Wednesday, June 1, 2022

NGHIỆP-DUYÊN, NHÂN-QUẢ "NHÌ NHẰNG" (NHH)

 


Nghiệp-Duyên, Nhân-Quả "nhì nhằng"

 

Đến tuổi này, tìm hiểu, suy nghĩ về Đạo Phật và những tương quan

trong cuộc đời luôn luôn thú vị, nên tôi gửi chuyện này để chia sẻ

với các bạn về câu chuyện 'Nghiệp-Duyên, Nhân-Quả nhì nhằng".


Tuy câu chuyện không đến nỗi thành một điều ám ảnh, nhưng hệ

quả của nó lại theo đuổi tôi từ rất nhiều năm nay:


"Cuối cùng của mọi sự việc xảy ra, tôi luôn luôn biến thành "nạn

nhân", dù chẳng hiểu mình đã làm điều gì sai. ?!"

Vì chuyện khá nhiều chi tiết, để cho dễ nhớ, tôi xin liệt kê trước tên

3 nhân vật chính trong câu chuyện:


1- Trung : anh bạn tôi (tạm gọi như vậy vì anh ta là người Huế.)

2- Cháu Lan : con gái nuôi của một bà chị họ tôi. cũng là vợ của

Trung.

3- Michael : con trai của 2 người này


***


1-/ Trung :


Năm 1967, tôi thuê một căn gác trọ gần trường Y Khoa, để tiện việc

học hành. Một hôm (do lời gửi gắm của một người bạn quen sơ sơ

trong lần đi cứu trợ Nạn Lụt Miền Trung), anh chàng Trung này vừa

đỗ Tú Tài 2 ở Huế, vào Sài gòn học Đại Học Khoa Học, đã tìm đến

tôi xin ở chung vì "lạ nước, lạ cái", mong tôi hướng dẫn.


Tôi đồng ý ngay vì đã có lời giới thiệu vả lại Trung là một thanh niên

dễ mến, đẹp trai, ăn nói nhỏ nhẹ, rất có duyên.

Sau 6 tháng ở chung nhà trọ, tôi vẫn rất quý mến Trung, xem như

một người em vì cách đối xử rất lễ độ. Tôi chỉ nhận thấy một khuyết

điểm duy nhất là cậu này thường ... hay "quên" góp tiền trả tiền nhà,

kể cả tiền mua báo để đọc truyện Kim Dung, (như lời hứa lúc ban

đầu) dù tôi biết gia đình cậu ấy vẫn gửi tiền chu cấp đều đặn.

Nhưng tôi không xem đó là điều quan trọng vì mỗi ngày 8 giờ sáng

đã ra khỏi nhà chỉ về căn nhà trọ vào 8 giờ tối, xem lại bài vở một

chút rồi ngủ. Thêm người hay không, vẫn chỉ trả bằng ấy tiền nhà mà

lại có một người bạn nói chuyện rất duyên dáng bên cạnh càng vui.


Ngày 23 tháng Chạp Âm Lịch, 7 ngày trước tết Mậu Thân, tôi nghỉ

học về nhà ăn Tết với gia đình, Trung cũng theo tôi về ở tạm một đêm

để nhờ tôi sáng hôm sau chở ra Phi Trường Tân Sơn Nhất về Huế.

Tối hôm đó, sẵn không khí ngày Tết đến và trong túi có chút tiền tôi

rủ Trung đi nhậu. Chẳng may say quá, hôm sau cà 2 đều dạy trễ, ra

tới phi trường thì đã hụt chuyến bay, tôi đành giữ Trung ở nhà ăn Tết

với gia đình mình.


Suốt 7 ngày trước Tết Mậu Thân cậu ta cứ oán trách tôi:

  • Anh hại tôi rồi ! Vì đây là cái tết đầu tiên gia đình tôi có đủ 6

  • người (Bố, Mẹ, anh trai, chị gái và em gái) được sum họp đầy

  • đủ.

