Có Một Người.
Câu chuyện tưởng chừng như một đoạn phim
hay, hoặc một đoạn văn hư cấu hấp dẫn của một nhà viết tiểu thuyết. Nhưng
không. Đây là một chuyện thật I00%. Cả nước Pháp, từ trí thức đến bình dân, đều
biết. Trong nước, ngoài nước - đều biết.
Có Một Người,
Bị tình phụ, vợ bỏ theo trai - theo một thằng nhóc tì 15 tuổi, học trò của mình
và tuổi đáng con mình - bỏ lại mái ấm gia đình hạnh phúc với ba con và một ông
chồng có địa vị, hiền lành đứng đắn, rất mực yêu vợ, thương con. Trước cảnh ngộ
đau lòng vợ bỏ ông ra đi theo tình nhân mới mà ông không một lời oán trách,
cũng không lên tiếng phàn nàn ồn ào, nói xấu vợ minh như thường tình thiên hạ
mà âm thầm, lặng lẽ chịu đựng, nhẫn nhục hy sinh cho vợ được hạnh phúc trọn vẹn
trong tình yêu mới. Sự nhẫn nhục phi thường nầy đã làm nên tên tuổi ông. Thói
thường, người ta hay có cái nhìn hướng ngoại, nhìn người khác mà phê phán,
nhưng ít ai quay lại nhìn chính mình để tìm hiểu khuyết điểm của minh. “Người nầy”
khác hẳn người khác, quay lại nhìn mình trước tiên, tìm xem minh có những khuyết
điểm gì? Có phải vì mãi lo sự nghiệp mà lơ là, thiếu sự âu yếm thương yêu, thiếu
sự chăm sóc chiều chuộng vợ để vợ mình phải đi tìm tình yêu mới. Nghĩ là lỗi tại
minh nên ông tự sửa làm một người chồng thật tốt, khắc phục mọi khuyết điểm, để
mong vợ trở về sống hạnh phúc với ba con. Nhưng vô vọng.
Alfred de Musset & George Sand
Những cuộc tình éo le, ngang trái nầy
không phải chỉ “CÓ MỘT NGƯỜI” mà dẫy đầy trong văn học Pháp cũng như Việt Nam.
Lấy một thí dụ điển hình: * Alfred de Musset: Đêm tháng năm( Nuit de Mai) - đêm
đau đớn nhứt đời ông vì nữ sĩ Amantine Aurore Lucile Dupin (tức George Sand) đã
từ giả ông sau những ngày tận hưởng hạnh phúc lãng mạn, yêu đương nồng cháy, tắm
nắng thi ca, lặn hụp trong biển tình ân ái. Trên đời có gì đau khổ hơn bị người
yêu cắm sừng trên đầu, rồi ôm cầm sang thuyền khác. Nhà thơ Alfred de Musset thể
chất vốn yếu đuối,“tiên thiên bất túc”, đau khổ rên rỉ khóc than như điên dại,
loạng choạng bước đi trong bóng đêm tháng năm (Nuit de Mai) - đêm của sự đau khổ
chia ly pha lẫn với nỗi buồn cô độc, của nước mắt khổ đau rơi xuống cõi lòng
tan nát và những ngày hạnh phúc yêu đương đã xa rồi và bị thay thế bằng sự trống
vắng cô đơn đang dày xéo tâm hồn.
Đang đau khổ cùng tột, bỗng có tiếng gọi
từ cõi xa xăm vọng lại như tiếng gọi thiêng liêng của người chị an ủi vỗ về, tiếng
thì thầm tình tự của người yêu chia sẻ: Hãy đứng dậy, gào thét lên tiếng kêu
tuyệt vọng! Đừng làm con đà điểu gục đầu rên rỉ khóc than. Không gì làm chúng
ta vĩ đại bằng sự đau khổ. “Rien ne nous si grands qu’une douleur” Đó là tiếng
gọi của nàng Muse ( Nàng thơ) đã giúp chàng thi sĩ đang ở trạng thái cùng cực của
sự đau khổ mà đứng dậy dựa vào đau khổ để biến nó thành những câu thơ bất hủ:
Les plus désespérés sont les chants les
plus beaux
J’en sais d’immortels qui sont de purs
sanglots
(Alfred de Musset)
Và ngày nay thơ không chỉ giúp cho nhà thơ vượt qua nỗi khổ đau khi bị tình phụ như Alfred de Musset hay dằng dặc buồn thương tiếc nuối như T.T Kh, yêu thầm trộm nhớ như Félix Arvers – mà thơ ngày nay từ 45-54 trở về sau): "Thơ là chiếc nạng vững chắc cho người già, là chỗ dựa cho người thất thế, từ đó đứng lên làm lại cuộc đời"(Nguyễn mộng Giác giới thiệu Tạp chí Khoa Hữu). Phùng Quán cũng lên tiếng
“ Có những phút ngã lòng, ta hãy vịn câu thơ mà đứng dậy”.
Và từ đó, những nhà thi sĩ, trong những
giây phút ngã lòng, hoặc khi bị thất thế, bị tù ngục, đều lấy câu thơ làm chiếc
nạng hay dựa vào câu thơ mà đứng dậy như Trần Dần, Hoàng Cầm, Nguyễn chí Thiện,
Phùng Cung, Phùng Quán v.v…
Hãy trở về “Có một Người” - dù trên đầu đã mọc lên cái sừng to tướng, dù trái
tim còn ri rỉ máu nhưng vẫn âm thầm. im lặng chịu đựng với sự nhẫn nhục phi thường.
Vết thương lòng hằn sâu tận xương tủy nhưng ông lấy sự nhẫn nhục làm phương
châm, nên sau khi ly dị bà Brigitte, ông rời Amiens và chọn cách sống ẩn dật tại
một vùng ngoại ô Paris và ít xuất hiện dù là những buổi tiệc gia đình với các
con (Web Hoa xương rồng).
(Tổng Thống Emmanuel Macron và vợ: Bà Brigitte Trogneux)
Ngày lễ đăng quang vị Tổng Thống đẹp
trai, tài năng, trẻ tuổi nhất nước Pháp với 21 phát súng thần công, với trên
500 quan khách tham dự gồm những nhân vật tâm tiếng như cựu Tổng Thống Francois
Hollande, Tổng Thống Nicolas Sarkozy và các nhà tai mắt đại diện cho tầng lớp
dân chúng Pháp. Tổng Thống E. Macron không muốn làm ồn ào tốn hao công quỷ mà
chỉ thực hiện các thủ tục thật giản dị tại điện Élysée. Dù vậy, cũng không thể
thiếu những cuộc duyệt binh trong khuôn viên điện Elysée, đội quân nhạc cử hành
bản “ La Marseillaise” hùng hồn vang dội một góc trời. Đây là ngày toàn dân
Pháp reo hò ăn mừng có vị Tổng Thống mới tài năng trẻ tuổi nhứt nước Pháp. Tổng
Thống E. Macron đọc một bài diễn văn ngắn gọn, đầy ấn tượng, chào mừng các quan
khách và dân chúng với chương trình ông sẽ làm cho dân nước Pháp.
Trong khi nhiều thành phố dân chúng tổ
chức reo mừng, lễ đăng quang rộn ràng lời chúc tụng, nhạc quốc ca hùng hồn vang
dội một góc trời thì “ CÓ MỘT NGƯỜI” buồn ủ rũ, viết một lá thơ “Thơ cuối ngày
gửi em Brigitte”. Bài thơ hay, lời lẽ cảm động, gây một ấn tượng sâu sắc, một
rung động cảm thương cho số phần người chồng cũ của bà Brigitte:
(Ông André-Louis-Auzière – một
banquier tại Amiens Pháp chồng cũ của bà Brigitte Trogneux)
Đây là lá thơ cuối ngày gửi
em Brigitte:
“Cả thế giới hồi hộp theo
dõi những gì đang diễn ra tại điện Elysée. Anh phải đóng cửa ngồi một mình
trong ngôi nhà ngoại vi thành phố. Vậy mà tiếng tivi vẫn cứ vang lên trong từng
căn phòng nhỏ. Người Pháp đang đón chào Macron - vị Tổng Thống trẻ trung nhất lịch
sử nước mình.
Chắc là em không còn tâm trí
nào để nghĩ đến anh
Cái tên André – Louis đã bị
xóa rất lâu rồi trong bộ nhớ
Nhưng anh không thể quên
Trogneux tóc vàng một thuở
Những thanh chocolate vùng
«Rua » đâu dịu ngọt bằng nàng
Anh nhớ lại những buổi chiều
anh phải lang thang
Chạy khắp mọi nẻo đường
Paris để tìm cho con hộp thuốc
Chỉ mười năm với ba đứa con
có được
Ba đứa con - minh chứng cho
tình yêu chúng ta - đẹp hơn cả thiên thần
Anh không ngờ chuyện bắt đầu
từ một ngày em đòi ly thân
Rồi em nhất quyết kêu anh ra
tòa bằng cái đơn ly dị
“Không thực sự hạnh phúc”-
em tự nhiên nói thế
Cuối cùng anh phải chiều em
thôi
Vì anh biết em đã tìm thấy một
phương trời
Cứ như Newton bất ngờ tìm ra
định luật quả táo rơi
Em ngỡ ngàng tìm ra một
chàng trai kém minh hai con giáp
Cũng chẳng có gì bất thường
(nhất là nước Pháp )
Song gia đình của chúng ta
thì lại giống bao gia đình kia tất thảy ở trên đời
Em đã có một mái nhà, một
mái ấm đó thôi
Dù ai đó cao siêu Là hoàng tử,
là nhà vua, hay Chúa Trời đi nữa
Em nên nhớ chữ Thủy Chung là
muôn đời muôn thuở
“Công chúa lấy thằng bán
than”, cũng theo nó lên rừng
Có thể em đang mơ một sự
nghiệp lẫy lừng
Tổng Thống với Đệ Nhất Phu
Nhân tâm đầu ý hợp
Hai mốt phát đại bác vang trời,
em choáng ngợp
Tiếng khóc trẻ thơ năm xưa mới
đúng nghĩa gia đình
Thật buồn trong giây phút nầy
chỉ anh nghĩ đến anh
Nhưng bỗng thấy ấm
lòng
Khi Sébastien, Laurence,
Tiphani vừa nhắn tin cho bố
“ Chúng con yêu bố ngàn lần,
Bố hãy tin điều này bố nhớ
Lát nữa, tan cuộc tại điện
Elysée, chúng con sẽ về nhà
Cuộc sống sẽ thực sự bắt đầu
với bốn bố con ta”
(André- Louis- Auzière)
Nhân vật chính trong khúc phim nầy là cặp
Emmanuel Macron và Brigitte Trogneux. Họ đã sánh bước vinh quang vào điện
Elysée, trước sự reo hò nồng nhiệt của dân chúng ủng hộ vị tân Tổng Thống trẻ
tuổi, tài năng của nền Cộng Hòa nước Pháp. Có một người đứng sau cuộc tình nầy
đang đau khổ cực kỳ nhưng lặng lẽ âm thầm chịu đựng, hy sinh với một sự nhẫn nhục
phi thường. "Có Một Người", Người ấy là ai?
Một gia đình hạnh phúc:
Tại Amiens - một thị trấn ở phía Bắc nước
Pháp - có một gia đình trí thức: Cha trước làm nghề kiểm toán nhà nước, người
con theo học ngành Ngân Hàng. Sau khi tốt nghiệp Đại Học, người con làm việc rất
giỏi trong ngành Ngân Hàng .Về sau trở thành một banquier: Chủ nhà băng tại
Amiens. Có địa vị xã hội, có tiền bạc, đời sống sung túc. Tháng sáu 1974 ( Juin
1074) Người nầy thành hôn với Brigitte - một cô giáo dạy văn và Latinh tại một
trường Trung học cơ sở. Brigitte con nhà khá giả, sản xuất bánh kẹo và
chocolate nổi tiếng. “Người ấy” hết sức thương yêu chiều chuộng vợ khiến cho
người xung quanh ngưỡng mộ. Brigitte rất hạnh phúc dưới một mái ấm gia đình, với
chồng có địa vị, giàu có, hiền lành, thương yêu vợ rất mực và ba đứa con ra đời
là một mối dây ràng buộc cặp vợ chồng thêm gắn bó. Lúc đó, Brigitte chỉ biết có
mái ấm gia đình sung túc, chồng thương yêu, con ngoan ngoãn . Niềm hạnh phúc mà
biết bao người khát khao thèm muốn.`
Người ấy là ai ? Xin xem tấm hình đám cưới
dưới đây:
Hình đám cưới “ NGƯỜI ẤY” với cô
giáo Brigitte Trogneux.( Người có mang vòng tròn đỏ trên đầu)
Nhưng,
Đời có lắm sự bất ngờ…
Brigitte là người thích văn chương và kịch
nghệ. Kéo dài lê thê nhịp sống đơn điệu, buồn chán, Brigitte bèn gợi ý với chồng
lập một câu lạc bộ nghiên cứu văn chương và kịch nghệ. Người chồng bao giờ cũng
tôn trọng ý của vợ và ủng hộ việc làm nầy. Bây giờ Brigitte thấy cuộc đời có ý
nghĩa hơn, việc làm đáp lại sở thích của mình.
Bất ngờ xuất hiện một chàng trai 15 tuổi
tại lớp học của cô giáo Brigitte. Chàng trai mà Laurence, con gái của Brigitte,
khen là một chàng trai tuyệt vời am hiểu tường tận mọi việc. Còn cô giáo
Brigitte choáng ngợp trước sự thông minh của Macron. Bà nói : Macron có lồi tư
duy mà tôi chưa từng thấy trước đây. Mọi ngày thứ sáu, chúng tôi dành nhiều thì
giờ để xây dựng các vở kịch. Nhưng chỉ là cái cớ để chúng tôi gần gũi nhau. Một
người bạn của Macron tiết lộ: “ Cô giáo bị quyến rũ bởi tài viết lách của cậu ấy”.
Con người kỳ lạ hành xử cũng rất lạ kỳ.
Con gái tuổi xuân hơ hớ không lấy mà lại lấy bà già đáng tuổi mẹ minh, lại là
người có chồng ba con. Cuộc tình đôi đũa lệch, được đánh giá là “vượt mọi định
kiến của gia đình và xã hội”.Cuộc tình trái cựa gà, tréo cẳng ngổng nầy lại là
cuộc tình của một con người phi thường, xuất chúng, thông minh tuyệt đỉnh. Cặp
Emmanuel Macron và Brigitte Trogneux sánh vai cùng nhau vinh quang bước vào điện
E1ysée trước sự reo hò nồng nhiệt của dân chúng chào mừng vị tân Tổng Thống tài
năng, trẻ tuổi nhứt của nền Cọng Hòa Pháp.
Trong khi 21 phát súng thần công nổ rền
trời, tiếng hoan hô dậy đất, đội quân nhạc cử hành bản quốc ca “ La
Marseillaise” hùng hồn, cuộc diễn hành trong khuôn viên điện Élyseé, đoàn vệ
binh hiên ngang rầm rập nhịp bước theo điệu kèn trống quân hành uy nghi hùng
dũng, thì “CÓ MỘT NGƯỜI” đứng đàng sau cuộc hôn nhân Emmanuell-Brigitte, ôm một
nỗi đau khổ nhìn cảnh vợ phản bộ, bỏ minh theo tình nhân mà nước mắt tuông rơi,
trái tim tan nát…Nhưng “Người ấy” không bao giờ tức tối, mắng chửi, làm ồn ào mất
mặt hay nói xấu vợ minh trước mặt người khác. Ông tập trung vào sự nuôi dưỡng
và giáo dục ba con. Sau đó, “Người ấy” là một người đàn ông đích thực. Ông
không bao giờ làm phiền cuộc sống của Brigitte. Sau khi ly hôn, ông lo cho con
cái ăn học và chuyển hết tài sản cho con, ông đến vùng ngoại ô Paris sống ẩn dật
và tránh gặp Brigitte, kể cả những buổi tiệc gia đình với các con.
Cuộc tình huyền thoại Macron Brigitte được
loan truyền khắp thế giới nhưng không nghe ai nhắc đến “ MỘT NGƯỜI” - mặc dầu
người ấy về tư cách, sự hy sinh, đức nhẫn nhục ít người sánh được, Thói đời là
thế. Phù thịnh chớ ai phù suy! Thiên hạ Đông Tây, Tư bản, Cộng Sản đều thế cả.
Con người đáng kính ấy qua đời tháng 12
năm 2019. Tang lễ ông được tổ chức trong vòng bí mật. Mãi đến ngày 7 tháng 10
2020, con gái ông Tipun Ozier mới thông báo tin cha minh đã qua đời. Trong một
tweet, cô viết:
“
Cha tôi đã qua đời. vào ngày 24/12/2019. Ông ấy đã được chôn cất trong sự bảo vệ
quyền riêng tư nghiêm ngặt nhất. Tôi rất ngưỡng mộ cha tôi. Ông nói rằng ông
không muốn làm phiền quá nhiều sau khi mình qua đời. Vì vậy, chúng tôi phải tôn
trọng ý muốn của ông.Theo tạp chí Tatler của Anh Quốc, trò chuyện với Paris
Match, một những đứa con gái của “Người ấy” và Brigitte nói: “ Tôi rất ngưỡng mộ
cha tôi là người không thích lề thói, luôn coi trọng sự ẩn danh hơn bất cứ thứ
gì. Ông phải được tôn trọng”. Ý tưởng nầy rất phù hợp với sự xa rời mọi người
và chuyển sang Paris vùng ngoại ô sống ẩn dật cho đến khi qua đời.
Người nầy không bao giờ khuấy động
chuyên phản bội của vợ. Ông chọn cách xa rời thế giới theo cách riêng tư của
minh là sống ẩn dật với lòng vị tha và sự nhẫn nhục phi thường.
Đánh giá một con người, không phải chỉ sự
thành công nổi tiếng mà còn tư cách, sự nhẫn nhục, lòng hy sinh cao cả, âm thầm
chịu đựng, lấy sự nhẫn nhục làm phương châm, lòng vị tha làm tình thương, suốt
đời không thay đổi. Con người đó không đáng cho đời ngưỡng mộ hay sao? Cũng như
người chiến sĩ cả hai miền Nam Bắc ngoài mặt trận bắn giết nhau thành công thì
ai hưởng? Người lính được hưởng gi? Người lính chỉ biết hy sinh ngoài mặt trận,
ở hậu phương vợ con đói rách, cơm chan nước mắt hay bị bắt làm con tin, để chồng
minh đi xẻ dọc Trường Sơn, đánh cho đến người Việt Nam cuối cùng.
Tuy nhiên còn có một người đời sau nhắc
đến và vinh danh họ là thi sĩ Đằng Phương ( tức Giáo sư Nguyễn ngọc Huy): Họ là
những chiến sĩ xông pha dưới làn tên mũi đạn: Tuy công nghiệp không ghi trong sử
sách Tuy bảng vàng bia đá chẳng đề tên Tuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên
Không ai đến khấn nguyền dân lễ vật Nhưng máu của họ đã len vào mạch đất Thịt
cùng xương trộn lẫn với non sông Và anh hồn chung với tấm tinh trung Đã hòa hợp
làm linh hồn giống Việt. Đằng Phương
“ NGƯỜI ẤY” suy nghĩ cho sâu xa, quả là
con người đáng cho đời tôn vinh và ngưỡng mộ như một người chiến sĩ ngoài mặt
trận, như cái Dũng của một người anh hùng trước nghịch cảnh.
“ NGƯỜI ẤY” là người có vòng tròn đỏ
trên đầu ngày cưới vợ là cô giáo Brigitte Trogneux. Và người ấy chính là André-
Louis- Auzière.
“ NGƯỜI ẤY” chính là người bị vợ phản bội
mà không một lời oán trách, không làm phiền vợ , luôn luôn một lòng vị tha, bao
dung để vợ được sống trọn với tình yêu mới. Trên đời rất ít người vượt qua cảnh
ngộ đau lòng nầy, để hành xử được như ông André.
Câu chuyện tình ly kỳ nầy được kết thúc
nơi đây. Cặp Macron-Brigitte vinh quang sánh bước vào điện E1ysée - còn ông
André chôn chặt nỗi hận lòng dưới ba tấc đất và hành xử với lòng vi tha hiếm
có, chọn cách sống ẩn dật ở ngoại thành Paris cho đến khi qua đời. Còn Brigitte
khi trở thành Đệ Nhất Phu Nhân thì không còn nhớ gì đến chuyện quá khứ.
Người đời mặc tình phê phán và chọn lựa.
Nhưng đừng quên, khi đứng bên ngoài để phê phán thì dễ dàng hơn khi chính bản
thân mình đối diện với nghịch cảnh./.
Những ngày bệnh tật cuối thu năm
2022.
Lê Quốc
Ghi chú:
Tạm thời xin hiểu bức thơ cuối ngày gửi
em Brigitte là của ông André -Louis- Auzière trước khi có nhận xét của nhà biên
khảo nổi tiếng và uy tín là Ông Trần Việt Long (Cao học 8, Học Viện QGHC). Sự
nhận xét của nhà biên khảo xuất sắc nầy, người viết rất đồng ý nhứt là không có
bản tiếng Pháp mà chính người viết đã khổ công đi tìm bản tiếng Pháp nhưng
không hề có trên các diễn đàn tiếng Pháp và Việt. Như vậy, ông André không viết
được tiếng Việt và cũng không thể nhờ người dịch ra tiếng Việt nếu không có bảng
tiếng Pháp.
No comments:
Post a Comment