Nguồn gốc của lễ Phục Sinh
Lễ Phục Sinh có nguồn gốc từ ngoại giáo nhưng tất nhiên cũng có nguồn gốc Kitô
giáo. Ta hãy nghiên cứu về lịch sử của lễ Phục Sinh-
Nguồn gốc của lễ Phục Sinh theo ngoại giáo
Đối với người ngoại
giáo, lễ Phục Sinh trước đây là lễ hội mùa xuân, sự trở lại của ánh sáng, sự ấm
áp, sự tái sinh của cây cối sau những tháng mùa đông dài.
Người ngoại giáo tin tuyệt đối vào các thiên thể. Họ tin rằng vị thần
của thiên nhiên mỗi năm được sinh ra và chết đi, và rằng vào mỗi lần được
sinh ra, cuộc đời của vị thần ấy hiện hữu rải rác trong cây cỏ
và hạt ngũ cốc làm thực phẩm cho thần.
Trời và đất, giống như
quả nho chui ra khỏi mặt đất, và nước biến thành rượu.
Đây là nét đặc biệt
của niềm tin ngoại giáo.
Nguồn gốc của lễ Phục Sinh theo
Thiên Chúa giáo
Người theo Thiên Chúa giáo cử hành kỷ niệm sự
phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Lễ Phục Sinh được tổ chức vào Chủ nhật đầu tiên
sau khi trăng tròn, vào mùa Xuân. Từ Phục sinh của các Kitô hữu có
nghĩa là "vượt qua" theo nghĩa là "Chúa Giêsu bị
đóng đinh đã sống lại." Lễ Phục sinh của Thiên Chúa giáo có
liên quan đến Lễ Vượt Qua của người Do Thái. Đối với người Do Thái, đó là cuộc
vượt qua Biển Đỏ của họ từ Ai Cập và đối với các Kitô hữu, từ
cái chết đến sự sống , mời gọi sự sống vĩnh cửu.
Lễ Vượt Qua của người Do Thái được
tổ chức hàng năm vào khoảng cuối tháng Ba / đầu tháng Tư. Nó cũng được gọi là
"Lễ Vượt Qua".
Người Do Thái kỷ niệm cuộc di cư của người
Hê-bơ-rơ (Hebreus) từ Ai Cập đến vùng đất hứa.
Đây cũng là thời điểm bắt đầu thu hoạch lúa mạch kéo dài 8 ngày, sau đó
là nhiều nghi thức và lễ hội theo phong tục.
Điều
gì xảy ra vào lễ Phục sinh?
Nhiều truyền thống và thánh lễ được cử hành trong Tuần Thánh, nhưng cũng được
thực hiện trước và trong Mùa Chay khi các Kitô hữu được mời cầu nguyện, ăn chay
và chia sẻ. Người Kitô hữu nói "Thiên Chúa
là người chăn chiên của chúng ta" và họ là con chiên.
Họ muốn làm theo lời của Ngài, nhưng đó không chỉ là vấn đề đức tin. Đó là một cách sống dạy họ phải giúp đỡ người khác, lắng nghe họ và chỉ đường cho họ.
Lễ Phục Sinh thời nay
Ngày nay, các Kitô hữu
vẫn ăn mừng lễ Phục Sinh. Ngay cả khi họ ít thường xuyên đi nhà thờ
hơn, các Kitô hữu vẫn hội họp với nhau nhân các nghi lễ lớn này. Phần
đông các gia đình vẫn theo truyền thống, nhưng không còn nhịn ăn vào Thứ Sáu
Tuần Thánh. (tùy theo mỗi gia đình)
Thứ Sáu Tuần Thánh là lễ kỷ niệm tôn giáo được các Kitô hữu
tổ chức vào thứ Sáu trước Chủ nhật Phục sinh. Đó là ngày kính nhớ Chúa
Giêsu Kitô bị đóng đinh và cái chết của Ngài. Việc này một phần của Lễ
Phục sinh Triduum (ba ngày phải tuân thủ), kéo dài từ Thứ Năm
Thánh (kỷ niệm Bữa ăn tối cuối cùng của Chúa Kitô với các môn đồ của mình)
đến kinh chiều tối Lễ Phục Sinh vào Chủ nhật.
Theo truyền thống Chính Thống giáo, ngày ấy
được gọi là "Thứ Sáu Vĩ Đại " hoặc "Thứ
Sáu Thánh và Vĩ Đại".
Trứng Phục Sinh
Quả trứng, một biểu tượng của sự hoàn hảo, được tổ chức vào mùa xuân vì nó có
liên quan đến cuộc sống và khả năng sinh sản mới: nó xuất hiện trong nhiều
truyền thuyết về nguồn gốc của thế giới. Vào thời điểm này, trong các chuồng
trại chăn nuôi, có rất nhiều trứng, nên trứng được biểu dương vào thời điểm
Phục sinh, cũng như một số loài động vật được biết đến về khả năng sinh sản của
chúng: gà, cá, thỏ rừng. Con cừu cũng là một biểu tượng trong Kinh thánh về sự
phát triển của đàn cừu.
Vào
buổi sáng Phục Sinh, trong các khu vườn, trẻ em tìm thấy trứng làm bằng sô cô
la hoặc đường , cũng như các món ăn khác có hình chuông, gà, thỏ, cừu,
cá ... và các con chiên thường cho rằng trứng được những chiếc chuông trở
về từ Rome hoặc thỏ rừng Phục sinh bí mật đặt trong đêm.
Những
đồ ngọt này đã thay thế trứng nhuộm hoặc trứng gà, biểu tượng của sự sống và
sự vĩnh cửu trên thế giới.
Thứ Hai Phục
Sinh, một ngày lễ ở Pháp, là biểu hiện của ngày thứ tám (trong toàn bộ
lễ tám ngày) kéo dài từ ngày lễ cho đến Chủ nhật Quasimodo.
· Chủ nhật Quasimodo là Chủ nhật đầu tiên sau lễ
Phục Sinh. Trong lịch phụng vụ, Chủ nhật này, "tiếp theo niềm vui về
sự phục sinh của Đấng Christ," được ghi nhận là "Chủ nhật thứ
hai của lễ Phục sinh." Tên Quasimodo được lấy từ chữ đầu tiên của lời cầu
nguyện phần mở đầu về Thánh lễ trong ngày, phần giới thiệu: Quasimodo
geniti infante (giống như những trẻ sơ sinh).
Chủ nhật này còn được gọi là "Lễ Phục sinh khép kín", "Lễ Phục
Sinh nhỏ" hoặc "Pâquettes- Tiny Easter "
Chuông Phục sinh
Vào thời điểm lễ Phục sinh, ngày nay chuông vẫn đóng một vài trò quan trọng
trên khắp nước Pháp. Sau bài thánh ca Gloria vào Thánh lễ Thứ Năm Tuần Thánh,
đêm trước cái chết của Chúa Giêsu Kitô trên thập tự giá, tiếng chuông im lặng
như một dấu hiệu của sự thương tiếc, để tang, cho đến Gloria của Lễ Canh Thức
Phục sinh. Theo truyền thống, chúng được cho là đến Rome để được ban phước
và đi tìm những quả trứng, sau đó chúng sẽ rãi trứng cùng khắp khi trở về khu
vườn. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Arnold Van Gennep tin rằng
niềm tin này xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ Mười Hai, và La Mã đã cấm không cho
rung chuông bằng kim loại.
Chú thỏ trong số các truyền thống Phục sinh nổi tiếng nhất
Nếu những chiếc chuông mang lại sôcôla cho một số truyền thống ở các nơi, thì
đối với những nơi khác, đó là thỏ rừng!
Ở các quốc gia Đông Âu, hoặc ở những nơi gần chúng tôi hơn, -miền Đông
nước Pháp-, chú thỏ Phục sinh mang trứng và các kẹo bánh khác đặt trống vườn.
Chú thỏ cũng là một biểu tượng của khả năng sinh sản và cuộc sống.
No comments:
Post a Comment