Đùng một cái, khoảng 2 tuần lễ sau tết, tin dữ bay vào: cả gia đình

anh ta gồm 5 người đã bị việt cộng giết chết hết. Suy nghĩ đầu tiên

của tôi (dù không dám nói ra) là: nhờ một chút tiền và mấy ly rượu

đã cứu mạng anh ta.

Nhưng Trung lại oán hận tôi hơn:

"Lỗi tại Anh là người gây cho tôi cảnh thà chết còn hơn sống"

Tôi thông cảm lời kết án này và cũng chẳng biết làm gì để chuộc lỗi

nên 1 tháng sau, khi tình hình Huế đã tạm yên đã cùng bay ra Huế

giúp anh ta hỏa táng hài cốt cả gia đình rồi mang vào chùa.


2-/ Cháu Lan: 


Mang mặc cảm tự nhiên "gây họa" cho một người trở thành tứ cố vô

thân, không nơi nương tựa, và bản thân đang đi học cũng không đủ

sức cưu mang anh ta, nên tôi đã dẫn Trung đến nhà bà chị họ, lớn hơn

tôi nhiều tuổi, nhờ bà cho Trung tá túc.

Bà chị này giàu có, góa chồng từ ngày còn trẻ sống thủ tiết thờ chồng

và "tu tại gia", vui vẻ nhận lời vì rất quý mến tôi. Cháu Lan, sống với

bà là một đứa bé mồ côi mà chị tôi nhận nuôi, xem như con gái ruột.

Lúc đó cháu Lan còn nhỏ mới khoảng 12, 13 tuổi, chị tôi cứ gọi đùa

là "Con Đẹt" vì cơ thể cháu chưa phát triển vẫn là một đứa trẻ con.

Cháu Lan gọi tôi bằng cậu xưng con, và dĩ nhiên gọi Trung bằng chú,

xưng cháu.


Nhờ sự độ lượng của chị tôi, Trung tự nhiên có chỗ ăn ở, học hành tử

tế. Anh ta học cũng có vẻ tà tà thôi, chứ không học sống chết như bọn

mình vì nếu thi rớt sẽ phải nhập ngũ, nhờ Trung được hưởng chính

sách "miễn dịch vĩnh viễn," do là người duy nhất còn sống sót  trong

một gia đình bị cộng sản thảm sát. Nhưng nhờ bàn tính thông minh

nên 4 năm sau Trung cũng lấy được bằng Cử Nhân Sinh-Lý-Hóa

(Biology-Physics-Chemistry) và sau đó kiếm được chỗ dạy học tại

một Trường Trung Học ở Cà-Mau (1973).


Nhưng câu chuyện không có 'Happy Ending' như thế.


Một ngày khoảng giữa năm 1973, khi tôi đang đóng quân ở Sa-Đéc

thì  cháu Lan, lúc đó mới 17 tuổi, bế một đứa bé xuống nhờ tôi đi tìm

Trung (bố thằng bé) vì sau nghe tin cháu có bầu, cậu ta ... trốn mất.

Thương đứa bé mồ côi, tôi đành phải về tận Cà-Mau tìm cho bằng

được Trung, vừa thuyết phục, vừa đe dọa buộc anh ta về Sài gòn làm

đám cưới.

Có lẽ thấy tôi 'súng ống đầy người' và biết tính tính nóng nảy của tôi,

Trung đã về Saigon sau khi ra điều kiện là sau ngày cưới sẽ giữ

nguyên tình trạng cũ tức là bà chị họ của tôi vẫn nuôi vợ và con cậu

ta.


Tôi được ... 'hưởng lợi' rất nhiều trong cuộc "vạn-lý-trường-chinh-đi

tìm chồng cho cháu gái" năm 1973:

  •  Lên chức rất nhanh (nhanh hơn lên lon nhiều) vì chỉ trong vài

  • ngày, một thằng "bạn" vẫn gọi tôi là anh xưng em nay phải gọi

  • mình bằng Chú xưng Cháu ngọt sớt.

