Thursday, July 16, 2020

NHỮNG CÂU CHUYỆN THẬT NGẮN- THẬT BUỒN (ST)



TRUYỆN THẬT NGẮN-THẬT BUỒN (ST)

Bà giữ cháu

Bà ở nhà giữ cháu khi con dâu bận việc. Thằng cháu bò chơi trợt tay nên mặt úp xuống nền gạch, môi sưng đỏ. Có thể nhưng bà nghe con dâu cứ nhắc mãi chuyện thằng cháu bị té rồi mách lại con trai bà trong khi bà giữ cháu với bao yêu thương .không tên gọi chỉ có được từ tấm lòng quí trọng, tưng tiu.
Sau góc bếp, qua chén cơm nuốt vội, bà nhìn màu vàng của quả bí ngọt bùi chân chất, lòng ngậm ngùi. Cái thời mà bà làm dâu đã qua lâu lắm rồi sao nước mắt của bà vẫn còn đau lòng thương tiếc??

Cái nồi đất

Hôm sắp sếp lại căn bếp, thấy cái nồi đầy đen đủi.. nó định vứt đi thi bà ngăn lại :"Cứ để đấy, có lúc lại cần đến, cháu ạ "Nó bẩn thể này mà bà còn tiếc! " Nói xong, nó đem vứt cái nồi ngoài bụi duối sau hè.
Chiều nay ăn cơm với cá bống kho tộ. Nó khen ngon. Bà bưng nồi cá gấp thêm ra đĩa :"Cháu ăn thêm đi,cá bống phải kho bằng nồi đất mới ngon!"
Nó nhìn cái nồi đất đen đũi, thấy quen quen. Ăn xong nó ra bụi duối tìm nhưng không thấy cái nồi đất đâu nữa...

Cây bàng

Đêm mùa đông se lạnh, cây bàng giữa sân trường bồi hồi nhận ra đã nhiều ngày không thấy thằng bé ngoan hiền vẫn thường ngồi học dưới gốc cây.
Nhớ lại những gì diễn ra hôm trước khi thằng bé bị nhóm bạn vây quanh bắt nạt, dồn ép dưới chân mình, cây bàng bứt rứt. Một chiếc lá heo héo lìa cành. Chao liệng trong không trung.
Rồi thằng bé trở lại, ngồi dưới cây một lần cuối trước khi nghỉ học. Cây bàng thả những chiếc lá mềm mại xoa dịu vuốt ve.
Qua hôm sau, chẳng hiểu sao trên khắp tán cây, lá bỗng rực một màu đỏ ối.

Chiếc bánh

Thằng bé vừa đi vừa nhắm nháp chiếc bánh. Do bất cẩn ,nó làm rơi chiếc bánh xuống đất. Nó toan nhặt lên.. Mẹ nó ngăn lại:
- Thôi nào! Bánh dính đất rồi, dơ lắm! Ăn vào sinh bệnh đấy!
Đoạn hai mẹ con vào tiệm mua chiếc bánh khác.
Họ vừa quay mặt đi, bên kia đường có một bà lão tiến nhanh về phía chiếc bánh . Sau đó bà dừng lại nhin quanh. Không ai để ý. Nhanh như cắt , bà lượm chiếc bánh lên rồi nhay ngấu nghiến. Bà vừa nhai vừa giấu đi hai hàng nước mắt.

Trang viết & Cuộc đời.

Trong những tác phẩm của chị, gia đình có sự mất mát chia lìa thì nhân vật “người chồng” luôn… bị chết trước vợ.
Anh giận, cho rằng chị ám chỉ mình. Chị bảo: “Nếu trang viết là cuộc đời thì em chỉ muốn anh không phải chịu nỗi buồn của người còn lại.”
Vậy mà chị ra đi trước anh.. Trơ trọi một mình, anh mới thấm thía nỗi chống chếnh, quạnh hiu của một tâm hồn lẻ bạn.

Ánh sáng nơi trái tim mẹ

Hoàng hôn nơi phố phường chợt le lói, nhắc con nhớ lại những ngày thơ ấu. Thời gian này chị em con lại dắt dìu nhau ra đầu làng ngóng mẹ. Chị tha em như mèo tha chuột. Ai nhìn cũng thương. Mẹ thường nhắc chuyện ngày xưa, mắt bao giờ cũng ngân ngẩn lệ:
- Đời mẹ nghèo, các con gắng học!
Hành trang theo con vào đời chỉ có những ngày thơ ấy, với hoàng hôn và bóng tối. Nhưng con biết, có một thứ ánh sáng nơi trái tim mẹ vẫn luôn dõi theo từng bước con đi.

Ngày không nhiều nắng

Ba đi làm về mồ hôi ướt đẫm vai áo. Má tất bật nấu bữa cơm trưa lấm lem tro bếp.
Tôi buông sách đứng dậy lấy cho Ba ly nước, và quay xuống bếp định phụ cho Má nấu cơm trưa, thì bị cả hai nhắc "Con lên học bài đi, ngày mai thi rồi, ôn thêm được chữ nào thì ôn con ạ, mười hai năm đèn sách, ráng nghen cưng."
Giờ đây tôi đang làm ở một công ty lớn nhưng mỗi lần đến ngày thi Đại học là mọi kỷ niệm xưa lại ùa về, lại rơm rớm nước mắt. Nhà tôi giờ chỉ còn tôi và má, ba đã mất sau một tai nạn bất ngờ khi tôi còn là sinh viên năm nhất.
Những ước mơ của ba mẹ, con đã thực hiện được..
Ước mơ của con sao Ba không ở lại mà nhận Ba ơi ?

Thôi

Quê mình hễ mùa mưa lại ngập. Hồi ấy, con chập chững vào lớp Một, ngày ngày vượt hai cây số đến trường. Có bữa, mưa giăng đầy trời, nước ngập đến gối. Con nhìn ra, rơm rớm. Mẹ bảo:
-Thôi, hôm nay để mẹ cõng.
Mẹ cắp chiếc nón lá, cõng con trên lưng vượt qua dòng nước.
Con đậu Đại học, ra trường lấy được cô vợ giàu, thành đạt. Cuối tuần, con đưa mẹ đến siêu thị.
-Thôi, đường ngược chiều rồi. Mẹ chịu khó tự vào. Tiền nè. Tôi có việc phải đi!

Bánh tráng

Năm nào gần đến Tết mẹ tôi cũng ngâm ít giạ gạo để xay bột đem nhờ bà Sáu tráng bánh. Bánh dày có mè là bánh nướng, bánh có pha đường là bánh ngọt và bánh có dằn một ít muối tráng mỏng là bánh tráng nhúng nước.Tôi rất thích ăn bánh tráng nhúng nước cuốn chuối khô.
Biết chuyện, con gái tôi đi mua bánh tráng Trảng Bàng và chuối khô Mỏ Cày. Đúng là hàng Việt Nam chất lượng cao nhưng sao tôi ăn không thấy ngon. Có lẽ vì thiếu bàn tay của mẹ tôi?

Quà Tết

Một bà già vào shop, hỏi cô nhân viên bán hàng:
- Tôi muốn có một món quà tặng cho con trai tôi nhân ngày Tết!
- Thưa, anh ấy như thế nào ạ để cháu tư vấn cho bà?
- Con trai tôi cao 1,8m, đẹp trai, khỏe mạnh, độc thân .Hơn nữa là thứ gì nó cũng có rồi, nên tôi chẳng biết mua tặng nó thứ gì nữa!.
- Vậy bác có thể tặng anh ấy.... số điện thoại của cháu được không ạ!.

Ba ơi!

Ba tôi gốc nông dân, nhưng không làm ruộng mà làm thợ, thợ hớt tóc.. Lúc đầu còn là dượng giáo, ba tôi ăn mặc rất đẹp. Dần về sau, dượng giáo phải nuôi 9 đứa con nên ốm o, nhưng vẫn chỉnh tề.
Sau tiếp quản, gia đình tôi về quê. Ba tôi xuống thấy rõ.. Ông trở lại gốc nông dân làm ruộng, chài cá, rập cua, hớt tóc dạo.. Tôi quen nhìn ba tôi ướt dầm trở về sau một ngày làm việc cực nhọc, thèm một ly cà phê nóng bóc hơi. Nhiều người nhạo báng ba tôi nghèo mà chảnh, dám nuôi con ăn học. Ba tôi chỉ cười buồn.
Bây giờ lớn lên làm cha mẹ, tôi càng thắm thía nụ cười đó biết bao.
Ôi !Ba ơi!....

Con đánh vỡ đời mình

Con đánh vỡ chén cơm, mẹ nhẹ nhàng :" Lần sau cẩn thận nghe con! ".
Con đánh vỡ chiếc đĩa kỷ niệm đại học của mẹ, mẹ ôn tồn :" Khéo đứt tay đó con, tránh mẹ dọn cho! ".
Con đánh vỡ chiếc bình pha lê ba tặng mẹ ngày cưới, mẹ buồn buồn :" Con cẩn thận chứ con! ".
Cô giáo gọi điện về nhà, báo với mẹ, con bị phát hiện nhiều lần ăn cắp tiền của bạn. Đánh con mẹ khóc :"Con đánh vỡ đời mình mất, con ơi!..... "

Đọc báo

Nhớ ngày xưa, cứ mỗi sáng sớm cả phòng lại hùn tiền nhau mua một tờ báo. Sinh viên năm cuối, mua báo không phải để đọc tin tức như người ta, cả bọn chỉ giành giật nhau ngồi chăm chú nghiên cứu từng thông báo tuyển dụng trên trang quảng cáo. Mấy trang quảng cáo, anh em nâng niu như chính sinh mạng của mình.
Bây giờ công việc ổn định, mua một tờ báo như thói quen để đọc tin tức mỗi ngày, mấy trang quảng cáo vội vàng vứt đi. Chợt cô bé giúp việc ở quán cơm chay lại xin mấy tờ quảng cáo " Dạ, cháu đang tìm việc... "Chợt nhớ quây quất những ngày xưa....

Quan tâm!

Cuộc sống hằng ngày quá đổi xô bồ. Công việc quá bề bộn, chị không đủ thời gian quan tâm đến anh. Hôm nay, chị kết thúc bận rộn sớm. Định la cà bạn bè một chút. Chợt hình ảnh anh đọng lại. Chị nhớ hôm chị ốm, anh tẩm bổ chị bằng nồi cháo tán thật nhuyễn.. Không ngủ cả trưa, anh dỗ dành, chị mệt không ăn, phí cả nồi cháo. Nghĩ thật thương anh, chị phóng nhanh về nhà. Bữa cơm chiều đã dọn. Anh ngồi chờ chị, hai người ngồi bên nhau quay quần ấm áp.

Cảm Xúc

Đêm nghe bạn đặt hoa tặng vợ, anh nghĩ đến em trằn trọc ngủ không được. Biết tính em tần tiện, anh ngại mua hoa làm quà. Bạn nói:" Quà tặng mang ý nghĩa tình thần hơn thực dụng. Càng đặc biệt hơn khi món quà tạo được sự bất ngờ, thoả mãn ước mơ thầm kín của người nhận ".
Sáng dậy, anh vẫn còn nhớ nụ cười của em khi nhận hoa anh tặng trong mơ.... Và.... thật kỳ lạ!. Nụ cười của em trong mơ lại cho anh cảm xúc sung sướng rất thật.

Một trái tim.!

Vẻ mặt nó buồn khi kể tôi nghe :
- Hồi mình còn đủ bố mẹ, nhà nghèo nhưng vui và hạnh phúc lắm. Bố mình dành dụm mua được giàn karaoke, tối nào hai người cũng hát và thích nhất là bài gì có câu một túp lều tranh và hai trái tim vàng ?..Một thời gian sau mẹ mình bỏ đi theo người khác mình bố cô đơn cảnh gà trống nuôi con. Giờ mình mới được bố quá câu hỏi ngu ngơ của mình ngày ấy..
- Một túp lều tranh làm sao có khóa chắc chắn để giữ được hai trái tim làm bằng vàng mà không bị mất trộm hở bố?
Bố mình tránh né trong câu trả lời chưa chát:
- Ừ, trái tim bằng vàng, nhưng chỉ là tim giả, còn khi sống người ta chỉ cần một trái tim thật là đủ rồi con ạ....!

Trả biếu

Nó thì đậu vào học một trường đại học ở thành phố. Hằng tháng, mẹ nó góp những đồng tiền lẻ từ việc bán rau, bán bí, đổi thành tiền chẵn gửi cho nó ăn học. Tốt nghiệp loại giỏi, nó được làm việc cho công ty liên doanh ở thành phố, lương tính bằng đô la. Hằng ngày, thấy nó bỏ những đồng tiền lẻ vào trong cái hộp để trong phòng trọ, tôi hỏi :"Để làm gì vậy? ".Nó trả lời :" Gửi về quê cho mẹ ăn trầu ". Nó đâu có biết, để góp đủ tiền cho nó ăn học, mẹ nó đã bỏ trầu lâu lắm rồi.

Vô danh

No comments: