Khả năng Việt Nam thay Trung Quốc làm công
xưởng của thế giới đến đâu?
Thanh Trúc
2022.06.29
Khả năng Việt Nam thay Trung Quốc làm công xưởng của thế giới đến đâu?
Một
bài báo trên Business Standard mới
đây viết rằng ‘Việt Nam có khả năng thay thế Trung Quốc trở thành công xưởng
của thế giới trong tương lai.
Nguyên
nhân, theo mạng Business Standard, khi dịch bệnh tái phát mạnh tại các trung
tâm sản xuất của Trung Quốc như Quảng Đông và Thượng Hải thì chuỗi cung
ứng từ đất nước này ra thế giới bị gián đoạn.
Trong
khi đó, số liệu từ Việt Nam cho thấy kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,03% trong
Quý 1 năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021. Trung Quốc chỉ đạt mức tăng trưởng 4,8%
trong cùng kỳ so với Việt Nam.
Tiến
sĩ Trần Quang Thắng, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý TPHCM, cho rằng đúng
là nền kinh tế VN trong Quí 1 có nhiều điểm sáng nhưng cũng có nhiều nỗi lo, đó
là vấn đề giá xăng dầu tăng cao:
“Nhiều
chuỗi logistics bị ảnh hưởng hết,giá hàng hóa, giá thực phẩm đều tăng hết.
Ngoài ra còn vấn đề lụt lội gây ách tắc giao thông chưa khắc phục được.”
“Về
tăng trưởng thì đó là sự dịch chuyển của thế giới. Chúng ta thấy Ấn Độ cũng tẩy
chay Trung Quốc, nước Úc bây giờ cũng tẩy chay Trung Quốc, rồi một số tập đoàn lớn
của Mỹ cũng có kế hoạch rời TQ sang VN... Lượng đầu tư FDI cũng có xu hướng
tăng trưởng lên. Đời sống có những cái khó khăn nhưng xét về mặt kinh tế thì
cũng có nhiều cái phấn khởi.”
“Bên
cạnh đó còn có vấn đề về khắc phục tham nhũng làm cho một số các Bộ,
Ngành có dấu hiệu chững lại, tạm đình chỉ lại để xác minh để điều tra.
Những yếu tố đó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển thuận lợi cho kinh tế. TPHCM
có nhiều quan chức bị ảnh hưởng do những quyết định trong quá khứ, làm những
quan chức khác cũng dè dặt hết… Nghĩa là về vấn đề nhân sự đang phải có quá
trình chỉnh đốn lại. Hy vọng chỉnh đốn xong và nó thực sự lành mạnh thì phát
triển mới thực sự tốt”.
Những
biện pháp như vừa nói thể hiện quyết tâm làm trong sạch bộ máy Nhà nước và hàng
ngũ cán bộ công chức Chính phủ, vì thế một số công việc bị ách tắc trước mắt là
tình trạng có thể hiểu được. Thế nhưng bù lại, TS Trần Quang Thắng phân tích
tiếp, Việt Nam có được những điều có thể đáp ứng mong mỏi thay thế TQ làm công
xưởng của thế giới trong tương lai gần:
“Việt
Nam có nhiều điểm sáng về xuất khẩu, các thị trường nước ngoài cũng sẵn sàng ưu
ái VN hơn, ngay cả tập đoàn Apple cũng dự định vào làm ăn ở Việt Nam.”
“Bài
toán bây giờ là phải chú trọng đến sự phát triển hài hòa giữa công và tư, cũng
như sự cam kết rất nghiêm túc về cải cách hành chánh, tạo thuận lợi cho nhà đầu
tư phát triển. Vấn đề phân quyền, phân cấp và ủy quyền phải được đẩy mạnh trong
thời gian tới”.
Theo
thẩm định của mạng Business Standard, vào khi thế giới đặt câu hỏi làm sao bớt
ràng buộc vào Trung Quốc về logistics cũng như chuỗi cung ứng nhiều mặt hàng
thiết yếu. Việt Nam được nhiều nước chú ý đến nhờ khả năng chống chọi
dịch bệnh, cơ hội nhà đất lớn hơn trong lúc giá công nhân và giá chi phí
vận hành nhà máy hay kho bãi tương đối rẻ hơn.
Và
để trở thành công xưởng của thế giới trong tương lai gần, bài toán thứ hai, mà
VN nói đến từ lâu nhưng chưa hoàn chỉnh, là nguồn nhân lực và lao động. Theo
viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý TPHCM Trần Quang Thắng, giá nhân công ở VN
hiện vẫn còn rất thấp so với TQ:
“Để
nâng cao tay nghề thì phải có đầu tư. Đầu tư ở đây là tạo môi trường làm
việc,nâng cao công cụ máy móc thiết bị, mở rộng hợp tác nước ngoài để có những
công xưởng đào tạo công nhân, tức là góp phần hỗ trợ đào tạo cho công nhân VN”
“Ở
đây tính chuyên nghiệp phải là thế mạnh, chúng ta gọi thế mạnh đó như là
thương hiệu của một quốc gia, bao gồm văn hóa, công nghệ đặc sắc, kỹ năng
chuyên nghiệp của người lao động, tạo được sự tín nhiệm và tin tưởng từ khách
hàng.”
“Những
cái đó đóng góp vào bề ngầm của tảng băng, chứ còn giá nhân công rẻ chỉ là bề
nổi của tảng băng thôi. Nhân công rẻ mà để thất thoát, làm không có hiệu suất
thì chắc chắn không ai chọn Việt Nam. Cho nên đó là bài toán mà Việt Nam phải
cân nhắc, tạo điều kiện cho công nhân ổn định cuộc sống và có mọi điều kiện để
nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Người Việt Nam chắc chắn là thông minh, nhưng môi
trường ứng xử và môi trường văn hóa phải điều chỉnh lại để có thể bắt nhịp
chung với cộng đồng chuyên nghiệp của thế giới”.
Hình minh họa: Công nhân làm việc ở nhà máy Maxport ở Hà Nội hôm
21/9/2021. AFP
Tiến
sĩ Khương Hữu Lộc, Giám đốc tài chính CFO cho một số tập đoàn lớn ở Hoa Kỳ,
hiện đang giảng dạy chương trình MBA thạc sĩ quản trị và kinh doanh cho một số
đại học Mỹ, đưa ra cái nhìn ông cho là nghiêm túc và thực tiễn hơn.
Theo
ông, dù như kinh tế Việt Nam quí đầu 2022 tăng trưởng 5,03% tức hơn cùng kỳ
2021, và hơn cả Trung Quốc với 4,8% trong cùng thời gian, nhưng đây chỉ là
những số liệu có tính giai đoạn, tạm thời do ảnh hưởng dịch bệnh, lại càng
không thể dựa vào đó để cho rằng một đất nước 100 triệu dân có thể thay thế một
quốc gia 1,4 tỷ dân trong vai trò công xưởng của thế giới một ngày gần đây:
“Việt
Nam sau thời kỳ Hà Nội, Sài Gòn và các vùng phụ cận đủ thứ bị đóng của thì con
số hoàn toàn khác vì lúc đó kinh tế bị tê liệt. Nhờ sự cứu vãn của Hoa Kỳ và Âu
Châu và nhờ Việt Nam chích ngừa rất chuẩn, nhưng so sánh quí 1 của hai quốc gia
là không đúng vì Bắc Kinh, Thượng Hải rồi Quảng Đông của Trung Quốc bị Omicron
hoành hành nhiều hơn, cho nên kinh tế của họ chỉ tăng 4,8 so với VN là 5,03%.
Cái này chỉ là tạm thời thôi, đó là điểm thứ nhất.”
“Điểm
thứ nhì, khi nói Việt Nam làm chuỗi cung ứng sản xuất cho thế giới thay thế
Trung Quốc thì ít lắm 10 hay 20 năm nữa cũng chưa được. Chúng ta nên nhớ dân số
Việt Nam là 100 triệu người, còn dân số Trung Quốc 1,4 tỷ người, là 14, 15 lần
cao hơn Việt Nam. Mặc dù sau khi bị ‘thương chiến’ với Hoa Kỳ, bị vạch rõ là
một quốc gia ăn cắp công nghệ, xâm chiếm thị trường, lũng đoạn tiền tệ… nhưng
nên nhớ chuỗi cung từ một quốc gia 1,4 tỷ người với hạ tầng cơ sở, hệ thống
chuyên chở cho tới hệ thống sub-contractor (thầu phụ) đều đi theo dây chuyền”.
Trong
khi đó, kinh tế gia giải thích tiếp, Việt Nam với lãnh thổ nhỏ hơn, hạ
tầng cơ sở và hệ thống vận chuyển yếu kém hơn, thì một quốc gia 100 triệu người
mà thế chỗ một quốc gia 1,4 tỷ người là điều không thực tế:
“Nếu
nói Ấn Độ và Việt Nam là hai xứ chuyển hướng để thay thế Trung Quốc thì thực tế
hơn. Việt Nam có ưu điểm là trong 100 triệu dân thì trên 60% là người dưới 40
tuổi. Khuyết điểm của Trung Quốc là dân số mất cân bằng và bị lão hóa. Đã có
tiên đoán trong vòng 10 đến 15 năm nữa trên 60% người TQ là trên 60 tuổi.”
“So
với các nước Đông Nam Á và Trung Quốc thì số người Việt Nam đi học cán sự hay
đại học rất nhiều. Về đường ngắn thì 7 - 10 năm nữa Việt Nam và Ấn Độ mới
có thể thay thế Trung Quốc"
Tóm
lại, chuyện Việt Nam có thể thay Trung Quốc làm công xưởng cho thế giới không
thể xảy ra một sớm một chiều. Có chăng là, tiến sĩ Khương Hữu Lộc khẳng định
tiếp, một nước có dân số ngang ngửa Trung Quốc như Ấn Độ đi cùng với Việt
Nam thì may ra:
“Việt
Nam có thể lấy đi từ Trung Quốc 10, 15 hay 20% như đã thấy như Apple, Samsung
và bao nhiêu hãng xưởng khác đã rời Trung Quốc.”
“Công
nhân Việt Nam có tài năng, lương công nhân Việt Nam rẻ so với Trung Quốc, nhưng
nên nhớ chúng ta chỉ có 100 triệu so với dân số 1,4 đã mọc rể từ hệ thống đường
xá, chuỗi cung cho đến tất cả. Giá sản phẩm Trung Quốc lại rẻ dù không tốt,
nhưng lâu dần người ta thành ‘nghiện’ không rời những đồ rẻ đó được”.
Đó
là lý do Việt Nam chỉ nên hy vọng một ngày nào đó có thể thay thế mươi, mười
lăm phần trăm chuỗi cung ứng cho thế giới chứ không thể thay thế toàn bộ công
xưởng của thế giới đã bén rễ ăn sâu trong tâm thức và cuộc sống của một Trung
Quốc đông dân luôn khát công ăn việc làm, là kết luận của
tiến sĩ Khương Hữu Lộc.
No comments:
Post a Comment