  • Chỉ 2 tuần lễ ở Cà-Mau tôi đã bị sốt rét mà hậu quả thỉnh thoảng

  • còn kéo tới ngày hôm nay, những khi trái gió trở trời.

  • Nhưng quan trọng hơn cả là tôi rất ngại ngùng mỗi khi gập bà

  • chị họ, trước đó rất thương yêu mình, dù là bà chỉ trách nhẹ

  • nhàng; "Em ơi, em tuy có lòng tốt đấy nhưng lại kém mắt nhìn

  • người"

Câu chuyện cũng kể như tạm qua, dù sau đám cưới, cả năm Trung

chỉ về thăm vợ con đúng một lần, thì lại xảy ra biến cố 30 tháng 4,

1975. Trung cưới vội cô con gái của một ông chủ vựa nước mắm,

nhà có sẵn tàu đánh cá, bỏ mặc vợ con, theo gia đình cô vợ mới chạy

sang Mỹ.

Tôi kẹt lại Saigon nên cũng không biết thêm tin tức gì về cậu ta.


Khoảng những năm đầu 90's, cả gia đình tôi và gia đình bà chị họ

đều được bảo lãnh sang Mỹ.  Vì thương đứa bé chưa bao giờ biết mặt

cha nên tôi cũng có ý định đi tìm cậu ta, nhưng lúc đó phương tiện

eo hẹp nên chẳng biết đâu mà mò, chỉ ... "nghe đồn" là mấy gia đình

đánh cá theo các Cha trong họ Đạo ở bên New Orleans bây giờ đều

rất khá giả !

Hơn nữa mỗi khi bàn chuyện, 2 cậu cháu cứ phải "lén lén, lút lút",

(rất không hợp với bản tính của tôi,) do bà chị họ tôi không bao giờ

muốn gặp mặt thằng con rể ... vài ngày nhưng lại gây họa cho bà

không biết bao nhiêu năm.

Đến năm 1996, thì tôi tìm được chính xác ...'địa chỉ' của anh ta ở

"Nhà Tù Liên Bang" do phạm luật "Three Strikes Out" (có lẽ vì buôn

drugs !). Tôi cảm thấy nhẹ nhõm vì từ nay đã hết người và hết chỗ để

tìm !

Bà chị tôi mất năm 2003 vì End stage renal disease (polycystic

kidney).


3-/ Michael:


Cháu gọi tôi bằng "Ông", hiện đã là Family Doctor, nhờ được mẹ tuy

làm việc may vá vất vả nhưng nuôi nấng dạy dỗ rất đàng hoàng.

Tôi đã kể toàn bộ câu chuyện cho cháu nghe và có hỏi cháu còn ý

định đi tìm bố cháu nữa không ? Cháu trả lời rất dứt khoát: "Ông ơi,

cháu tìm người ấy để làm gì? Bây giờ hạnh phúc của cháu là phụng

dưỡng mẹ cháu."

Các bạn thân mến,

Câu chuyện "Nghiệp-Duyên-Nhân-Quả nhì nhằng" đáng lẽ ra chấm

dứt ở đây được rồi, nếu 2 tháng trước tôi không nhận được một cú

điện thoại từ một người bạn rất thân còn sống tại Việt Nam:

"Hùng ơi, thằng Trung em mày đã được thả sau 20 năm, hiện nó sống

ở Việt Nam rất gần nhà tao. Mỗi khi uống rượu say, nó vẫn oán hận ...

mày là nguyên nhân gây ra mọi đau khổ trong đời nó !"


Xin hỏi:

"Trong cái nhìn của Nhà Phật, tôi đã hết duyên nợ với ông này

chưa ?"


Thân

NHH


No comments: