Tìm vợ cho chồng
Giao Chỉ, San Jose.
(Câu chuyện tình yêu
trong Chiến tranh và Hòa bình).
Báo một tin buồn: Thưa toàn
thể quý vị.Tôi xin báo một tin buồn.Thêm một người bạn cùng khóa của chúng tôi,
khóa Cương Quyết Đà Lạt 54, anh Đỗ đình Vượng vừa ra đi. Anh Vượng,
nguyên là trung tá thủy quân lục chiến đã từng tham dự trận Quảng Trị. Lúc đó
anh đang làm phó cho lữ đoàn trưởng cùng khóa là anh Ngô Văn Định. Sau chiến dịch
Quảng Trị anh được thuyên chuyển về làm trung đoàn trưởng trung đoàn 7 thuộc sư
đoàn 5 bộ binh đóng tại Lai khê. Cũng vào thời đó một người bạn cùng khóa của
chúng tôi là đại tá Trần Quốc Lịch cũng tham dự trận Quảng Trị chỉ huy lữ đoàn
nhảy dù. Anh Lịch cũng đổi về sư đoàn 5 bộ binh làm tư lệnh và thăng cấp chuẩn
tướng. Tháng trước Vượng có về thăm chúng tôi tại San Jose. Anh ngồi trên xe
lăn, sức khỏe đã có phần suy yếu. Bây giờ anh đi luôn. Có lẽ vào cuối tuần này
các con của anh Vượng sẽ từ California, từ Nevada về South Bend tham dự tang lễ.
Tôi xin đại diện anh chị em còn lại của khóa Cương quyết Đà Lạt 1954 gửi lời
chia buồn cùng tang quyến. Sự ra đi của anh Vượng có thể coi như gây xúc động rất
nhiều cho anh em.Trên thực tế số anh em còn lại của 300 thanh niên Hà Nội ra đi
từ tháng 3-1954 cho đến nay cũng chẳng còn bao nhiêu.Ngày nay dư luận của trận
Quảng Trị cách xa gần nửa thế kỷ vẫn còn xôn xao bàn tán.Nhưng đối với chúng
tôi là những các cựu sĩ quan gần tuổi 90 những lời bàn tán đó chẳng còn ảnh hưởng
bao nhiêu.
Báo cáo chuyên tình: Qua cái chết của
anh Đỗ đình Vượng tôi xin kể cho các chiến hữu một câu chuyện. Không phải là
chuyện chinh chiến ngày xưa, mà là chuyện tình của trung tá Vượng. Cá nhân tôi
có cơ hội rất là gần gũi với cuộc đời của cô vợ. Tôi là người quen biết với cả
3 anh em họ Đỗ. Người anh cả là đại tá Đỗ đức Tâm. Đơn vị cuối cùng là phủ tổng
thống. Anh Tâm là người phải thuyết trình tình hình chiến trường hàng
ngày cho tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.Người em thứ nhì cấp trung tá cũng
tên là Đỗ đình Tâm, làm việc với tôi tại TTM. Người em thứ 3 Đỗ đình Vượng. Bây
giờ để tôi nói chuyện tình của Vượng cho các bạn nghe. Anh có gia đình và nhiều
con tại Sài Gòn nhưng chuyện nhà không êm nên 2 người đã ly dị.
Tham dự chiến dịch Quảng Trị trung tá thủy
quân lục chiến Đỗ đình Vượng cặp với cô sinh viên Huế đã có thêm một cậu con
trai. Khi trung tá Vượng đổi về sư đoàn 5 bộ binh thì vợ con tạm trú với gia
đình trung tá Đỗ đình Tâm tại Sài Gòn. Ngày 26 tháng tư, tôi cùng với trung tá
Tâm lên trên vùng hành quân Lai Khê thăm Vượng. Lúc đó, anh đang chỉ huy trung
đoàn sẵn sàng đối phó với các đơn vị cộng sản tiến về Sài Gòn. Vượng nói với
chúng tôi rằng các anh về lo dùm vợ con em.
Vào đêm 29 tháng tư chúng tôi họp đơn vị
đưa anh em xuống tầu quân vận di tản từ miền Trung về đậu bên Khánh Hội. Tôi
đón được gia đình 2 anh em đại tá Đỗ đức Tâm phủ tổng thống luôn cả vợ con của
Vượng xuống tàu quân vận. Lúc đó, vợ của Vượng mang bầu đứa con thứ nhì, tay dẫn
đứa con thứ nhất là thằng bé Việt. Tàu quân vận của chúng tôi chạy theo hải
quân VN nhưng không kịp nên nổi trôi mấy ngày trên biển đông và sau cùng được
tàu Mỹ vớt đem tất cả vào các trại tị nạn Hoa Kỳ. Vợ con của Vượng đi theo các
ông anh chồng.Trong khi đó, trung tá Đỗ đình Vượng ăn bữa cơm cuối cùng với tướng
Lê Nguyên Vỹ tư lệnh sư đoàn 5 bộ binh trước khi ông tự tử chết. Vượng cùng các
sĩ quan vào tù tập trung của cộng sản bị đưa ra ngoài Bắc.
Trong giai đoạn gia đình mất liên lạc.
Cô Vượng sinh ra đứa con trai thứ nhì trong trại là thằng bé Vũ. Tất cả mấy gia
đình về định cư ở South Bend IN. Cô Vượng theo học chương trình điện toán gặp
ông giáo sư người Mỹ độc thân..Sau nhiều năm quen biết. Ở nơi xa xôi không có
tin tức từ Việt Nam. Thêm cảnh 2 con nhỏ sống vất vả, cô Vượng đồng ý để ông thầy
xin các ông anh chấp thuận cho thành duyên vợ chồng. Ông giáo sư Mỹ đã nuôi 2
người con của vợ trở thành các sinh viên đại học thành công, tốt nghiệp bác sĩ.
Trong suốt một thời gian dài. Cô Vượng sống
với gia đình chồng mới nhưng tiếp tục liên lạc gửi quà về tiếp tế cho gia đình
Vượng tại Sài Gòn và đồng thời tiếp tế thẳng cho anh trong trại tù cộng sản.
Khi Vượng được tự do cô đã hết sức thu xếp yểm trợ để đem hết đại gia đình cũ của
anh qua Hoa Kỳ. Trong hoàn cảnh đặc biệt của cuộc chiến tranh. Biết bao nhiêu
gia đình chia ly. Nhưng tôi chưa bao giờ thấy người vợ cũ lo cho gia đình chồng
HO qua Mỹ xây dựng đời sống hoàn hảo như vậy. Anh Vượng là người chấp nhận hoàn
cảnh.Vẫn hoàn toàn vui vẻ sinh hoạt hết sức cởi mở với những đứa con và người
cha Mỹ của chúng.
Với anh em cùng khóa chúng tôi thêm một
kỷ niệm đặc biệt trong tình chiến hữu.Phải kể lại với quý vị. Khi chúng tôi họp
khóa mỗi anh em đều có một câu chuyện ly kỳ. Tôi đã mời anh Vượng cùng cô vợ cũ
bây giờ chỉ là người bạn cùng xuất hiện trong đại hội kỷ niệm 50 năm họp khoá
quân trường tại California. Người vợ cũ, cô sinh viên của đại học Huế lên trên
sân khấu choàng vòng hoa cho Vượng người chiến binh thủy quân lục chiến
tham dự trận Quảng Trị năm xưa. Tôi đã có cơ hội xin ông chồng Mỹ cho phép vợ
tham dự đại hội khóa với người chồng cũ. Đó là những hình ảnh đẹp đẽ và là những
kỷ niệm mà anh em cùng khóa chúng tôi ghi nhận được.
Tuy nhiên, tôi có kỷ niệm còn độc đáo
hơn nhiều. Chúng tôi được mời tham dự đám cưới của bác sĩ Vũ. Thằng bé còn
trong bụng mẹ lúc ra đi năm 1975 bây giờ là anh bác sĩ Việt Nam thành hôn với
tiểu thư Mỹ trắng nhà giàu bên Nevada. Anh bác sĩ là đứa con mà Vượng
chưa từng biết mặt nay đi ở rể ở bên xứ Nevada. Đám cưới tổ chức bên nhà
gái. Nhà trai chúng tôi đi rất là đông đảo. Một phái đoàn hùng hậu Mỹ Việt. Phe
bố nuôi toàn Mỹ trắng trang phục tây phương. Phe bố đẻ là Việt Nam áo
dài rực rỡ. Tham dự vào một đám cưới khá lạ lùng. Quý vị có thể tưởng
tượng khi được giới thiệu. Bà mẹ Việt Nam đi giữa, bên phải là
ông chồng Mỹ hiện tại cha nuôi của chú rể. Bên trái là ông chồng Việt
Nam cũ, người cha đẻ của chú rể. Hôm đó tôi đứng ở trên bục diễn đàn
hân hạnh giới thiệu 2 người cha và một bà mẹ chú rể. Đôi lời cảm ơn ông
giáo sư Mỹ có công nuôi một đứa trẻ Việt Nam 3 tuổi trở thành vị bác sĩ của tiểu
bang California. Công ơn trời biển. Lại nói đến hoàn cảnh của bà mẹ
Việt Nam trong chiến tranh. Nhưng tôi xin nói nhiều về người anh hùng Marine
Corp Việt Nam Đỗ Đình Vượng. Năm 1968 anh là tiểu đoàn trưởng
tiểu đoàn 4 TQLC Kình Ngư đánh trận Mậu Thân. Năm 1975 anh là
trung đoàn trưởng trung đoàn 7 tại mặt trận miền Đông đương đầu với sư đoàn cộng sản tiền
về Sài Gòn.
Chợt có lệnh tổng thống đầu hàng, Vượng đem quân rút về căn
cứ Lại Khê. Ông ngồi ăn bữa cơm cuối cùng với Tư lệnh Sư
đoàn 5 Bộ binh.
Cơm xong tướng Lê Nguyên Vỹ tự tử bằng súng. Ông Vượng bị bắt làm tù bình và ở tù cộng sản 13 nằm trên các lán trại ở miền núi rừng Bắc Việt.
Sau cùng ông đoàn tụ với gia đình và chứng kiến lễ cưới của con trai trong hoàn cảnh tràn
ngập hạnh phúc hôm nay.
Ông mục sư chủ lễ tiếp lời nói rằng đây là câu chuyện đẹp đẽ nhất được nghe thấy sau
chiến tranh.
Cô gái
Huế đi tìm vợ cho chồng:
Nhưng mà câu chuyện vẫn chưa chấm dứt ở
đây. Quý vị có biết không? Về sau này cô vợ cũ của anh Vượng và người chồng
Mỹ cùng về Việt Nam.để đi tìm mai mối cho anh Vượng lấy một người vợ Việt
Nam mà bà này tên là cô Chương. Nàng cũng có tài sản và con cái mà ông chồng
không còn nữa. Cô Chương là người đất Quảng dù muộn màng nhưng còn nhớ hào
quang của sĩ quan Sài Gòn.Thật may mắn anh Vượng cuối đời đã gặp được người thực
sự thương yêu săn sóc.
Trong cuộc tình muộn ông trung tá Cộng
Hòa đưa cả bà mẹ và con gái qua Mỹ. Cô Chương đất Quảng thành hôn với ông
Vượng thêm mối tình của con gái cô Chương lấy thằng Việt con trai ông chồng,
Đây là câu chuyện con anh lấy con em.
Thành ra cái mối duyên nợ rối rắm mà nó
lại hiện thực.
Ngày nay những đứa con của anh Vương đều
đã trưởng thành. Cả 2 dòng con từ các phương trời bay về South Bend để tiễn đưa
người cha anh hùng về miền vĩnh cửu. Trong những ngày tháng sau cùng, cô Chương
đất Quảng săn sóc cho chàng trai Hà Nội. Cô vợ cũ của đất Thần Kinh xứ Huế ghé
tai Vượng nói lời vĩnh biệt. Anh trung tá TQLC không nói nhưng gật đầu mắt ứa lệ
rồi ra đi. Năm nay Khóa tôi mất thêm người bạn...
Giao Chi San Jose.
No comments:
Post a Comment