Tranh sơn dầu “Nữ sinh” của họa sĩ Hưng Dũng Áo Dài Thương Nhớ |
Ở thành phố Hồ Chí Minh hai
ngày, tôi mua vé máy bay giá rẻ về Đà Lạt để thăm lại nơi tôi từng sống ba
mươi mốt năm, có mười bốn năm tôi dạy học. Tôi ở Đà Lạt thấy chẳng có gì vui,
thành phố lạ hoắc, khác hẳn những năm tôi ở đó, đi học, đi làm, lập gia đình. Đà Lạt bây giờ “um tùm” không phải rừng
trong phố xanh um mà um tùm vì sao đông dân thế, nhiều nhà mới thế? Du khách?
Có, nhưng đây không phải chính mùa du lịch. Người ở xa đến trú ngụ? Sinh cơ lập
nghiệp? Chắc vậy. Tôi không còn gặp nhiều người quen, chỉ
có hai người. Tôi không còn nghe giọng Đà Lạt, giọng Huế, mà nghe gần như ai
cũng nói giọng miền Bắc. Tôi mừng đất nước mình thống nhất, nhưng cũng buồn
thấy mình lạc loài trong một thành phố “thân thương”! Cái từ thân thương nghe ngồ ngộ, ngày
xưa nó là mến thương, là yêu thương, là tha thiết thương… Tôi bơ vơ thật tình
và tôi đi xuống Lạc Lâm, thuộc huyện Đơn Dương nhìn lại ngôi trường con gái
tôi từng dạy mấy tháng trước khi nó đi cùng với tôi đến đất khách quê người… Tôi nhớ và thương nhất áo dài. Tôi nhớ
Má tôi. Tôi nhớ vợ tôi. Tôi nhớ các con gái của tôi (tôi chỉ có hai đứa con
gái). Tôi nhớ những người tôi thương yêu khi họ mặc áo dài. Tôi yêu đất nước
tôi, ôi cái hình ảnh người đàn bà mặc áo dài sao mà giống cái bản đồ Tổ Quốc
vậy! Tôi cười và cảm ơn người đàn bà đối diện.
Đó là một nữ sinh cộng gần ba mươi năm tôi không ở trên Quê Hương, đứa bé
nào…cũng già! Vài ba câu xã giao nữa thì cô ấy theo
dòng người vào Nhà Thờ làm Lễ, tôi lững thững đi dạo trên bờ quốc lộ, tôi ngó
mấy đóa hoa quỳ nở muộn. Tôi nghĩ thế vì hết tháng Ba thì thế nào trời cũng
mưa, mà mưa thì hoa quỳ không còn, tới tháng Chín, tháng Mười mới có lại… Bắt đầu là sự tình cờ mà duyên lắm anh
à, đây là Ba của cô giáo Trần Quỳnh Lê ngày xưa có dạy anh và em đó… Em gặp
Bác ở Nhà Thờ, không hiểu sao em nhơ nhớ Bác như người quen, em đã từng biết
hồi nhỏ. Không khí trong nhà như rộn lên khi hai người già hiện ra, người đàn
bà giới thiệu tiếp, đây là ông bà Ngoại của hai đứa nhóc. Rồi nàng huyên
thuyên nói cho cha mẹ biết về tôi… Ngộ ơi là ngộ, đúng là hữu duyên thiên lý,
chúng tôi như người cùng một nhà… Tôi giới thiệu đầy đủ về tôi: Xưa dạy
học ở Đà Lạt, từ tiểu học lên trung học, có dạy tư hai trường Đạo là Adran và
Kỹ Thuật Lachalle, trường công cuối cùng mà tôi dạy là Trường Nữ Trung Học
Bùi Thị Xuân. Vì có đi lính tôi phải học tập cải tạo
hơi lâu, về thì tìm cách đi Mỹ. Tôi đi Mỹ đầu năm 1989, cuối năm đó thì tới Mỹ.
Nhờ cuộc viễn hành bất đắc dĩ, tôi biết nước Thái Lan, nước Phi Luật Tân, biết
quần đảo Hạ Uy Di. Hơn hai mươi sáu năm ở Mỹ, tôi biết
cũng gần ba mươi Tiểu Bang. Tôi giới thiệu tiếp về gia đình, vợ tôi và con
gái lớn đi làm nail, con gái út là Quỳnh Lê vừa đi làm thư ký tư vừa đi học
và đã đi làm chỗ yên ổn, có gia đình, có hai đứa con. Con gái lớn không chịu
lấy chồng… Gia đình tôi không thể “phất” như
thiên hạ vì chúng tôi ở khu không nhiều người Việt, không có sinh hoạt cộng đồng.
Tôi lo cho hai đứa cháu Ngoại đi học… và cố quên dĩ vãng của mình, nhưng nhớ
áo dài, nhớ học trò của tôi ở trường Nữ, nhớ hai đứa con tôi khi hết Tiểu Học,
vào Trung Học luôn luôn mặc áo dài đi học… Tôi không giấu giếm tình cảm đặc biệt
tôi dành cho Đà Lạt và Dran – Đà Lạt là nơi tôi ở ba mươi mốt năm, từ học trò
đệ nhị cấp đến giáo sinh Sư Phạm, lập gia đình, đi dạy, đi lính, nổi chìm
cùng vận nước trong thời chiến tranh… Dran là nơi cho tôi cái cảm giác đầu
tiên hồi năm 1958 khi chuyến xe lửa đưa tôi từ Tháp Chàm lên Đà Lạt chun qua
khỏi ba cái hầm khói than mịt mù, ra Eo Gió, Cà Beu, vào Dran, trời mát lạnh. Dran cũng là nơi tôi từng ăn ở
vì tôi có người bạn rất dễ thương tên là Vương Quang Nghiệp đã mất rồi trong một
trận đánh nào đó, tôi có quen thân với anh Hoàng Lanh, có tiệm may ngay tại
Dran, sau đó ảnh về Sài Gòn may ở nhà may Adam đường Lê Thánh Tôn, sau 4-1975
không có tin tức gì nữa, trong khi đó nhiều năm tôi là người học trò dở quá
nên cải tạo lâu… Ông Cụ bà Cụ thỉnh thoảng lau nước mắt
khi biết tôi có nhiều năm không no, không ấm… và bây giờ cũng chẳng ấm êm gì
vì tôi trót nặng lời thề “Qua Mỹ mà được thì tôi Làm Thơ không Làm Thuê”. Ông
Cụ nói có đọc thơ tôi trên vài websites, bài nào hay thì đọc cho vợ nghe, bả
khóc quá chừng… Tôi cười… trừ! Mắt tôi dán chặt vào những hình ảnh áo
dài. Người đàn bà mới quen mặc áo dài rất xinh, rất ngoan Đạo. Bà Má của nàng
hồi trẻ cũng đẹp. Nhưng hình ảnh đập vào mắt tôi là hình Hoàng Hậu Nam
Phương, người đàn bà Việt Nam mặc áo dài đẹp nhất và người đàn bà ấy cũng đẹp
nhất trong lịch sử Việt Nam cận đại. Tôi cũng được xem những người con gái
Dran mặc áo dài, có một cô thật xinh, mặc áo dài vàng, chỉ thiếu cái loupe
thôi, thì y hệt Hoàng Hậu Nam Phương. Nàng thấy tôi ngắm nghía hình người mặc
áo dài vàng lâu quá, nàng nói: “Con có quen biết cô này, nhỏ tuổi hơn con
nhưng học giỏi hơn con, luôn luôn lo việc xã hội nhờ có chồng giàu, chỉ có
hai con nên ít bận bịu, cô này người ở đây nhưng cư ngụ chính thức tại thành
phố Hồ Chí Minh.”. Lạ thiệt, hình ảnh người con gái lo việc xã hội tự dưng
làm bận lòng tôi, tôi nhớ tôi từng có một em học trò cũng xinh như thế, năm
nay sáu mươi hơn rồi. Vậy thì… không phải… cố nhân! Tôi xin phép ông bà Cụ, hai vợ chồng
trẻ cho tôi được đặt vào tay mỗi người tờ giấy bạc 2 dollars, đây là lucky
money chớ không phải tiền-trao-cháo-múc. Cả nhà vui vẻ đồng ý. Tôi lấy ra sáu
tờ hai đô tôi làm quà cho từng người. Tôi hỏi hai vợ chồng trẻ khi tôi về lại
Mỹ có muốn tôi gửi gì về cho họ không, cô vợ nhí nhảnh: “Bác gửi cho con tấm
thiệp!”. Tôi hứa sẽ nhớ, một năm nước Mỹ có bao
nhiêu ngày Lễ, tôi gửi về bây nhiêu tờ thiệp nhưng tôi xin biết ngày sinh của
mỗi người, tôi muốn nhớ và tôi muốn được nhận lại niềm vui nhân ngày vui của
họ. Chúng tôi bịn rịn một chút. Tôi nặng
tay với trái khóm nhưng nhẹ lòng biết mấy Quê Hương ơi! Tôi tin đất nước mình
ngày một đẹp hơn, chan chứa tình người… Trưa, tiếng chuông Nhà Thờ đổ mừng
chính Ngọ. Gió cao nguyên chải mượt từng chòm
thông xanh mướt. Tôi nhắm mắt thấy ai đó mặc áo dài vàng hai tà bay trong
gió… Tôi tiếc mình không ở lâu để dạo xem cảnh Chùa, xem một vài đám cưới…
Tôi thích nhìn áo dài! Tôi nhớ quá học trò tôi, những tà áo dài trắng muốt bốn
mươi năm hơn gió mưa phiêu giạt về đâu? |
No comments:
Post a Comment