Monday, March 28, 2022

NHÀ VĂN VĂN QUANG VỪA TỪ GIÃ CHÚNG TA (LV HẢI)


Tue, Mar 15, 2022 at 6:13 PM

Hôm Nay: Nhà Văn Văn Quang Vừa Tử Giã Chúng Ta!

 

Lại Thêm Một Vị Sao Trên Bầu Trời Văn Nghệ Miền Nam Vừa Vụt Tắt!

Nhà Văn Văn Quang Vừa Từ Giã Chúng Ta!

LVHải

 Tue, Mar 15, 2022 at 6:13 PM

Hôm Nay: Nhà Văn Văn Quang Vừa Tử Giã Chúng Ta!

 

Lại Thêm Một Vị Sao Trên Bầu Trời Văn Nghệ Miền Nam Vừa Vụt Tắt!

Nhà Văn Văn Quang Vừa Từ Giã Chúng Ta!

LVHải

 

Tin Buồn Tháng 3!

Tin từ một thân hữu cho hay, Nhà văn Văn Quang, đã qua đời lúc 10 giờ 20 phút, ngày hôm nay! Thứ Ba, 15 tháng 3 năm 2022, tại tư gia, đường Nguyễn Thiện Thuật, thành phố Sài Gòn, Hưởng thọ 90 tuổi.

Tuy Nhà văn Văn Quang ở Sài Gòn từ sau ngày mất nước, nhưng những bài viết của Ông, xuất hiện thường xuyên trên khắp các báo chí Hải ngoại, từ cuối thập niên 90, cho tới khoảng năm 2017. Cuối cùng với bài viết, giã từ bạn đọc, sau bài này, Ông “gác bút” vì không còn sức mang “nắng mưa Sài Gòn” đến với “những người muôn năm cũ!”

Ông được coi như “tai mắt” tường trình mọi biến chuyển, thay đổi về thành phố thương yêu, của một thời “Sài Gòn, đẹp lắm, Sài Gòn ơi!” trước 75.

Ông là nhà văn duy nhất ở trong nước, mà lại có tình thân thiết nhất với rất nhiều người đọc tiếng Việt bên kia vòng trái đất.

Sự ra đi của Ông, làm biết bao người thương nhớ, nuối tiếc! một Nhà văn thân yêu của Miền Nam.

 

 

Nhà Văn Văn Quang Và Tôi

Trước 75, tôi chỉ là người Lính, với cấp bậc vào hàng “củ lũ nhí” nhất, thì làm sao có cơ hội quen biết đến hàng sĩ quan cấp tá, lại mang chức Giám Đốc Đài Phát Thanh Quân Đội như Ông.

Nhưng tôi đã đọc rất nhiều tác phẩm của Ông, văn ông nhẹ nhàng, trong sáng, đầy tính nhân bản. Mang nỗi u uẩn, đau thương người dân, người trai, khi đất nước trong thời chinh chiến.

Khi tác phẩm Chân Trời Tím dựng thành phim, do Đạo diễn Quốc Phong và Liên Ảnh sản xuất. Tôi đã là những người đầu tiên, đứng xếp hàng trước rạp Văn Hoa Dakao để chờ xem. Thổn thức với Hùng Cường, Kim Vui của mối tình trong cuộc chiến. Lòng quặn thắt với Nhạc phẩm Nửa Hồn Thương Đau, sáng tác của Trần Thiện Thanh, dành riêng cho phim này, qua tiếng hát vút cao của Thái Thanh.

Sau Tháng Tư Đen tan tác,

Khoảng cuối thập niên 90, lúc đó tôi đã giữ một tờ tuần báo, một cây viết của tờ báo, cũng là nhân viên tòa soạn, bút hiệu “Điền Tuấn” Cũng là người bạn thân thiết với Nhà văn Văn Quang, đã đưa ra một đề nghị với tôi:

-“Có một nhóm văn nghệ sĩ ở Sài Gòn, vừa mới từ cải tạo về, muốn viết bài cho tờ báo mình, để có chút tiền cà phê, cà pháo, anh em có cơ hội gặp mặt cho vui”

Tôi đồng ý ngay, chỉ thắc mắc:

-“Nhưng trả tiền nhuận bút bằng cách nào? Có ảnh hưởng gì đến người trong nước không?”

-“Dừng lo, chúng tôi có đường dây!”

Từ đó, tờ báo tôi, xuất hiện rất nhiều bài báo, từ những cây viết trong nước, nhưng nhiều nhất, vẫn là những bài của Nhà văn Văn Quang!

Thời gian này, người Việt Hải ngoại, mang thân phận của một kẻ lưu đầy, chưa bang giao, nên nghĩ vĩnh viễn không có đường về quê hương! Những bài viết kể chuyện nắng mưa Sài Gòn, nơi chôn bao nỗi nhớ, là những bài “ăn khách” nhất của tờ báo.

Khi Nhà văn Tô Ngọc qua Mỹ, Ông đến tòa soạn ngay ngày hôm sau, thông báo với tôi: “Anh em gởi lời cám ơn, “bịch thuốc bổ,” gởi về mỗi tháng, để Anh em mới có cơ hội gặp nhau vui lắm, chưa kể giúp được những trường hợp khó nghèo!”

Tôi rất vui mừng, không ngờ chuyện nhỏ, mà có kết quả quá vui, thật to lớn như thế! Từ đó, tôi có cơ hội thăm hỏi Ông qua thư từ.

Sau này, mừng cho Nhà văn Văn Quang, vì đã cộng tác với rất nhiều tờ báo của Hải ngoại. Có vẻ từ đó, đời sống Ông cũng dễ thở hơn chăng.

 

Vài Dòng Tiểu Sử”

Nhà văn Văn Quang tên thật là Nguyễn Quang Tuyến, sinh năm 1932 tại Thái Bình.

Năm 1953, ông gia nhập Quân Đội Quốc Gia, phục vụ trong nhiều đơn vị tác chiến tại miền Bắc trước hiệp định Geneve năm 1954.

Từ năm 1957, Văn Quang chuyển sang ngành Tâm lý chiến, với nhiệm vụ Trưởng phòng Báo chí Quân Đội thuộc Cục Tâm lý chiến, Tổng cục Chiến tranh Chính trị QLVNCH. Cũng là Trưởng ban biên tập của các tờ báo Quân Đội VNCH.

Tác phẩm đầu tay của Văn Quang là “Tiếng Tơ Lòng” được đăng trên nhật báo Thanh Dân, Hà Nội. Cuối năm 1953, tác phẩm thứ nhì ra đời, là tập truyện ngắn Thùy Dương Trang, do Lạc Việt xuất bản tại Sài Gòn năm 1957.

Từ đó cho đến 30 Tháng Tư 1975, Văn Quang cộng tác thường xuyên với rất nhiều nhật báo, tuần báo, tạp chí tại Sài Gòn.

Văn Quang có hơn 28 tác phẩm được xuất bản. Các tác phẩm của ông hầu hết là truyện dài, trong số có những tác phẩm, gây được nhiều tiếng vang như: “Nét Môi Cuồng Vọng”, “Nguyệt Áo Đỏ”, “Người yêu Của Lính” Ông đã có bốn tác phẩm được chuyển thành phim: “Ngàn Năm Mây Bay”, “Chân Trời Tím”, “Đời  Chưa Trang Điểm”, “Tiếng Hát Học Trò”.

Sau 75, Ông trải qua 13 năm rưỡi đi tù cải tạo. Khi ra tù, Văn Quang trở về Sài Gòn, sau đó từ chối ra đi theo diện HO, quyết định tiếp tục ở lại Việt Nam, Nhà văn duy nhất cộng tác với rất nhiều báo chí Việt ngữ tại hải ngoại.

Trong bài chia tay với độc giả, với tâm tình thật cảm động: “Hơn 60 năm cầm bút, tôi không có gì đáng tự hào, bởi chỉ như người Lính khi ra trận, không biết mình đã bắn được bao nhiêu viên đạn! Tất cả chỉ vì ba lời thề “TỔ QUỐC – DANH DỰ- TRÁCH NHIỆM!”

Thương tiếc Nhà Văn thân thương vừa rời bỏ chúng ta, xin mời cùng thưởng thức một bài Tạp Ghi của Ông, như nén hương tưởng nhớ, để “nhắm mắt cho tôi tìm!” thấy… Ông!

Tin Buồn Tháng 3!

Tin từ một thân hữu cho hay, Nhà văn Văn Quang, đã qua đời lúc 10 giờ 20 phút, ngày hôm nay! Thứ Ba, 15 tháng 3 năm 2022, tại tư gia, đường Nguyễn Thiện Thuật, thành phố Sài Gòn, Hưởng thọ 90 tuổi.

Tuy Nhà văn Văn Quang ở Sài Gòn từ sau ngày mất nước, nhưng những bài viết của Ông, xuất hiện thường xuyên trên khắp các báo chí Hải ngoại, từ cuối thập niên 90, cho tới khoảng năm 2017. Cuối cùng với bài viết, giã từ bạn đọc, sau bài này, Ông “gác bút” vì không còn sức mang “nắng mưa Sài Gòn” đến với “những người muôn năm cũ!”

Ông được coi như “tai mắt” tường trình mọi biến chuyển, thay đổi về thành phố thương yêu, của một thời “Sài Gòn, đẹp lắm, Sài Gòn ơi!” trước 75.

Ông là nhà văn duy nhất ở trong nước, mà lại có tình thân thiết nhất với rất nhiều người đọc tiếng Việt bên kia vòng trái đất.

Sự ra đi của Ông, làm biết bao người thương nhớ, nuối tiếc! một Nhà văn thân yêu của Miền Nam.

 

 

Nhà Văn Văn Quang Và Tôi

Trước 75, tôi chỉ là người Lính, với cấp bậc vào hàng “củ lũ nhí” nhất, thì làm sao có cơ hội quen biết đến hàng sĩ quan cấp tá, lại mang chức Giám Đốc Đài Phát Thanh Quân Đội như Ông.

Nhưng tôi đã đọc rất nhiều tác phẩm của Ông, văn ông nhẹ nhàng, trong sáng, đầy tính nhân bản. Mang nỗi u uẩn, đau thương người dân, người trai, khi đất nước trong thời chinh chiến.

Khi tác phẩm Chân Trời Tím dựng thành phim, do Đạo diễn Quốc Phong và Liên Ảnh sản xuất. Tôi đã là những người đầu tiên, đứng xếp hàng trước rạp Văn Hoa Dakao để chờ xem. Thổn thức với Hùng Cường, Kim Vui của mối tình trong cuộc chiến. Lòng quặn thắt với Nhạc phẩm Nửa Hồn Thương Đau, sáng tác của Trần Thiện Thanh, dành riêng cho phim này, qua tiếng hát vút cao của Thái Thanh.

Sau Tháng Tư Đen tan tác,

Khoảng cuối thập niên 90, lúc đó tôi đã giữ một tờ tuần báo, một cây viết của tờ báo, cũng là nhân viên tòa soạn, bút hiệu “Điền Tuấn” Cũng là người bạn thân thiết với Nhà văn Văn Quang, đã đưa ra một đề nghị với tôi:

-“Có một nhóm văn nghệ sĩ ở Sài Gòn, vừa mới từ cải tạo về, muốn viết bài cho tờ báo mình, để có chút tiền cà phê, cà pháo, anh em có cơ hội gặp mặt cho vui”

Tôi đồng ý ngay, chỉ thắc mắc:

-“Nhưng trả tiền nhuận bút bằng cách nào? Có ảnh hưởng gì đến người trong nước không?”

-“Dừng lo, chúng tôi có đường dây!”

Từ đó, tờ báo tôi, xuất hiện rất nhiều bài báo, từ những cây viết trong nước, nhưng nhiều nhất, vẫn là những bài của Nhà văn Văn Quang!

Thời gian này, người Việt Hải ngoại, mang thân phận của một kẻ lưu đầy, chưa bang giao, nên nghĩ vĩnh viễn không có đường về quê hương! Những bài viết kể chuyện nắng mưa Sài Gòn, nơi chôn bao nỗi nhớ, là những bài “ăn khách” nhất của tờ báo.

Khi Nhà văn Tô Ngọc qua Mỹ, Ông đến tòa soạn ngay ngày hôm sau, thông báo với tôi: “Anh em gởi lời cám ơn, “bịch thuốc bổ,” gởi về mỗi tháng, để Anh em mới có cơ hội gặp nhau vui lắm, chưa kể giúp được những trường hợp khó nghèo!”

Tôi rất vui mừng, không ngờ chuyện nhỏ, mà có kết quả quá vui, thật to lớn như thế! Từ đó, tôi có cơ hội thăm hỏi Ông qua thư từ.

Sau này, mừng cho Nhà văn Văn Quang, vì đã cộng tác với rất nhiều tờ báo của Hải ngoại. Có vẻ từ đó, đời sống Ông cũng dễ thở hơn chăng.

 

Vài Dòng Tiểu Sử”

Nhà văn Văn Quang tên thật là Nguyễn Quang Tuyến, sinh năm 1932 tại Thái Bình.

Năm 1953, ông gia nhập Quân Đội Quốc Gia, phục vụ trong nhiều đơn vị tác chiến tại miền Bắc trước hiệp định Geneve năm 1954.

Từ năm 1957, Văn Quang chuyển sang ngành Tâm lý chiến, với nhiệm vụ Trưởng phòng Báo chí Quân Đội thuộc Cục Tâm lý chiến, Tổng cục Chiến tranh Chính trị QLVNCH. Cũng là Trưởng ban biên tập của các tờ báo Quân Đội VNCH.

Tác phẩm đầu tay của Văn Quang là “Tiếng Tơ Lòng” được đăng trên nhật báo Thanh Dân, Hà Nội. Cuối năm 1953, tác phẩm thứ nhì ra đời, là tập truyện ngắn Thùy Dương Trang, do Lạc Việt xuất bản tại Sài Gòn năm 1957.

Từ đó cho đến 30 Tháng Tư 1975, Văn Quang cộng tác thường xuyên với rất nhiều nhật báo, tuần báo, tạp chí tại Sài Gòn.

Văn Quang có hơn 28 tác phẩm được xuất bản. Các tác phẩm của ông hầu hết là truyện dài, trong số có những tác phẩm, gây được nhiều tiếng vang như: “Nét Môi Cuồng Vọng”, “Nguyệt Áo Đỏ”, “Người yêu Của Lính” Ông đã có bốn tác phẩm được chuyển thành phim: “Ngàn Năm Mây Bay”, “Chân Trời Tím”, “Đời  Chưa Trang Điểm”, “Tiếng Hát Học Trò”.

Sau 75, Ông trải qua 13 năm rưỡi đi tù cải tạo. Khi ra tù, Văn Quang trở về Sài Gòn, sau đó từ chối ra đi theo diện HO, quyết định tiếp tục ở lại Việt Nam, Nhà văn duy nhất cộng tác với rất nhiều báo chí Việt ngữ tại hải ngoại.

Trong bài chia tay với độc giả, với tâm tình thật cảm động: “Hơn 60 năm cầm bút, tôi không có gì đáng tự hào, bởi chỉ như người Lính khi ra trận, không biết mình đã bắn được bao nhiêu viên đạn! Tất cả chỉ vì ba lời thề “TỔ QUỐC – DANH DỰ- TRÁCH NHIỆM!”

Thương tiếc Nhà Văn thân thương vừa rời bỏ chúng ta, xin mời cùng thưởng thức một bài Tạp Ghi của Ông, như nén hương tưởng nhớ, để “nhắm mắt cho tôi tìm!” thấy… Ông!


Trái, Anh Văn Quang và chị Ngân tại căn chung cu Bàn Cờ. Phải, Thụy Vũ và cháu Khôi Thụy, bị tật từ trước 1975 khi mới 2 tuổi, tại nhà riêng ở Lộc Ninh. (Ảnh Trùng Dương, 2018)


No comments: