Thursday, July 16, 2020

HOA KỲ BÁC BỎ HẤU HẾT NHỮNG TUYÊN BỐ VỀ CHỦ QUYỀN CUÀ TC Ở BIỂN ĐÔNG (BUÌ PHẠM THÀNH - chuyển ngữ)

Hoa Kỳ Bác Bỏ Hầu Hết Những Tuyên Bố Về Chủ Quyền Của Tàu Cộng ở Biển Đông

 

Hôm qua, thứ Hai ngày 13 tháng 7 năm 2020, Hoa Kỳ đã chính thức lên tiếng về tình hình ở Biển Đông. Trong một bản tuyên bố dài, Bộ trưởng Ngoại Giao Pompeo đã đưa ra những lời tuyên bố rất mạnh mẽ để bác bỏ hầu hết các lời tuyên bố về chủ quyền của Tàu cộng ở Biển Đông. Điều đáng chú ý là Hoa Kỳ viện dẫn quyết định của Toà trọng tài Quốc tế đã đứng về phía Phi Luật Tân và xử rằng lời tuyên bố về chủ quyền ở Biển Đông, và chiếm đoạt đảo của Phi là bất hợp pháp, nhưng Tàu cộng không những vẫn xem thường mà còn gọi quyết định này là một mảnh rác (piece of trash). Trước kia Hoa Kỳ và cả thế giới vẫn giữ im lặng về tình trạng ở Biển Đông. Thế nhưng đại dịch Vũ Hán đã đánh thức thế giới, nhất là Hoa Kỳ để nhìn rõ chiến lược xâm lăng của Tàu cộng trên thế giới, rõ ràng nhất là ở Biển Đông.

Đặc San Lâm Viên mời quý vị đọc "Hoa Kỳ Bác Bỏ Hầu Hết Những Tuyên Bố Về Chủ Quyền Của Tàu Cộng ở Biển Đông" được phiên dịch bởi Bùi Phạm Thành từ bài báo của CNN đăng tải ngày hôm qua, thứ hai ngày 13 tháng 7 năm 2020, đã được hầu hết báo chí thế giới trích đăng trên trang đầu cũng như các đài truyền hình loan báo trong bản tin buổi tối. Đây là một sự kiện nóng bỏng và Tàu cộng chắc chắn sẽ đưa ra những lời "võ mồm" để đáp lại, và chúng ta chờ xem ngọn lửa ở Biển Đông sẽ bùng cháy như thế nào và châu Âu sẽ có thái độ gì về việc này.

 


Theo tin của CNN - Hôm thứ hai, ngày 13 tháng 7 năm 2020, Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo đã đưa ra một lời tuyên bố chính thức không chấp nhận "hầu hết" các lời tuyên bố chủ quyền của Tàu cộng ở Biển Đông (còn gọi là South China Sea), đây là hành động leo thang mới nhất về căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ đã mô tả hành động này là để "tăng cường chính sách của Hoa Kỳ", và khẳng định rằng "những lời tuyên bố về chủ quyền của của Bắc Kinh về các nguồn tài nguyên ngoài khơi trên hầu hết Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp, cũng như những chiến dịch bắt nạt để kiểm soát và cấm đoán các quốc gia trong vùng".

Trong một bản tuyên bố dài, ông Pompeo đã cho biết "Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế hàng hải của họ. Mỹ sẽ đứng chung với các đồng minh và đối tác Đông Nam Á trong việc bảo vệ chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên ở ngoài khơi, phù hợp với các quyền và nghĩa vụ của họ theo luật pháp quốc tế ."

Ông Gregory Poling, một thành viên cao cấp của Đông Nam Á và là giám đốc của Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế đã nhận định rằng "đây là một hành động rất quan trọng."

Ông Poling giải thích: "Điều căn bản trong lời tuyên bố của Hoa Kỳ là họ sẽ giữ thái độ trung lập trước những câu hỏi ai sở hữu những hòn đảo hay hòn đá nào ở Biển Đông, nhưng Hoa Kỳ sẽ không giữ im lặng trước những tuyên bố bất hợp pháp của Trung Quốc đối với vùng biển này", Poling giải thích thêm rằng trong quá khứ, Hoa Kỳ đã "giữ im lặng" về vấn đề này.

Ông Poling nói với CNN rằng "rất nhiều việc lệ thuộc vào cách thức hành động", Hoa Kỳ đã tiếp tục hành động sau thông báo hôm thứ Hai, nhưng gọi đó là "một đòn mạnh về phương diện ngoại giao".

"Nó cho phép Hoa Kỳ nói lên một cách rất rõ ràng rằng các hoạt động của Tàu cộng ở Biển Đông là bất hợp pháp, không những đã gây bất ổn hoặc không có ích, mà còn là bất hợp pháp", ông nói. "Điều đó đã giúp các đối tác như Việt Nam và Philippines trong việc tranh chấp chủ quyền với Tàu cộng, và nó sẽ gây áp lực lên các quốc gia khác - thí dụ như châu Âu - để họ có can đảm bước ra khỏi cửa để tự tuyên bố một vài điều gì đó về tình trạng của Biển Đông."


Đồng Ý Với Liên Hiệp Quốc

Ông Pompeo cho biết hôm thứ Hai rằng Hoa Kỳ đã xác định vị trí của mình là đồng ý với quyết định năm 2016 của một phiên tòa của Liên Hiệp Quốc đã đứng về phía Philippines chống lại lời tuyên bố chủ quyền của Tàu cộng, khi họ nói rằng họ có chứng cớ lịch sử và kinh tế đối với phần lớn của Biển Đông. Sự đồng nhất trong quyết định "bác bỏ các yêu sách hàng hải (của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - Tàu cộng) vì không đúng với căn bản của luật pháp quốc tế", ông Pompeo nói thêm, "Như Hoa Kỳ đã tuyên bố trước đây, và đã được quy định rõ ràng trong Công ước, Quyết định của Toà Trọng tài là cuối quyết định cuối cùng và có tính cách ràng buộc về mặt pháp lý đối với cả hai bên."

Trong bản tuyên bố, ông Pompeo cũng đã nhắm vào những nỗ lực của Tàu cộng để thiết lập  những đòi hỏi về quyền lợi hàng hải ngay cả trong khu đặc quyền kinh tế của các nước khác, các khu vực mở rộng 200 dặm từ bờ ra biển khơi. Ông Pompeo nói trên thực tế Tàu cộng "không thể xác nhận một cách hợp pháp một đòi hỏi nào về chủ quyền hàng hải - bao gồm tất cả những đòi hỏi về các Vùng Đặc quyền Kinh tế (Exclusive Economic Zone - EEZ) từ rạn san hô Scarborough và quần đảo Trường Sa - như trường hợp của Philippines, Tòa án tìm thấy vùng đặc quyền kinh tế của Philippines nằm ngay trên thềm lục địa của họ."

Ông Pompeo cũng bác bỏ những lời tuyên bố chủ quyền của Tàu cộng đối với đảo đá ngầm Mischief Reef và bãi cạn Second Thomas Shoal - "cả hai đều nằm dưới chủ quyền và quyền tài phán của Philippines." - và nói rằng Tàu cộng "không có chủ quyền lãnh thổ hoặc hàng hải hợp pháp đối với (hoặc xuất phát từ) James Shoal , một đảo đá ngầm hoàn toàn chìm dưới nước chỉ cách Malaysia 50 hải lý và cách bờ biển Tàu cộng 1,000 hải lý."

Ngoài ra, Mỹ cũng "bãi bỏ mọi yêu sách hàng hải của Tàu cộng tại vùng biển xung quanh bãi Vanguard (ngoài khơi Việt Nam), Luconia Shoals (ngoài khơi Malaysia), vùng biển ở Khu Đặc quyền Kinh tế của Brunei và Natuna Besar (ngoài khơi Indonesia)."

"Bất kỳ hành động nào của Tàu cộng gây ra để quấy rối việc đánh cá hay tìm kiếm dầu hoả của các quốc gia trong vùng biển này - hoặc tự ý thực hiện các hoạt động đó một cách đơn phương - là bất hợp pháp", ông Pompeo nói.

Zack Cooper, một nhà nghiên cứu tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, nói với CNN rằng "đó thực sự là những điểm chính yếu của việc này".

"Hoa Kỳ tuyên bố ủng hộ chủ quyền của các quốc gia trong khu vực Biển Đông. Hiện nay, nếu Hoa Kỳ muốn đến hỗ trợ một đồng minh hoặc đối tác ở Biển Đông đang bị Tàu cộng chèn ép, thì bây giờ chúng tôi (Hoa Kỳ) có lý do pháp lý để nói rằng hành động của Tàu cộng là bất hợp pháp theo quan điểm của chúng tôi ..." Ông Pompeo giải thích rằng mặc dù trước đây, ông đã cho rằng đây là những hành động áp bức của Tàu cộng, không nói họ là bất hợp pháp, nhưng bây giờ ông thì ông có thể nói như thế.

Hình ảnh hai Hàng Không Mẫu Hạm USS Nimitz (CVN 68) và USS Ronald Reagan (CVN 76) cùng với hạm đội tấn công và với hai phi đội Air Wing 5 và Air Wing 17 đang cùng thực hiện cuộc tập trận ở vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương trong những ngày đầu tháng 7 vừa qua để phô trương lực lượng.

 

Giữa lúc căng thẳng đang gia tăng giữa hai quốc gia và sau khi Tàu cộng hoàn thành các cuộc tập trận hải quân ở vùng biển đang có sự tranh chấp chủ quyền, Hoa Kỳ đã điều động hai  Không Mẫu Hạm (HKMH) của Hải Quân tới Biển Đông.

Hoạt động dưới tên gọi là Lực lượng tấn công HKMH Nimitz (Nimitz Carrier Strike Force), hai HKMH của Hoa Kỳ, USS Nimitz và USS Ronald Reagan, "đã thực hiện một số các cuộc tập trận chiến thuật được thiết kế để tối đa hóa khả năng phòng không và mở rộng phạm vi tấn công hàng hải chính xác tầm xa từ máy bay của HKMH," Một tuyên bố của Hải quân Hoa Kỳ đã cho biết trong tuần trước.

Trung úy Sean Brophy, người phát ngôn của tàu USS Reagan cho biết đây là lần đầu tiên kể từ năm 2014 và là lần thứ hai kể từ năm 2001, hai HKMH của Mỹ đã hoạt động chung với nhau ở Biển Đông,

Bùi Phạm Thành (chuyển ngữ)


No comments: