TỪ MỘT LẦN DỰ TẤT NIÊN –
TháiLan -1689 chữ
Một thuở vàng
son- ghi nhớ
muôn đời- là thời đến Giảng Đường, phải không thưa quý vị?
Tiểu học thì "Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc...." * 1/-
Trung học thì phải miệt mài sách vở kéo bỏ Cơm Cha – Áo Mẹ - Công Thầy...
Những ngày
đến
Giảng đường, hồi hộp, lo âu,
hãnh diện
. . . Mình lớn thật rồi sao? Học Đại. . . ! Ớn quá đi thôi. . . !
Có những buổi học liên lớp hoặc nhiều khóa khác nhau, về môn Tâm lý học do các giáo sư từ Sài gòn ra hướng dẫn, tim không khỏi đập loạn xạ khi vô phòng tìm hàng ghế có bạn cùng lớp. . . Nhớ lại thời Trung học, những lúc trời mưa học sinh không được đứng ngoài sân vào giờ ra chơi mà tất cả phải quanh quẩn trong sân có mái che, cũng cùng cảm giác "bất an", vì "họ"đông quá! . . .
Từ đây phải quen dần thôi...
Và rồi, cuộc sống ở cư xá, những lần các xơ (soeurs) tổ chức hội chợ, rất đông phụ huynh cùng
các sinh viên cư xá bạn, sinh viên khắp các khoa đến tham dự, có những "người ấy"- đã gởi thư, hoặc nhờ"chim xanh" cùng phòng trao lại, hoặc làm Sơn Tinh Thùy Tinh đem quà đến nhờ xơ trao dùm. . .
Những lần đi đấu Cầu Lông liên cư xá, tôi có đến giang sơn Nam Giao,
Xavier. . . có bóng ai trên lầu dõi theo từng lần giao bóng. . .
Cuối năm thường có nhiều sinh hoạt văn nghệ ở các phân khoa: đêm Luật, đêm Y, đêm Sư Phạm...
Có
lần
cư xá chúng tôi được mời đến dự tất niên ở cư xá Huỳnh Thúc Kháng.
Cư xá ở 127 Huỳnh Thúc
Kháng, mặt sau nằm
trên đường Phan Bội Châu, góc trái của cầu Gia Hội, - nếu đi từ chợ Đông Ba, đường Trần Hưng Đạo,
Huế, - đây là nơi thường trú trong năm học của các anh/ các bạn sinh viên từ Quảng Nam Đà Nẵng ra Huế học. Sau này tôi biết thêm rằng cơ sở này là tòa soạn Báo Tiếng Dân
của cụ Huỳnh Thúc Kháng ngày xưa nên còn nguyên nét rêu phong, cổ kính bên
ngoài. Các anh được tiếng là ăn nói vô cùng lưu loát- vì phần đất miền Trung này sản sinh ra bao nhiêu văn thi sĩ, nhạc sĩ tài hoa. . . thật quả không sai!
Năm ấy nhóm chúng tôi gồm năm người- chị Chủ
tịch, chị Phó, và ba người trưởng các ban, đại diện các nữ sinh viên đến dự.
Các
anh thật
khéo tay trang trí phòng
họp
rất dễ thương, đơn sơ vài cành đào cắt rất khéo , trang trí vài tấm thiệp Xuân, giăng lồng đèn màu đỏ vàng cùng giấy hoa các màu thật đẹp mắt. Chương trình mừng Tất niên thật đậm đà "hồn Việt". Ban Tiếp tân đón chào khách rất nồng nhiệt, cởi mở.
Dần dà các Thầy Cô
cùng đại
diện các khoa, cư xá nam nữ đến đông đủ. Anh Chủ tịch với bài diễn văn súc tích trình bày đôi điều về sự hình thành của cư xá, tri ân các Thầy Cô, các vị ân nhân, và nhắc nhở quý sinh viên nên chăm lo sách đèn.
Thầy /Cô phát biểu những tình cảm dành cho sinh viên đầy nhiệt huyết và quyết tâm trong học tập để góp phần xây
dựng
Đất Nước.
Chủ tịch các cư xá cũng lần lượt lên cám ơn Thầy Cô, ban Tổ chức và
chúc Tết
mọi người.
Mục văn nghệ tiếp theo không kém phần hấp dẫn với nhiều màn biểu diễn đa dạng của các nghệ sĩ khắp các khoa-
Các vị chủ nhà
thật đa tài: làm thơ, ngâm thơ, và bao nhiêu là ca nhạc sĩ...
Anh Chủ tịch cư xá Nam Giao lên ngâm
bài thơ Đừng tưởng của thi sĩ Bùi Giáng
Có vài đoạn sâu sắc như sau:
Đừng tưởng giàu hết cô đơn.
Cao sang hết ốm, tham gian hết nghèo.
...
Đừng tưởng cứ nghèo là hèn,
Cứ sang là trọng, cứ tiền là xong.
Đừng tưởng quan chức là rồng,
Đừng tưởng dân chúng là không biết gì.
Một anh ở cư xá Xavier cùng một chị
ở cư xá Mai Khôi lên hát bài dân ca Tuy Cực Mà Vui
" Xuống ghe cùng đi cùng đi thẻ
mực
Thẻ mực tuy cực mà vui ...........
"
thật
dễ thương
Và
ba chị của cư xá chúng tôi khiến cử tọa cảm động với bài Hội Trùng
Dương thật ấn tượng của nhạc sĩ Phạm Duy
...." Trời rằng, trời hành cơn lụt mỗi năm à ơi, khiến đau
thương thấm tràn, ngập Thuận An để lan biển khơi, ơi hò ơi hò....."
Và còn nhiều tiết mục thật xuất sắc, tài tình, có
cả mục Sớ Táo Quân thật hài hước, sâu
sắc! Sao các đấng nam nhi tài giỏi ghê
rứa!
Các bạn nữ chỉ dám phụ trách vài mục đơn ca hoặc hợp ca. . .
Phần thức ăn nhẹ có mứt bánh
và không thể thiếu món Pâtés chauds của các vị ở cư xá
Xavier, ngay sát tiệm Charbanron mà "dân" Jeanne
d'Arc (và cả cư xá nữ sinh viên Mai Khôi) không thể nào
làm lơ mỗi khi đi học
về, nhất là mùa Thu Đông, từng chiếc bánh dòn tan thơm phức nóng hổi .
. . (nhưng mà ghé mua cũng ngại gặp "người" quá sức !)
Các bạn liên
hồi có cơ hội ghẹo nhỏ Chúc Lang với chủ nhân
cái "band aid" **3/- Đây là lần đầu tiên nhỏ "được" đến tham quan "nhà" của "họ" (nhưng lúc đó hắn cũng chưa
chắc người ấy có phải là do ông Tơ bà Nguyệt sắp xếp cho nhỏ không . . . )
Cư xá của các
anh không rộng như ngôi nhà các xơ của chúng tôi (vì
chỗ của sinh viên nữ chúng tôi cũng là trường Trung học nên có đến hai dãy lầu cho chúng
tôi trọ) nhưng tấm chân tình của các
anh thật rộng mở, để lại cho quan khách
những kỷ niệm khó phai . . .
Sau này, "người band aid" có cơ hội "khoe" với tôi: "Người dân miệt này"
rất thật thà chất phác, hiếu khách.
. .
Chỉ có
Trời mới biết ạ!
Buổi Liên hoan kết thúc
trong tình thân ái các cư xá.
Chủ nhà cùng khách chia tay nhau
trong niềm luyến tiếc với bài "LY RƯỢU MỪNG " của nhạc sĩ
Phạm Đình Chương, bài hát không thể thiếu để mừng Mùa Xuân đến với Đất Trời,
bao nhiêu hy vọng về một ngày mai Tươi Sáng cho Đất Nước:
Nhấc cao ly này
Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do
Nước non thanh bình
Muôn người hạnh phúc chan hoà
Rồi đây
chúng tôi sẽ còn gặp lại tất cả cử tọa hôm nay, vì sẽ còn
đi dự Tất niên ở các cư xá trong chuỗi liên
cư xá nam nữ của Cố Đô ngày ấy.
Hôm ấy người "Band aid" đã đưa chúng tôi về. Đi ngang cầu Trường Tiền để trở
về bên kia sông Hương, gió mùa Đông giá
buốt làm chúng tôi co ro, nhưng trong lòng không thấy giá
băng. . .
Bây giờ, mỗi lần nhớ về kỷ niệm cùa
những ngày xa xưa ấy, cũng không khỏi nghe một niềm vui nho nhỏ len lỏi vào
hồn. . .
+++++
Quý vị ơi
Cho dù
-
"En không en tét đèn đi ngủ, đổ chó en. Con chó lớn kén con chó nhỏ nhen
reng, kêu cái ẻng”
-
Ra ngoài cươi lấy cái chủi vô xuột cái dà
(
Ra ngoài sân lấy cái chổi vô quét cái nhà )
-Con zước Cậu Mợ (Ba
Mẹ) xơi cơm ạ
-Thằng Hai ra ngoải coi nó dìa chưa " ( ra ngoài đó xem nó về chưa)
-
Hơm goa goa nói goa
goa mà goa hổng goa, hơm nai goa hổng nói goa goa mà goa goa
(hôm
qua tôi nói nói tôi qua mà tôi không qua, hôm nay tôi không nói tôi qua mà tôi
qua)
Mọi miền đều có cái hay, cái dễ thương riêng biệt...
Đất Mẹ có Vua Chúa, nhiều vị anh hùng cũng như những văn thi sĩ tài ba lỗi lạc xuất thân từ ba miền nổi tiếng
khắp năm châu, bài này xin mạn phép kể ra đây những vị của riêng đất Quảng:
- Người "xứ
Quảng" cũng đã làm rạng danh đất tổ của mình..
“Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say.”
Với danh sách không ngắn:
--Lãnh tụ Phong trào Cần Vương: Trần Văn Dư, Phó bảng Nguyễn Duy Hiệu & Phong trào Duy Tân: Phan Châu Trinh,
Huỳnh
Thúc Kháng, Trần Quý Cáp-
Nhà chí sĩ Phan Thanh,Nguyễn Tiểu La,Võ Quảng..
--Nhà thơ, nhà
văn: Bùi Giáng, Nguyên Ngọc,Thu Bồn,Nguyễn Văn
Bổng,Nguyễn Nhật Ánh, Phan An...
--Nhạc sĩ: La Hối, Lê Trọng Nguyễn,Phan Huỳnh
Điểu, Vương Gia Khương, Trầm Tử Thiêng, Thuận Yến, Trần Quế Sơn, Từ Huy, Trần Quảng
Nam...
Và có ai trong chúng
ta- bất
luận tuổi nào... mà không biết đến những câu ... rụng rời ?
"Mười năm không gặp tưởng tình đã cũ
Mây
bay bao năm tưởng mình đã quên
.....................
Như
anh hôm nay thấy lòng tiếc nhớ
Mười năm không gặp
Mười Năm Nhớ Thương! *3/-
Thật hãnh diện thay, các anh của cư xá mang tên cụ Huỳnh -
(Nổi tiếng với tài năng, đức độ và lòng yêu nước, người dân Việt Nam thường nhắc
đến ông với một tên gọi gần gũi: Cụ
Huỳnh: theo Wikipedia)
Thấy người sang bắt quàng...
Có bạn người xứ Quảng cũng hãnh diện lắm, phải không quý vị...
=========
Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau
Tóc xanh dù có phai màu
Thì cây xanh vẫn cùng nhau hẹn rằng
Xin chào nhau giữa lúc này
....
Bên bờ nước có bóng ta bên người (Chào Nguyên Xuân-Bùi
Giáng )
++++++++++++
Những ngày Xuân buồn nhớ Quê Hương, Tết Nhâm Dần 2022- ThL
=========================
GHI CHÚ
*1/-Tôi đi học - Thanh Tịnh
*2/-Mời xem tùy bút "Món nợ..cái Band aid"- của ThLan
*3/- Mười Năm Tình Cũ- Trần Quảng Nam (Tên tác giả cũng đã...rất ấn tượng rồi ạ)
No comments:
Post a Comment