tiếng Việt nữa
đây?!
Đừng trông chờ ở những khẩu hiệu “giữ
gìn tiếng Việt” hay “làm trong sáng tiếng Việt” hô hào chiếu lệ trong nền giáo
dục hiện tại. Tiếng Việt đang bị hỏng không chỉ do các người điều khiển các lễ,
hôi (MC) tung hứng bừa bãi với những câu chữ làm màu “cho sang”, như “điểm
trang” thay vì phải nói cho đúng là “trang điểm” nào là: cái gì cũng
có thể ghép và từ ngữ “khủng, siêu, huyền thoại. kịch tính, hoành
tráng, sự kiện, sự cố, hiển thị, cả nhà, mình …”, không chỉ do các phát
thanh viên truyền hình học nhau cách nói rập khuôn, hay các nhà báo viết bài
không bao giờ xem lại lỗi chính tả; không chỉ bởi những cách dùng sai như “cặp
đôi” hay “fan hâm mộ”; không chỉ bởi các từ ghép Hán-Việt vô nguyên
tắc như “phượt thủ, cần thủ, kỳ thủ”… Thật hết chỗ nói!
Chẳng có phép mầu nào có thể sửa lại tiếng
Việt với đà tuột dốc của nền giáo dục trong nước hiện nay. Muốn “bảo tồn và
làm trong sáng tiếng Việt”, đừng mong chờ những thay đổi trong giáo dục tại
nước nhà.
Chúng ta hãy tự cứu lấy tiếng
mẹ. Những nhà trí thức, học giả, văn giới, báo giới, quý Thầy Cô
giáo tại hải ngoại hãy cùng dấn thân vào công cuộc bảo tồn và phát huy tiếng Việt,
gia nhập vào tập thể Thầy Cô giáo dạy tiếng Việt tại các trường Việt Ngữ, các học
khu có chương trình song ngữ Việt Anh.Hãy hăng hái tham gia Liên Hiệp Các
Trường Việt Ngữ Hải Ngoại hầu tạo thành một khối vững mạnh, từ đó xây dựng
thành trì vững chắc cho công cuộc bảo tồn tiếng mẹ. Đây là con đường thiết thực,
cấp bách nhất, và có như thế tiếng Việt mới được cứu, có như thế mới giữ được
hào quang tiếng Việt đã từng một thời chiếu sáng trên quê hương thân yêu của
chúng ta. Nếu mỗi người trong chúng ta cùng quay lại với con đường “tôi yêu tiếng
Việt của tôi”. Tìm kiếm, đọc lại, phổ biến, những quyển sách của một thời làm
nên sự kỳ vỹ một nền văn hoá dân tộc; một thời đã qua, như một phương thức tự
giải độc khỏi những luồng khí đen đang bủa quanh nền văn học nước nhà. Giá trị
văn chương (ngôn ngữ) chứa đựng trong các pho sách hiện đang bị mất dần do chủ
trương của nhà cầm quyền. Văn hoá sẽ đi lạc vĩnh viễn nếu chẳng ai cố công gìn
giữ hoặc ra sức tìm lại. Con đường đi tìm văn hoá đã mất có thể sẽ giúp tìm lại
ánh hào quang của tiếng Việt, và cuối cùng, dẫn đến sự cần thiết phải tôn trọng,
phải giữ gìn tiếng Việt. Đó là sự chọn lựa cần thiết, và cấp bách, để “tiếng nước
tôi” còn tồn tại lưu truyền cho hậu thế; để “nước đi ra biển lại mưa về nguồn”
(Tản Đà).
Viết vào ngày lễ Tạ Ơn năm 2022 để Tạ ơn
các bậc Tiền Nhân nước Việt đã góp phần làm cho tiếng Việt thăng hoa rạng rỡ.
Đặng Ngọc Sinh
No comments:
Post a Comment